Các câu hỏi đánh giá năng lực tư duy cấp độ 1 Ví dụ 1:Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
a) quá trình phát triển của cá thể - các thế hệ sau b) di truyền – không di truyền
c) đồng loạt, định hướng – cá thể, không định hướng d) biến dị kiểu hình – biến đổi kiểu gen
Hoàng Thị Thúy Hằng 57 K36A – SP Sinh
Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu là I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (kí hiệu A, B, C).
Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó, thu được kết quả sau :
Thể đột biến Lƣợng NST đếm đƣợc ở từng cặp
I II III IV V
A 3 3 3 3 3
B 5 5 5 5 5
C 1 2 2 2 2
1. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên.
2. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến C.
Trả lời:
1. Tên gọi các thể đột biến
- Thể đột biến A có 3n NST thể tam bội - Thể đột biến B có 5n NST thể ngũ bội
- Thể đột biến C có 2n – 1 NST thể đơn nhiễm 2. Cơ chế hình thành thể đột biến C:
- Trong giảm phân căp NST số I nhân đôi, nhưng không phân li tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n – 1) NST.
- Khi thụ tinh, giao tử (n – 1) kết hợp với giao tử n tạo thành hợp tử (2n – 1) NST, phát triển thành thể đơn nhiễm.
Câu hỏi yêu cầu HS nhận biết dạng ĐB NST từ nguồn thông tin dạng bảng và nhớ được cơ chế hình thành thể đơn nhiễm. Vì vậy, trả lời đúng ở câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 1.
Ví dụ 2: Đột biến gen Xét các đoạn ADN sau:
3‟ – GAT – XGA – – GAT – XAA – – AAT – XGA – 5‟ – XTA – GXT – – XTA – GTT – – TTA – GXT – I II III
Hoàng Thị Thúy Hằng 58 K36A – SP Sinh
2. Từ II sang III là dạng đột biến gì, hậu quả như thế nào đối với prôtêin tương ứng?
Trả lời:
1. Từ I sang II là dạng đột biến thay một cặp G – X bằng một cặp A – T, làm thay đổi một aa trong sản phẩm giải mã.
2. Từ II sang III là dạng đột biến thay thế hai cặp nu, làm thay đổi hai aa trong sản phẩm giải mã.
Câu hỏi yêu cầu HS làm rõ dạng đột biến gen từ nguồn thông tin cho trước đông thời nhớ được hậu quả của các dạng đột biến đó. Vì vậy, trả lời đúng ở hai câu trên, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 1.
Các câu hỏi đánh giá năng lực tư duy cấp độ 2 Ví dụ 1: Bệnh ung thư
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức gây ra quá nhiều sản phẩm của gen. Hãy đưa ra một số kiểu đột biến làm cho một gen bình thường (gen tiền ung thư) thành gen ung thư?
Trả lời:
- ĐB xảy ra ở vùng điều hòa của gen tiền ung thư gen hoạt động mạnh tạo ra quá nhiều sản phẩm tăng tốc độ phân bào khối u tăng sinh quá mức ung thư.
- ĐB làm tăng số lượng gen tăng sản phẩm ung thư.
- ĐB chuyển đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NST thay đổi mức độ hoạt động gen tăng sản phẩm ung thư.
Câu hỏi yêu cầu HS phải hiểu được các nguyên nhân căn bản dẫn đến ung thư để từ đó tìm ra các dạng đột biến làm gen bình thường thành gen ung thư. Vì vậy, trả lời đúng ở câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 2.
Ví dụ 2: Bệnh ung thư
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư và mức độ ảnh hưởng của chúng được biểu diễn dưới dạng sơ đồ sau:
Hoàng Thị Thúy Hằng 59 K36A – SP Sinh
Theo em, chúng ta có thể làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư?
Trả lời:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, uống nhiều nước thay vì uống bia rượu - Tránh khói thuốc lá, các thực phẩm nhiễm hóa chất, các tia phóng xạ… - Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên…
Từ các nguyên nhân gây ung thư, HS phải tìm kiếm các giải pháp để phòng ngừa bệnh ung thư. Vì vậy, trả lời được 3 ý trở lên, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 2.
