III. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
2. Kiến nghị từ phía nhà nước
2.1 Cải thiện thủ tục hành chính
Chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính trên cơ sở tạo thận lợi nhưng không buông lỏng các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn giản hóa, minh bạch hóa và ban hành quy định rõ ràng về các thủ tục hành chính, đầu tư để giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Cần
phải cải cách nhanh chóng trong cỏc khõu như thuế quan, quản lý hạn ngạch, thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan, xây dựng…Bởi chính những thủ tục này đã làm hạn chế các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình như chuẩn bị hồ sơ vay vốn, các thủ tục đầu tư, rườm rà trong các khoản thuế.
2.3 Chính sách tín dụng
Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo cho các doanh nghiệp được bình đẳng trong việc tiếp cận vốn, bình đẳng về lãi suất cần xem xét lại các quy định cũn quỏ chặt chẽ về thủ tục cho vay, điều kiện thế chấp. Cần phải hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp đối với các công ty kinh doanh các lĩnh vực phục vụ lợi ích cho cộng đồng, xã hội.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tư vấn, đào tạo cho các doanh nghiệp xây dựng dự án, kế hoạch kinh doanh khả thi để dễ dàng tiếp cận vốn vay. Các ngân hàng cần có chính sách đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao kiến thức trình độ cho cán bộ, nhân viên đặc biệt cần nâng cao trình độ thẩm định dự án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chủ động tham gia tích cực vào hoạt động tư vấn lập dự án cho doanh nghiệp ngay từ đầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn.
Đơn giản hóa các thủ tục để các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận vốn, vay vốn một cách nhanh chóng, kịp thời triển khai các phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cải tiến để đơn giản hơn nữa thủ tục cho vay vốn, với số lượng tiền cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề. Mở rộng các hình thức cho vay trung hạn và dài hạn. Mặt khác, cần tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cho doanh nghiệp.
2.4 Chính sách tài chính
Tăng mức độ ưu đãi cho các doanh nghiệp, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề mang tính xã hội cao, miễn thuế cho cỏc khõu như chi phí đào tạo người lao động…Đối với doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp có tích lũy ban đầu cho phát triển sản xuất và đứng vững được thì cần tăng thời gian ưu đãi thuế cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh thời gian hoàn thuế để giải phóng nguồn vốn tồn đọng cho doanh nghiệp.
Ngày nay, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện rất rõ qua khả năng huy động, thu hút đồng tiền thông qua cỏc kờnh tài chính chính thức vì với vốn lớn cỏc kờnh này có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho doanh nghiệp với mức chi phí vốn hợp lý, độ rủi ro thấp. Do đó cần phải hoàn thiện thể chế tài chính quốc gia, nhà nước cần phát triển thị trường thuê mua tài sản tài chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp dễ dàng có được tài sản để tiến hành sản xuất, kinh doanh mà không cần vay vốn của ngân hàng nhanh chóng nắm bắt được cơ hội kinh doanh, giảm được chi phí giao dịch, thủ tục đơn giản. Thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nguồn vốn còn đang tồn đọng, nợ vòng giữa các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh. Từ đó ta lại càng thấy rõ vai trò to lớn của nguồn vốn đối với doanh nghiệp. Để có được những nguồn vốn đó doanh nghiệp cần phải có những phương thức huy động thích hợp để thúc đẩy quá trình phát triển của công ty, đưa công ty ngày một đi lên thực hiện các mục tiêu và kế hoạch đặt ra cũng như ngày càng có vị thế trên thị trường.
Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Hưng Phúc, nhờ sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty cũng như sự hướng dẫn tận tình của ThS. Phan Hữu Nghị em đã hoàn thành xong chuyên đề thực tập của mình. Song nguồn vốn trong côn ty là một nội dung rộng và khú nờn do trình độ bản thân, kinh nghiệm còn hạn chế và kiến thức thự tế còn chưa sâu do vậy nên trong quá trình làm bài em không thế tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Vì vậy em rất mong thầy và các bạn chỉ bảo thêm để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Khoa Ngân hàng tài chính – Giáo trình tài chinhs doanh nghiệp – PGS.TS.Lưu Thị Hương – NXB Thốn kê – Hà Nội – 2005
2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Khoa Ngân hàng Tài chính – Quản trị tài chính doanh nghiệp – PGS.TS.Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào – NXB Tài chính – Hà Nội – 2006
3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Khoa Ngân hàng Tài chính – Quản trị tài chính doanh nghiệp (dùng cho ngoài ngành) – PGS.TS.Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào – NXB ĐH KTQD – Hà Nội – 2007 4. Học viện tài chính – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS.
Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển – NXB Tài chính – HN 2007 5. Học viện tài chính – Giáo trình Thống kê doanh nghiệp – TS. Hò Sỹ
Chi – NXB Tài chính – Hà Nội – 2007
6. Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật thương mại – Giáo trình tài chính doanh nghiệp – ThS Phạm Văn Thường, ThS. Lê Hoài Phương, ThS. Đoàn Hoài Đức, ThS. Lê Quang Đức – NXB Lao động xã hội – 2007 7. Bộ Xây dựng – Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế trong doanh
nghiệp – NXB Xây dựng – Hà Nội 2007
8. Trường đại học Kinh tế quốc dân – Phân tích kinh doanh lý thuyết và thực hành – PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc – NXB Tài chính – HN 2007
9. Các trang web: www.mof.gov.vn - Bộ tài chính
www.neu.edu.vn – ĐH Kinh tế quốc dân
Các báo điện tử: http://dantri.com.vn
MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ ...1 THỰC TẬP TỐT NGHIỆP...1 HÀ NỘI, 10/2008...1 LỜI MỞ ĐẦU...2 CHƯƠNG I...3
KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN TRONG DOANH NGHIỆP...3
I. VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP...3
1. Khái quát về vốn trong doanh nghiệp...3
Phân loại vốn...4
II- CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP...13
1. Tổng quan về các nguồn tài trợ của doanh nghiệp...13
2. Các nguồn tài trợ của doanh nghiệp...14
III- CƠ CẤU VỐN VÀ VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TRONG DOANH NGHIỆP...28
1. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp...28
2. Chi phí sử dụng vốn...30
3. Quản lý vốn...33
CHƯƠNG II...41
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI ...41
CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚC...41
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HƯNG PHÚC...41
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...41
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty...42
3. Chức năng cửa cỏc phũng ban trong công ty...43
4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...46
5. Ngành nghề kinh doanh của công ty...46
II. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚC ...47
1.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty...47
2. Thực trạng về tình hình huy động vốn ở công ty TNHH Hưng Phúc. 50 3. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doannh...54
4. Thực trạng về quản lý nguồn vốn tại công ty TNHH Hưng Phúc...56
III. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚC...59
1. Những điểm mạnh mà công ty cần phải phát huy...59
2. Những điểm còn tồn tại về hoạt động vốn tại công ty...60
3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công ty...61
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚC...63
I. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI...63
1. Về đội ngũ cán bộ...63
2. Công tác tư vấn, khám chữa bệnh...64
3. Hoạt động tài chính trong công ty...64
II. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚC...65
1. Nhóm giải pháp về hoạt động tài chính...65
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...69
3. Một số giải pháp cho trong công ty...70
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT...70
1. Những kiến nghị từ phía công ty...70
2. Kiến nghị từ phía nhà nước...71
KẾT LUẬN...74