II. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚC
2. Thực trạng về tình hình huy động vốn ở công ty TNHH Hưng Phúc
2.1 Các nguồn tài trợ của công ty
2.1.1 Huy động vốn chủ sở hữu.
Là công ty mới thành lập nguồn vốn chủ sở hữu chưa thật cao năm 2005 vốn điều lệ của công ty là 4 tỷ đồng và tăng lên 5 tỷ đồng năm 2006, 7 tỷ đồng năm 2007 và đã tăng lên 10 tỷ đồng năm 2008. Như vậy vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng qua các năm.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Hưng Phúc
Đơn vị: 1000 đồng
Năm Số lượng vốn Phần vốn tăng lên
thêm thêm
2005 4.000.000
2006 5.000.000 1.000.000 25
2007 6.500.000 1.500.000 30
2008 8.800.000 2.300.000 35.38
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm cả phần vốn của ban giám đốc công ty và phần vốn của Trung Ương hội người cao tuổi Việt Nam tham gia góp vốn.
2.1.2 Nguồn vốn vay
Trong nguồn vốn vay của công ty thì số vốn vay chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại cổ phần cũng như các ngân hàng thương mại nhà nước.
Tỷ trọng vốn tín dụng và vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính %
Năm Tỷ trọng vốn chủ sở hữu Tỷ trọng vốn tín dụng
2005 72.73 27.27
2006 62.5 37.5
2007 56.52 43.48
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Số liệu về nguồn vốn tín dụng của công ty được phản ánh cụ thể trong bảng số liệu sau:
Nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp
Đơn vị tính 1000 đồng
Năm Tín dụng ngắn hạn Tín dụng dài hạn
2005 800.000
2006 1.000.000 2.000.000
2007 1.500.000 3.5000.000
Nguồn: Phòng kế toán tài chính 2.1.3 Lợi nhuận giữ lại
Hàng trên hàng năm công ty còn được bổ sung bằng nguồn lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn này không nhiều nhưng cũng tạo thêm cho công ty một phần vốn trong kinh doanh không phải nhỏ. Năm 2006 lợi nhuận công ty để lại cho hoạt động kinh doanh là 140 triệu động và năm 2007 là 190 triệu đồng.
2.1.4 Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác
Ngoài những nguồn vốn kể trên nguồn vồn của công ty còn được tài trợ bởi các nguồn tài trợ ngắn hạn khác nhưng nguồn vốn tương đối thấp nhưng cũng phần nào giúp công ty giải quyết một phần nhu cầu vốn ngắn hạn:
- Các khoản thuế phải nộp cho nhà nước nhưng chưa nộp (thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp )
- Các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến hạn phải trả - Các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ
2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Để xem xét về cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp ta sẽ xem xét đến bản cân đối kế toán của doanh nghiệp trong hai năm 2006 và 2007. Từ đó chúng ta sẽ có số liệu tổng quát hơn về tính hình hoạt động của công ty.
Đơn vị 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng A. Tài sản I. Tài sản lưu động 3.458.000 41.37% 4.261.000 34.8% 1. Vốn bằng tiền 1.397.000 1.121.000 2. Phải thu 598.000 968.000 2. Hàng tồn kho 1.463.000 2.172.000 II. Tài sản cố định 4.900.000 58.63% 7.985.000 65.2% Cộng tài sản 8.358.000 12.246.000 B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 3.358.000 40.18% 5.746.000 46.92% 1. Nợ phải trả 358.000 746.000 2. Nợ dài hạn 3.000.000 5.000.000
II. Vốn chủ sở hữu 5.000.000 59.82% 6.500.000 53.08%
Cộng nguồn vốn 8.358.000 12.246.000
Nguồn: phòng kế toán tài chính
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong nguồn vốn kinh doanh.. Chúng sa sẽ xem sét cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tron hai năm 2006 và 2007.
Bảng thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Hệ số nợ 0.4 0.47
Hệ số vốn chủ sở hữu 0.6 0.53
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0.71 0.88
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy hệ số nợ trong năm 2007 đã tăng lên so với năm 2006 chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng nhiều vốn vay hơn. Và so với vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn vay nợ của công ty cũng tăng đáng kể từ 0.71 lên đến 0.88. Việc sử dụng nợ vay chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính thể hiện việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Công ty TNHH Hưng Phúc theo số liệu trờn thỡ hệ số nợ của công ty còn
thấp (0.4 năm 2006 và 0.47 năm 2007) điều đó chứng tỏ mức độ đòn bẩy tài chính của công ty chưa cao, bởi doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại.
2.3 Chi phí vốn của công ty
Công ty sử dụng các nguồn tài trợ chưa phong phú, lại là công ty TNHH nên chi phí vốn của công ty chính là lãi suất tiền vay. Do sử dụng vốn vay nên công ty sẽ tiết kiệm được một khoản thuế do “lỏ chắn thuế của lãi vay” tạo ra. Nguồn vốn vay của công ty được hình thành từ các khoản tín dụng của ngân hàng do đó chớ phớ của nguồn vốn này phục thuộc vào lãi suất từng khoản vay và từng ngân hàng cho vay. Và đây cũng chính là chi phí vốn của công ty.
3. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doannh. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
1. Khoản phải thu 598.000 968.000
2. Hàng tồn kho 1.463.000 2.172.000
3. Nợ ngắn hạn 358.000 746.000
4. Nhu cầu VLĐ thường xuyên
(4) = (1) + (2) – (3) 1.703.000 2.394.000
Nhu cầu VLĐ thường xuyên là lượng vốn là lựng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Theo số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng: Nhu cầu VLĐ thường xuyên lớn hơn 0 tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Chính vì thế công ty phải dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch.
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
1. Tài sản cố định 4.900.000 7.985.000
2. Vốn chủ sở hữu 5.000.000 6.500.000
3. Nợ dài hạn 3.000.000 5.000.000
4. VLĐ thường xuyên
(4) = (2) + (3) – (1) 3.100.000 3.515.000
Chúng ta có thể thấy VLĐ thường xuyên của công ty lớn hơn 0, chứng tỏ nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi công ty đã đầu tư vào tái sản cố định. Công ty có được phần dư thừa đó là do công ty trực thuộc TW hội người cao tuổi Việt Nam, hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn là vì mục tiêu xã hội do đó công ty được các Tỉnh ủng hộ bằng cách cấp đất sử dụng trong một thời gian dài để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đảm bảo mục đích an sinh xã hội. Vậy phần vốn dư thừa đó được công ty tiến hành đầu tư vào tài sản lưu động.
Vốn bằng tiền
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
1. VLĐ thường xuyên 3.100.000 3.515.000
2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên 1.703.000 2.394.000
3. Vốn bằng tiền
(3) = (1) – (2) 1.397.000 1.121.000
Từ các số liệu trên ta có thể thấy cả vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vồn lưu động thường xuyên đều dương, chứng tỏ toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Đồng thời doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn; tóm lại tình hình tài chính của công ty như vậy là khá tốt. Từ đây ta có thể thấy rằng
nếu công ty có thể phát huy hết mọi khả năng, duy trì được tình hình sản xuất kinh doanh như hiện nay thì công ty có thể vay ngắn hạn hoặc dài hạn đều được, vấn đề là lựa chọn nguồn vốn có chi phí thấp hơn để làm lợi cho công ty mà thôi.