Trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tư duy của học sinh trong phần di truyền học – sinh học 12 (Trang 56)

Các câu hỏi đánh giá năng lực tư duy cấp độ 1

- Cấp độ 1: Khám phá, xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng.

- Chuẩn năng lực ở cấp THPT: đặt câu hỏi để làm rõ các tình huống và những ý tưởng trừu tượng; làm rõ thông tin và ý tưởng phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy.

Ví dụ 1:Vật chất di truyền

Hoàng Thị Thúy Hằng 51 K36A – SP Sinh

 Trả lời: đáp án D

 Câu hỏi yêu cầu HS phân tích thông thông tin trên hình để xác định tế bào nhân thực dựa vào dạng vật chất di truyền. Vì vậy, trả lời đúng ở câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 1.

Ví dụ 2 : Đột biến cấu trúc NST Cho các sơ đồ sau:

A B

1. Sơ đồ A mô tả cơ chế của loại đột biến nào ?

A. Chuyển đoạn B. Chuyển đoạn không tương hỗ

C. Mất đoạn D. Lặp đoạn

2. Sơ đồ B mô tả cơ chế của loại đột biến nào ?

A. Mất đoạn B. Mất đoạn và lặp đoạn

C. Chuyển đoạn D. Lặp đoạn

 Trả lời: 1. đáp án C 2. đáp án B d b a c e c b d e a a d e c b 5 1 2 3 1 3 4 5 2 4 1 2 3 5 3 4 5 4 1 2

Hoàng Thị Thúy Hằng 52 K36A – SP Sinh

 Câu hỏi yêu cầu HS nhận biết dạng ĐB NST từ thông tin dạng sơ đồ. Vì vậy, trả lời đúng các câu hỏi này HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 1.

Ví dụ 3: Bệnh tật di truyền ở người Xét các thể đột biến sau ở người:

I. bệnh máu khó đông VII. hội chứng 3X

II. bệnh bạch tạng VIII. hội chứng Claiphentơ III. bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm IX. bệnh ung thư máu IV. hội chứng Đao X. bệnh lùn xiếc

V. hội chứng Tơcnơ XI. dị tật dính ngón tay thứ 2, thứ 3 bằng một màng nối

VI. dị tật thừa ngón tay, tai thấp, hàm bé

Loại đột biến nào liên qua đến ĐB NST giới tính?

A. I, III, V, VI và VII B. I, V, VII, VIII và XI

C. IV, V, và VII D. I, III, IV và VIII

 Trả lời: đáp án B

 Câu hỏi yêu cầu HS nhận biết các bệnh tật di truyền ở người liên quan đến ĐB NST giới tính. Vì vậy, trả lời đúng các câu hỏi này HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 1.

 Các câu hỏi đánh giá năng lực tư duy cấp độ 2

- Cấp độ 2: Hình thành ý tưởng và hành động

- Chuẩn năng lực ở cấp THPT: hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi do và có dự phòng, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau khi tìm kiếm giải pháp và triển khai các ý tưởng.

Ví dụ 1: Đột biến nào sau đây khác với các đột biến khác về mặt phân loại?

A.Đột biến làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở lúa đại mạch

B. Đột biến làm mất khả năng tổng hợp sắc tố trên da của cơ thể

C. Đột biến làm mắt lồi trở thành mắt dẹt ở ruồi Giấm

D. Đột biến gây ung thư máu ở người

Hoàng Thị Thúy Hằng 53 K36A – SP Sinh

 Câu hỏi yêu cầu HS làm rõ dạng đột biến từ các hậu quả cho trước, sau đó kết nối các dạng đột biến đó vào 2 nhóm phân loại khác nhau để có câu trả lời đúng là B. Vì vậy, trả lời đúng ở câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 2.

Ví dụ 2: Tính quy luật của các hiện tượng di truyền Cho hình sau:

Dựa vào các thông tin trong hình, có thể đưa ra kết luận gì về sự di truyền của gen quy định tính trạng có sừng/ không sừng ở cừu?

A. Tính trạng này di truyền theo dòng mẹ

B. Tính trạng này nằm trên NST X, không có trên Y

C. Gen quy định tính trạng này di truyền theo quy luật phân li độc lập

D. Gen quy định tính trạng này di truyền liên kết giới tính

 đáp án D

 Câu hỏi yêu cầu HS phân tích thông tin trên hình để thấy được sự biểu hiện tính trạng có sừng/không sừng khác nhau ở 2 giới. Từ đó tìm ra quy luật di truyền chi phối tính trạng đó ở cừu. Vì vậy, trả lời đúng câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 2.

Hoàng Thị Thúy Hằng 54 K36A – SP Sinh Ví dụ 3: Thí nghiệm sinh học

Khi tiến hành quan sát tiêu bản rễ hành trên kính hiển vi, một học sinh đã vẽ lại được hình ảnh một tế bào đang trong quá trình nguyên phân như hình bên:

Theo hình vẽ trên, khi kết thúc nguyên phân, 2 tế bào con có bộ NST như thế nào?

