Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng 1 Các nhân tố chủ quan, thuộc về Ngân hàng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN (Trang 32)

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng 1 Các nhân tố chủ quan, thuộc về Ngân hàng

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan, thuộc về Ngân hàng

+ Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một Ngân hàng, trở thành hướng dẫn cho cán bộ tín dụng và các nhân viên Ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung cho hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

Toàn bộ các vấn đề có liên quan tới cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề do đó việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, từ đó đạt chất lượng tín dụng cao nhất.

Với một chính sách tín dụng đối với DNVVN hợp lý, các NHTM có thể vừa thể hiện được vai trò của mỉnh trong việc cung cấp đồng vốn cho các doanh nghiệp nay, và mang lại doanh thu lớn cho ngân hàng từ hoạt động cho vay đó, mặt khác lại có thể quản lý được các hiện tượng nợ xấu, hạn chế rủi ro về tín dụng.

+ Chất lượng thẩm định:

nghiên cứu mọi mặt tình hình của Khách hàng trên cơ sở đó sẽ ra quyết định về việc cho vay của Ngân hàng.

Mục đích của thẩm định dự án là giúp cho Ngân hàng rút ra các kết luận chính xác có nên cho Khách hàng đó vay hay không, dựa vào hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ Ngân hàng của DN. cũng từ quá trình thẩm định, Ngân hàng có thể tư vấn cho nhà đầu tư, đồng thời xác định số tiền, thời hạn, định mức trả lãi và gốc hợp lý tạo điều kiện cho Khách hàng hoạt động một cách có hiệu quả, việc thẩm định nếu được thực hiện đúng với trình tự, nội dung đầy đủ và chính xác thì sẽ giảm thiểu được rủi ro đối với Ngân hàng, tù đó chất lượng tín dụng của Ngân hàng được nâng cao và ngược lại.

+ Công tác tổ chức NH:

Công tác tổ chức tác động một phần không nhỏ đến chất lượng tín dụng, công tác này thực hiện tốt được thể hiện bằng việc tổ chức khoa học trong việc phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự thống nhất đoàn kết nhất trí từ ban lãnh đạo tới cán bộ nhân viên tín dụng, đảm bảo đúng người, đúng việc đề phát huy sở trường và khả năng của từng cán bộ.

+ Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng, những thông tin chính xác về Khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng dễ dàng trong việc ra quyết định cho vay, đồn thời cũng thuận tiện cho Ngân hàng trong

quá trình kiểm tra giám sát cho các khoản cho vay.

Việc xây dụng một hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh và nhiều nguồn cung cấp thông tin thông tin, cùng với việc đào tạo cán cộ có đủ năng lực chon lọc và sử lý thông tin thông tin kịp thời là một trong những điều kiện quyết định tới sự thành công trong công tác kinh doanh và thực hiện hoạt động tín dụng của Ngân hàng, bởi lẽ thông tin chính xác sẽ hạn chế thấp nhất mức rủi ro, chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao.

+ Những vấn đề về kiểm tra, kiểm soát:

Trong hoạt động tín dụng, khâu kiểm tra kiểm soát nên được thực hiện đối với cả Khách hàng lẫn Ngân hàng:

- Đối với Khách hàng: Kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng, từ đó Ngân hàng nhắm được đúng đối tượng, mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay.

- Đối với NH: Kiểm tra và kiểm soát trong quy trình thực hiện cho vay, quy trình quản lý vốn vay…

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w