- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan.
Các nhân tố khách quan có thể từ phía khách hàng, tức là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc từ ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô.
1.2.3.2.1.Các nhân tố thuộc về Khách hàng (là các DN)
+ Phương án sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp vay vốn.
quyết định cho vay, quy mô tín dụng sẽ được mở rộng. Đây còn là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng món vay, quy mô tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng, bởi dự án có khả thi thì trong quá trình sản xuất kinh doanh mới thể sinh lãi vá trả nợ cho Ngân hàng.
+ Năng lực tài chính của DN.
Năng lực tài chính của Doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có, hệ số nợ, khả năng thanh toán (thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành), khả năng sinh lãi. tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trả nợ của Doanh nghiệp càng cao. tuy nhiên để các Ngân hàng có thể đánh giá được khả năng này của Doanh nghiệp thì báo cáo tài chính của Doanh nghiệp phải đầy đủ, trung thực và đáng tin tưởng nhất là phải có xác nhận của kiểm toán.
+ Trình độ quản lý, lao động của DN.
Khi xem xét triển vọng kinh doanh của Doanh nghiệp cần xuất phát từ yếu tố con người. năng động trong kinh doanh, thay đổi chiến lược khi môi trường kinh doanh thay đổi, đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹ thuật làm năng suất lao động tăng lên… đều sẽ làm tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng, chất lượng khoản vay được đảm bảo.
+ Đạo đức kinh doanh của DN.
Đạo đức kinh doanh của Doanh nghiệp được thể hiện ở việc Doanh nghiệp trung thực, sử dụng vốn đúng mục đích, và có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng. Chính điều này tạo được án tượng tốt cho cán bộ tín dụng và
khi Doanh nghiệp này cần sự giúp đỡ để khắc phục khó khăn thiếu vốn trước mắt, cán bộ tín dụng có thể dựa vào mối quan hệ tốt đẹp và thiện chí của mình đối với Doanh nghiệp để cho Khách hàng vay vốn.
1.2.3.2.2..Các nhân tố thuộc về môi trường khách quan
+ Môi trường kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Môi trường kinh tế phù hợp và phát triển có thể tạo ra thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Một môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô, chất lượng hoạt động tín dụng được nâng lên không ngừng.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò can thiệp điều tiết của chính phủ tạo môi trường kinh tế lớn cho nó trực tiếp hay gián tiếp tác động tới các Doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng, nó ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và ảnh hưởng tới việc trả nợ. Do đó, Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì công việc không thể không làm tốt là công tác dự báo và khả năng thích nghi nhanh với những sự biến động của chính sách vĩ mô.
+ Môi trường pháp lý.
Hoạt động tín dụng Ngân hàng cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, đều phải thực hiện trên cơ sở các diều khoản của pháp luật quy định. chính vè vậy, pháp luật của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. Pháp luật có những quy định
về hoạt động tín dụng, bắt buộc mọi chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng phải tuân thủ, thực hiện tốt nghĩa vụ và được bảo vệ quyền lợi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của NHTM và dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Môi trường chính trị - xã hội.
Môi trường Chính trị – Xã hội ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và Ngân hàng cũng có thể mạnh dạn tăng cường đáp ứng nhu cầu vốn đó. Còn đối với Doanh nghiệp thì có điều kiện sản xuất kinh doanh lâu dài và ổn định, hiệu quả kinh doanh không ngừng tăng lên.