Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chuyên môn.
- Năng lực chung: là những năng lực cần cho nhiều hoạt động khác nhau. Là điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả. Ví dụ năng lực tư duy, năng lực khái quát hóa, năng lực tưởng tượng...
- Năng lực chuyên môn: là những năng lực thể hiện độc đáo các sản phẩm riêng biệt có tính chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực, hoạt động chuyên biệt với kết quả cao. Ví dụ năng lực toán học, năng lực hội họa, năng lực âm nhạc...
Hai loại năng lực chung và riêng luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Như chúng ta đã biết tri thức, kỹ năng, kỹ xảo không đồng nhất với năng lực nhưng có quan hệ mật thiết với năng lực. Năng lực góp phần làm cho sự tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo một cách tốt hơn. Năng lực mỗi người dựa trên cơ sở tư chất nhưng mặt khác điều chủ yếu là năng lực được hình thành, rèn luyện và phát triển trong những hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của rèn luyện dạy học và giáo dục.
Năng lực học tập môn Sinh học thuộc năng lực chuyên biệt. Năng lực của HS trong học tập Sinh học có thể chia thành:
- Năng lực nhận thức về Sinh học: Benjamin Bloom (1999) đề xuất 1 thang 6 mức độ của nhận thức gồm:
+ Nhớ: bao gồm nhận biết và hồi tưởng những thông tin có liên quan đến “trí nhớ dài hạn”.
+ Hiểu: là khả năng diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của riêng mình những tài liệu giáo dục như những bài học và những lời giải thích của GV.
+ Vận dụng: là việc sử dụng những tiến trình đã được học trong một tình huống tương tự hoặc một tình huống mới.
+ Phân tích: bao gồm chia nhỏ kiến thức thành nhiều phần và tư duy để tìm ra mối quan hệ của chúng với cấu trúc tổng thể, HS phân tích bằng cách chỉ ra sự khác nhau, tổ chức và tổng hợp.
Hoàng Thị Thúy Hằng 21 K36A – SP Sinh
+ Đánh giá: là mức độ cao nhất trong bảng phân loại tư duy cũ, nó được sắp xếp ở mức độ thứ 5 trong 6 mức độ của phân loại tư duy mới. Đó là khả năng xác định được các tiêu chí đánh giá khác nhau và vận dụng được chúng đế đánh giá tài liệu.
+ Sáng tạo: là quá trình không có mặt trong bảng phân loại tư duy cũ. Nó là thành phần cấu thành cao nhất trong phiên bản tư duy mới. Khả năng này liên quan đến việc tạo ra cái mới từ những cái đã biết, để hình thành công việc sáng tạo này HS phải nghĩ ra “cái mới”, lập kế hoạch và thực hiện [15].
- Năng lực thực nghiệm: biểu hiện trong phần Di truyền học thông qua năng lực thực hành quan sát, thực hành thí nghiệm… Ở năng lực này, đòi hỏi HS có khả năng:
+ Sử dụng thành thạo thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất thực hành sinh học.
+ Có kĩ năng thực hành thí nghiệm và tư duy phân tích cơ sở khoa học. + Có kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc nhóm hiệu quả.
+ Biết học thầy, học bạn, biết kết hợp các phương tiện công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật hiện đại trong học tập…
+ Có khả năng vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải thích và giải quyết vấn đề thực tiễn, có thái độ bảo vệ sức khỏe và môi trường sinh thái, có khả năng thích nghi tốt khi môi trường thay đổi…
1.2.3. Tƣ duy
1.2.3.1. Khái niệm tƣ duy
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý” [19].
Theo M.N. Sacdacov: Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật, hiện tượng trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật và hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hóa đã thu nhận được [14].
Hoàng Thị Thúy Hằng 22 K36A – SP Sinh
Theo các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Quang Lũy, Đinh Văn Vang “Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết” [20].
Như vậy, tư duy là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp là khái quát, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất tìm ra những mối liên hệ quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà ta chưa từng biết.
1.2.3.2. Đặc điểm cơ bản của tƣ duy Tính có vấn đề
Khi gặp những tình huống mà vấn đề hiểu biết cũ, phương pháp hành động đã biết của chúng ta không đủ giải quyết, lúc đó chúng ta rơi vào “tình huống có vấn đề”, và chúng ta phải cố vượt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ để đi tới cái mới,hay nói cách khác chúng ta phải tư duy.