Các câu hỏi đánh giá năng lực tư duy cấp độ 3
Ví dụ 1: Thí nghiệm sinh học
Khi tiến hành quan sát tiêu bản rễ hành trên kính hiển vi, một học sinh đã vẽ lại được hình ảnh một tế bào đang trong quá trình nguyên phân như sau:
Hãy cho biết cơ thể chứa tế bào sinh dưỡng trên sẽ có đặc điểm gì ? Giải thích
Trả lời:
- Trong cơ thể sẽ có hai dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến.
- Vì ở kì sau có 1 cặp NST không phân li nên khi kết thúc nguyên phân, tế bào này tạo ra 2 tế bào con có bộ NST là 2n + 1 và 2n – 1. Hai tế bào mang đột biến
Hoàng Thị Thúy Hằng 60 K36A – SP Sinh
lệch bội này tiếp tục phân bào tạo ra dòng tế bào mang đột biến. Còn các tế bào khác của cơ thể vẫn phân bào bình thường tạo dòng tế bào bình thường.
Câu hỏi yêu cầu HS phải đưa ra nhận định từ thông tin trên hình và lập luận được quá trình suy nghĩ của mình. Vì vậy, trả lời đúng câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 3.
Ví dụ 2: Trẻ đồng sinh
Nam và Thành là hai bé trai đồng sinh. Khi xét nghiệm máu, ta thấy rằng cả hai đều có nhóm máu A và đều thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Có thể kết luận rằng: Nam và Thành là trẻ đồng sinh cùng trứng hay không? Tại sao?
Trả lời:
- Không thể chắc chắn Nam và Thành là hai trẻ đồng sinh cùng trứng vì: trẻ đồng sinh cùng trứng có kiểu gen hoàn toàn giống nhau (về tất cả các tính trạng). Ở đây mới chỉ biết được hai tính trạng giống nhau.
Câu hỏi yêu cầu HS phát hiện quan điểm sai đồng thời lập luận quá trình suy nghĩ của mình dựa vào kiến thức về cơ chế di truyền ở trẻ đồng sinh. Vì vậy, trả lời đúng câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 3.
Ví dụ 3: Cơ chế di truyền Cho hình sau:
Khi quan sát hình ảnh trên một học sinh đã nhận định đây là quá trình tổng hợp prôtêin ở tế bào nhân thực. Theo em, nhận định này đúng ở điểm nào và sai ở điểm nào? Hãy giải thích dựa vào thông tin trên hình.
Trả lời:
Message ARN Message
Codon Anticodon
Riboxom fMet Aminoacyl - tARN
Val
AUG GUU GGC GAU AUG UUC CGA AAA UGA
Stop
Hoàng Thị Thúy Hằng 61 K36A – SP Sinh
- Nhận định của học sinh trên đúng ở điểm đó là quá trình tổng hợp prôtêin vì có sự tham gia của ribôxôm, mARN, tARN để tạo ra chuỗi pôlypeptit.
- Nhận định của học sinh trên sai ở điểm đó là quá trình diễn ra ở tế bào nhân thực. Vì aa mở đầu là fMet nên đây là quá trình tổng hợp prôtêin ở tế bào nhân sơ.
Câu hỏi yêu cầu HS phát hiện điểm sai trong nhận định và lập luận quá trình suy nghĩ của mình từ nguồn thông tin có trong hình. Vì vậy, trả lời đúng câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 3.
Các câu hỏi đánh giá năng lực tư duy cấp độ 4 Ví dụ 1: Cấu trúc axit nuclêic
Cho tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit ở các loài khác nhau theo bảng sau: Nuclêôtit Loài A G T X U I 21 29 21 29 0 II 29 21 29 21 0 III 21 21 29 29 0 IV 21 29 0 29 21 V 21 29 0 21 29
Từ số liệu bảng trên hãy rút ra nhận xét về cấu trúc axit nuclêic của những loài sinh vật kể trên.
Trả lời:
- Loài I, II có cấu trúc ADN 2 mạch, vì trong phân tử có 4 loại nu A, T, G, X trong đó %A = % T = 21% ; %G = %X = 29%.
- Loài III có cấu trúc ADN 1 mạch, vì trong phân tử có 4 loại nu A, T, G, X trong đó %A ≠ %T ; %G ≠ %X.