A. 2 tế bào con có bộ NST giống nhau

B. 1 tế bào có bộ NST 2n + 1; 1 tế bào có bộ NST 2n – 1

C. 1 tế bào có bộ NST 2n + 1 + 1; 1 tế bào có bộ NST 2n – 1 – 1

D. 1 tế bào có bộ NST 2n + 2; 1 tế bào có bộ NST 2n – 2

 Trả lời: đáp án B

 Câu hỏi yêu cầu HS phân tích thông tin trên hình để dự đoán dạng đột biến số lượng NST. Sau đó đưa ra hệ quả của dạng đột biến đó. Vì vậy, trả lời đúng ở câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy ở cấp độ 2.

Các câu hỏi đánh giá năng lực tư duy cấp độ 3 - Cấp độ 3: Suy ngẫm

- Chuẩn năng lực cấp THPT: lập luận về quá trình suy nghĩ, xem xét các quan điểm trái chiều và phát hiện các điểm hạn chế trong quan điểm của mình; xác định, lập kế hoạch áp dụng vào hoàn cảnh mới.

Ví dụ 1: Nhóm máu

Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn ở một bệnh viện. Sau khi xem xét các dữ kiện, hãy cho biết tập hợp (cặp cha mẹ – con) nào dưới đây là đúng ?

Cặp cha mẹ I II III Nhóm máu A và A A và B B và O Con 1 2 3 Nhóm máu B O AB A. I – 3, II – 1, III – 2 B. I – 2, II – 3, III – 1 C. I – 1, II – 3, III – 2 D. I – 1, II – 2, III – 3  đáp án B

Hoàng Thị Thúy Hằng 55 K36A – SP Sinh

 Câu hỏi yêu cầu HS phải xử lí các thông tin đề bài cho để thấy các cặp bố mẹ có nhóm máu như trên có khả năng sinh con mang những nhóm máu gì, sau đó kết nối với thông tin nhóm máu của các người con để loại bỏ những trường hợp không thể xảy ra bằng cách lập luận dựa vào kiến thức về quy luật phân li độc lập. Vì vậy, trả lời đúng câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 3.

Ví dụ 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Để tìm hiểu quy luật di truyền của tính trạng màu mắt ở Ruồi giấm, Moocgan đã làm thí nghiệm như sau:

Phép lai thuận Phép lai nghịch

Pt/c: Mắt đỏ x Mắt trắng F1: 100% , mắt đỏ F2: 100% mắt đỏ : 50% mắt đỏ : 50% mắt trắng Pt/c: Mắt trắng x Mắt đỏ F1: 100% mắt đỏ :100% mắt trắng F2: 50% mắt đỏ : 50% mắt trắng : 50% mắt đỏ : 50% mắt trắng Điều nào dưới đây là ứng dụng thực tế từ thí nghiệm của Moocgan?

A. Chủ động sinh con theo ý muốn

B. Giải thích được một số bệnh tật di truyền như bệnh mù màu, máu khó đông

C. Quan sát màu của trứng để phân biệt tằm đực, tằm cái

D. Cả B, C đều đúng

 Trả lời: đáp án D

 Câu hỏi yêu cầu HS hiểu được thí nghiệm của Moocgan từ đó suy luận ra ứng dụng thực tế liên quan đến quy luật di truyền liên kết giới tính. Vì vậy, trả lời đúng ở câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 3.

Ví dụ 3: Hội chứng Đao

Một cặp bố mẹ sinh con đầu lòng mắc hội chứng Đao. Ở lần sinh con thứ hai, con của họ có xuất hiện hội chứng này hay không?

A. Chắc chắn xuất hiện vì đây là bệnh di truyền

B. Không bao giờ xuất hiện vì rất khó xảy ra

C. Có thể xuất hiện nhưng với xác suất thấp vì tần số đột biến rất nhỏ

D. Không bao giờ xuất hiện vì chỉ có một giao tử mang đột biến

Hoàng Thị Thúy Hằng 56 K36A – SP Sinh

 Câu hỏi yêu cầu HS phải hiểu cơ chế xuất hiện hội chứng Đao, từ đó áp dụng vào giải thích tình huống mới mà đề bài đặt ra. Vì vậy, trả lời đúng ở câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 3.

Các câu hỏi đánh giá năng lực tư duy cấp độ 4

- Cấp độ 4: Tự xác định tiêu chí đánh giá

- Chuẩn năng lực cấp THPT: tự xác định các tiêu chí để đánh giá một ý tưởng, một sản phẩm, một phương pháp hay một hành động cụ thể.

Ví dụ 1: Hãy ghép các cặp câu sau đây để được câu đúng phân biệt thường biến và đột biến.

1. Thường biến là ... còn đột biến là ... 2. Thường biến phát sinh trong ... còn hầu hết đột biến lại xuất hiện ở ...

3. Thường biến là ... còn đột biến là ... 4. Thường biến xuất hiện ...còn đột biến xuất hiện ... Đáp án đúng là:

A. 1- a ; 2-c ; 3-b ; 4- d B. 1- d ; 2- b ; 3- a ; 4- c

C. 1- d ; 2- a ; 3- b ; 4- c D. 1- b ; 2- c ; 3- d ; 4- a

 Trả lời: đáp án C

 Câu hỏi yêu cầu HS hiểu rõ về thường biến và đột biến sau đó tự xác định các tiêu chí để phân biệt thường biến và đột biến. Vì vậy, trả lời đúng ở câu hỏi này, HS được đánh giá đạt năng lực tư duy cấp độ 4.

Một phần của tài liệu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tư duy của học sinh trong phần di truyền học – sinh học 12 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)