Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Hàng hải, chi nhánh Long Biên (Trang 60)

2: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan

1. Mỗi vùng miền, địa phương thì có những điều kiện tự nhiên cũng như con người khác nhau nên Chính phủ cần bám sát, tìm hiểu thực tế điều kiện từng vùng miền, để có những kế hoạch định hướng phát triển kinh tế chuyên sâu cho địa phương đó, tránh phải trường hợp đầu tư tràn lan, dàn trải gây nên sự

lãng phí về vốn và nhân lực, cũng như khả năng thu hồn vốn, mang lại lợi ích kinh tế sau này.

2. Nhà nước nên có chính sách tạo nguồn vốn lâu dài cho nền kinh tế phát triển ổn định. Lãi suất ngân hàng cần sớm được xã hội hoá và được ổn định, thị trường hoá tính toán trên cơ sở các yếu tố liên quan như tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ lệ lạm phát luôn được khống chế trong mức cho phép của nền kinh tế và quan hệ cung cầu trên thị trường, tránh tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu, gây nên sự thất thoát và lãng phí. Đồng thời, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích người dân gửi tiết kiệm, người sản xuất yên tâm đầu tư và phát triển.

3. Nhà nước cần có chính sách tốt nhằm minh bạch tài chính, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài và ổn định. Nhà nước cần rà soát lại tình hình kinh doanh cũng như quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả chưa cao cần có biện pháp hỗ trợ hoặc cổ phần hóa nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong khi kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp yếu kém thì có thể cho phá sản hoặc giải thể.

4. Nhà nước cần xem xét và chấn chỉnh lại các khâu trong việc ban hành các văn bản pháp quy: các luật doanh nghiệp, định chế ngân hàng, các văn bản hướng dẫn…. nhằm tạo điều kiện cho hoạt động và hàng lang pháp lý cho NHTM.

5. Do hiện nay có rất nhiều NHTM hoạt động cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng nên một số NHTM đã bỏ qua hoặc buông lỏng một số bước trong khâu thẩm định cũng như quyết định cho vay, điều này làm tăng rủi ro cho chính Ngân hàng, hiệu quả cho vay kém chất lượng. Vì vậy, Chính phủ, NHNN cần tăng cường thanh tra, kiểm soát hoạt động tại các NHTM: huy động vốn,

hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư…..nhằm hạn chế các sai phạm cũng như có những biện pháp xử phạt kịp thời khi phát hiện sai phạm của các NHTM.

6. Chính phủ, các bộ ngành cần có chính sách xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi của các doanh nghiệp do nguyên nhân khách quan như lũ lụt, thiên tai…. cần tạo nguồn cho các ngân hàng bù đắp các khoản nợ khoanh, để xoá nợ. Ngoài ra, có thể thành lập các công ty mua bán nợ để xử lý các khoản nợ, khai thác và quản lý các tài sản bảo đảm tồn đọng.

7. Nhà nước và các bộ ngành liên quan cần có những hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại vào hoạt động của các NHTM nhằm nâng cao năng lực quản lý cũng như hạn chế những rủi ro cho ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động tốt hơn, nhanh chóng hội nhập với quốc tế.

8. Ngân hàng có thể phối hợp với các bộ ngành xây dựng trung tâm chuyên thu thập các thông tin về doanh nghiệp, về thị trường, về chính sách, luật pháp của nhà nước …..để cung cấp nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy và kịp thời cho ngân hàng giúp nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Hàng hải, chi nhánh Long Biên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w