III- CƠ CẤU VỐN VÀ VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TRONG
1. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý đưa lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
1.1 Khái niệm
Cơ cấu nguồn vốn thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là mối tương quan tỷ lệ giữa Nợ dài hạn và vốn chủ sử hữu. Cơ cấu vốn không xem xét đến nợ ngắn hạn, vì nợ ngắn hạn mang tính chất ngắn hạn, tạm thời, không ảnh hưởng nhiều đến sự chia sẻ quyền quản lý cà giám sát hoạt động doanh nghiệp. Các khoản nợ ngắn hạn hầu như chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp, không bị tác động nhiều bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa, chi phí để tiếp cận vốn ngắn hạn thấp hơn vốn dài hạn. Do vậy, khi thiết lập kế hoạch huy động vốn, doanh nghiệp chỉ xem xét đến các nguồn vốn dài hạn.
1.2.1 Hệ số nợ
Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn vốn nợ phải trả.
Tổng số nợ Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn (hoặc tổng tài sản)
1.2.2 Hệ số vốn chủ sở hữu.
Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu =
Tổng nguồn vốn
Nhỡn trên tổng thể nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả do đó:
Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu
Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tổng số nợ
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
1.3 Đặc trưng cơ bản của cơ bản của cơ cấu vốn doanh nghiệp
• Được cấu thành bởi vốn dài hạn, ổn định, thường xuyên trong
doanh nghiệp.
• Đây là số vốn chủ yếu được dùng để tài trợ cho các quyết định đầu
tư dài hạn của doanh nghiệp. Việc lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Có rất nhiều yếu tố tác động đến cơ cấu vốn. Do đó, không có một
kinh doanh. Nói cách khác, khi nghiên cứu cơ cấu vốn của một doanh nghiệp phải nghiên cứu trong trạng thái động, chứ không thể nghiên cứu trong trạng thái tĩnh.