Coi trọng công tác tổ chức và bồi dưỡng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN (Trang 62)

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết

3.2.1.Coi trọng công tác tổ chức và bồi dưỡng cán bộ tín dụng

e) Hình thức tổ chức, kết cấu giữa các phòng ban: Các bộ phận

3.2.1.Coi trọng công tác tổ chức và bồi dưỡng cán bộ tín dụng

Kết quả hoạt động cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên, đại đa số cán bộ cnv có trình độ đại học và cao đẳng, có kinh nhiệm thực tiễn trong lĩnh vực Ngân hàng. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đối tượng Khách hàng là DNVVN là đối tượng Khách hàng mới và có nhiều tiềm năng trong tương lai thì việc cán bộ tín dụng luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức tổng hợp một cách thường xuyên là đòi hỏi hết sức khách quan và chính đáng.

Mỗi cán bộ tín dụng giỏi không chỉ thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ tín dụng mà còn nắm bắt được những thông tin về dịch vụ, các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng để có thể tư vấn cho Khách

hàng về sử dụng có hiệu quả nhất đồng vốn của mình, những vấn đề liên quan tới lập và xây dựng các dự án, các phương án kinh doanh khả thi.

Trong các năm qua, chi nhánh đã có nhiều thay đổi về nhân sự, công tác tư tưởng đã được làm rất tốt, đã tổ chức cho cán bộ tham mưu có hiệu quả cho ban lãnh đạo chọn lựa, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo các phòng ban nghiệp vụ đảm bảo tính thừa kế theo hướng trẻ hoá, song vẫn đảm bảo yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực và trí tuệ. Kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Nhờ chú trọng làm tốt công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có, kết hợp với rà xoát, sàng lọc, bố trí đúng người đúng việc nên đã phát huy cao nhất năng lực công tác, trí tuệ của mỗi cá nhân ở mọi vị trí công tác.

Đặc biệt về lĩnh vực tín dụng, Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên cũng nên tổ chức xếp loại cán bộ công nhân viên theo các loại a, b..., để một mặt khuyến khích các cán bộ tín dụng nâng cao doanh số cho vay, đảm bảo chất lượng tín dụng và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, mặt khác hạn chế các rủi ro tín dụng như nợ quá hạn, nợ khó đòi để nâng cao chất lượng tín dụng.

Chi nhánh cũng nên thường xuyên tổ chức hơn nữa các cuộc tổng kết giao ban, trao đổi kinh nhiệm, cùng bàn bạc giữa các cán bộ tín dụng trong sở cũng như trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam để bổ xung, tạo điều kiện cho họ học hỏi kinh nhiệm thành công và hạn chế những tồn tại yếu kém.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN (Trang 62)