- Loài IV có cấu trúc ARN 2 mạch, vì trong phân tử có 4 loại nu A, U, G, X trong đó %A = %U = 21% ; %G = %X = 29%.
- Loài V có cấu trúc ARN 1 mạch, vì trong phân tử có 4 loại nu A, U, G, X trong đó %A ≠ %U ; %G ≠ %X.
Hoàng Thị Thúy Hằng 62 K36A – SP Sinh
Ở câu hỏi này yêu cầu HS phải sử dụng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận về cấu trúc axit nuclêic. Vì vậy, trả lời đúng câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 4.
Ví dụ 2: Hội chứng Đao Biểu đồ bên mô tả mối liên quan giữa tuổi mẹ và khả năng sinh con mắc hội chứng Đao. Có thể rút ra kết luận gì từ biểu đồ trên? Từ đó hãy đưa ra lời khuyên đối với các bà mẹ có ý định sinh con khi đã ngoài 35 tuổi
Trả lời:
- Từ biểu đồ có thể rút ra kết luận: tuổi mẹ càng cao thì khả năng sinh con mắc hội chứng Đao càng lớn.
- Lời khuyên: không nên sinh con khi đã ngoài 35 tuổi vì tuổi càng cao quá trình giảm phân tạo giao tử càng dễ xảy ra sai sót, dẫn đến đột biến.
Câu hỏi yêu cầu HS rút ra kết luận dựa vào thông tin trên hình. Từ kết luận đó, kết hợp với kiến thức di truyền để có kế hoạch vận dụng vào thực tế. Vì vậy, trả lời đúng câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 4.
Ví dụ 3: Thành tựu tạo giống cây trồng Đây là hình ảnh một cây lai mang đặc tính cây cà chua và khoai tây, có tính kháng bệnh cao. Để tạo ra giống cây này, người ta đã sử dụng phương pháp lai tế bào xôma. Nêu điểm khác biệt giữa lai hữu tính và lai tế bào xôma để thấy rằng lai tế bào xôma là kĩ thuật hiện đại thể hiện nhiều ưu việt trong tạo giống cây trồng .
Hoàng Thị Thúy Hằng 63 K36A – SP Sinh
Trả lời: (HS nêu được 3 – 5) điểm khác biệt:
Câuhỏi yêu cầu HS tự xác định tiêu chí để đánh giá một phương pháp tạo giống cây trồng. Vì vậy, trả lời đúng ở câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 4.
Lai hữu tính
Thời gian dài, thực hiện lâu Cùng loài
Năng suất thấp Đơn giản Chi phí thấp Thủ công
Lai tế bào xoma
Nhanh, tiết kiệm thời gian Khác loài
Năng suất cao Phức tạp Chi phí cao
Công nghệ hiện đại Chất lượng cao
Hoàng Thị Thúy Hằng 64 K36A – SP Sinh
CHƢƠNG 3. THAM VẤN CHUYÊN GIA 3.1. Mục đích tham vấn
Sau khi đã xây dựng các công cụ KT – ĐG, đặc biệt là câu hỏi trong kiểm tra viết, chúng tôi thiết kế một số đề kiểm tra viết để lấy ý kiến của GV ở một số trường THPT với mục đích thăm dò hiệu quả, khả năng ứng dụng và tính khả thi của bộ công cụ với việc đánh giá năng lực tư duy của HS trong phần Di truyền học – SH 12. (đề kiểm tra xem ở phụ lục 2)
3.2. Nội dung tham vấn
Chúng tôi đã tiến hành tham vấn chuyên gia theo các nội dung sau:
- Nội dung đánh giá thể hiện trong các đề kiểm tra gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực.
- Các câu hỏi đã xây dựng có thể đánh giá được năng lực tư duy ở cấp độ nào.
- Sự phù hợp của để kiểm tra đối với trình độ học sinh THPT.
- Tính khả thi của bộ công cụ. (phiếu nhận xét, đánh giá xem ở phụ lục 3)
3.3. Đối tƣợng tham vấn
Chúng tôi đã tiến hành tham vấn đối với 5 GV dạy Sinh tại trường THPT Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội và 28 GV đến từ các trường THPT khác nhau, hiện đang là học viên cao học chuyên ngành Sinh thái học, trường ĐHSP Hà Nội 2.
3.4. Phƣơng pháp tiến hành
Phương pháp tiến hành chủ yếu bằng trao đổi trực tiếp (với 5 GV) và dùng phiếu xin ý kiến (với 28 GV).
3.5. Kết quả tham vấn
Thông qua trao đổi và các bản nhận xét đánh giá, chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Về nội dung đánh giá thể hiện trong các đề kiểm tra:
+ Kiến thức: 100% GV cho rằng nội dung kiến thức thể hiện trong đề kiểm tra đảm bảo tính chính xác, khoa học, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, có nhiều câu liên hệ kiến thức thực tế (33/33).
Hoàng Thị Thúy Hằng 65 K36A – SP Sinh
+ Kĩ năng: đa số các GV cho rằng qua các đề kiểm tra có thể phát triển kĩ năng tư duy logic của HS (31/33), một số GV cho rằng các đề kiểm tra phát triển kĩ năng viết bài (2/33).
+ Thái độ: đa số các GV cho rằng thông qua các đề kiểm tra có thể đánh giá được ý thức vận dụng tri thức , kĩ năng học được vào cuộc sống (25/33); một số GV cho rằng đề kiểm tra tạo hứng thú trong học tập cho HS (6/33); còn lại các GV cho rằng đề kiểm tra giúp HS củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại (2/33).
+ Năng lực: 100% GV cho rằng thông qua đề kiểm tra có thể đánh giá được năng lực tư duy của HS (33/33).
Một số câu hỏi được cho là có đáp án khá dài, cần diễn đạt ngắn gọn, logic hơn để khi làm bài HS đỡ tốn thời gian.
- Về cấp độ năng lực tư duy có thể đánh giá qua bài kiểm tra: Câu hỏi Cấp độ 1 2 3 4 5 6 7 8 1 26 30 12 10 9 11 0 0 2 6 3 17 17 15 17 0 0 3 1 0 4 6 9 5 30 18 4 0 0 0 0 0 0 3 15
Qua bảng trên chúng tôi thấy rằng, trong số 8 câu hỏi tham vấn chuyên gia: + Câu hỏi 1: 78.79% GV cho rằng đánh giá năng lực tư duy cấp độ 1; 18.19% GV cho rằng đánh giá cấp độ 2; 0.02% GV cho rằng đánh giá cấp độ 3.
+ Câu hỏi 2: 90.9% GV cho rằng đánh giá cấp độ 1; 9.1% GV cho rằng đánh giá cấp độ 2.
+ Câu hỏi 3: 36.37% GV cho rằng đánh giá cấp độ 1; 51.51% GV cho rằng đánh giá cấp độ 2; 12.12% GV cho rằng đánh giá cấp độ 3.
+ Câu hỏi 4: 30.3% GV cho rằng đánh giá cấp độ 1; 51.51% GV cho rằng đánh giá cấp độ 2; 18.19% GV cho rằng đánh giá cấp độ 3.
+ Câu hỏi 5: 27.27% GV cho rằng đánh giá cấp độ 1; 45.46% GV cho rằng đánh giá cấp độ 2; 27.27% GV cho rằng đánh giá cấp độ 3.
Hoàng Thị Thúy Hằng 66 K36A – SP Sinh
+ Câu hỏi 6: 33.34% GV cho rằng đánh giá cấp độ 1; 51.51% GV cho rằng đánh giá cấp độ 2; 15.15% GV cho rằng đánh giá cấp độ 3.
+ Câu hỏi 7: 90.9% GV cho rằng đánh giá cấp độ 3; 9.1% GV cho rằng đánh giá cấp độ 4.
+ Câu hỏi 8: 54.54% GV cho rằng đánh giá cấp độ 3; 45.46% GV cho rằng đánh giá cấp độ 4.
Như vậy, các câu hỏi trong đề kiểm tra có thể đánh giá được cả 4 cấp độ của năng lực tư duy. Tuy nhiên, nhận định về cấp độ tư duy ở từng câu hỏi lại có sự khác nhau. Điều này có thể lí giải do việc hiểu về các cấp độ tư duy ở các GV chưa