Tính khái quát
Tư duy có khả năng phản ánh những thuộc tính chung, những mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng. Do đó, tư duy mang tính khái quát.
Tính độc lập tương đối của tư duy
Trong quá trình sống con người luôn giao tiếp với nhau, do đó tư duy của từng người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi từ tư duy của đồng loại thông qua những hoạt động có tính vật chất. Do đó, tư duy không chỉ gắn với bộ não của từng cá thể người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở thành một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một con người nhất định. Mặc dù được tạo thành từ kết quả hoạt động thực tiễn nhưng tư duy có tính độc lập tương đối. Sau khi xuất hiện, sự phát triển của tư duy còn chịu ảnh hưởng của toàn bộ tri thức mà nhân loại đã tích lũy được trước đó. Tư duy cũng chịu ảnh hưởng, tác động của các lý thuyết, quan điểm tồn tại cùng thời với nó. Mặt khác, tư duy cũng có logic phát triển nội tại riêng
Hoàng Thị Thúy Hằng 23 K36A – SP Sinh
của nó, đó là sự phản ánh đặc thù logic khách quan theo cách hiểu riêng gắn với mỗi con người. Đó chính là tính độc lập tương đối của tư duy.
Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ
Nhu cầu giao tiếp của con người là điều kiện cần để phát sinh ngôn ngữ. Kết quả tư duy được ghi lại bằng ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ hình thức của tư duy. Ở thời kỳ sơ khai, tư duy đuợc hình thành thông qua hoạt động vật chất của con người và từng bước được ghi lại bằng các ký hiệu từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến tập hợp, từ cụ thể đến trừu tượng. Hệ thống các ký hiệu đó thông qua quá trình xã hội hóa và trở thành ngôn ngữ. Sự ra đời của ngôn ngữ đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của tư duy và tư duy cũng bắt đầu phụ thuộc vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai trở thành công cụ giao tiếp chủ yếu giữa con người với con người, phát triển cùng với nhu cầu của nền sản xuất xã hội cũng như sự xã hội hóa lao động.
Mối quan hệ giữa tư duy và nhận thức
Tư duy là kết quả của nhận thức đồng thời là sự phát triển cấp cao của nhận thức. Xuất phát điểm của nhận thức là những cảm giác, tri giác và biểu tượng... được phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thông tin về hình dạng, hiện tượng bên ngoài được phản ánh một cách riêng lẻ. Giai đoạn này được gọi là tư duy cụ thể. Ở giai đoạn sau, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ, hoạt động tư duy tiến hành các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khu biệt, quy nạp những thông tin đơn lẻ, gắn chúng vào mối liên hệ phổ biến, lọc bỏ những cái ngẫu nhiên, không căn bản của sự việc để tìm ra nội dung và bản chất của sự vật, hiện tượng, quy nạp nó thành những khái niệm, phạm trù, định luật... Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tư duy trừu tượng.
1.2.3.3. Các thao tác của tƣ duy
- Phân tích: là quá trình tách các sự vật, hiện tượng tự nhiên của hiện thực với các dấu hiệu và thuộc tính của chúng cũng như các mối liên hệ và quan hệ giữa chúng theo một hướng xác định.
Hoàng Thị Thúy Hằng 24 K36A – SP Sinh
- Tổng hợp: là hoạt động nhận thức phản ánh của tư duy biểu hiện trong việc xác lập tính thống nhất của các phẩm chất, thuộc tính của các yếu tố trong một sự vật nguyên vẹn có thể có được trong việc xác định phương hướng thống nhất và xác định các mối liên hệ, các mối quan hệ giữa các yếu tố của sự vật nguyên vẹn đó trong việc liên kết và liên hệ giữa chúng và chính vì vậy đã thu được một sự vật và hiện tượng nguyên vẹn mới.
- So sánh: là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật, hiện tượng của hiện thực. Trong hoạt động tư duy của học sinh thì so sánh giữ vai trò tích cực.
- Trừu tượng hóa và khái quát hóa: trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ đi những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết về phương diện nào đó và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy. Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để bao quát nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ chung nhất định [14].
1.2.3.4. Phân loại tƣ duy
Nhân loại đã đặt cho tư duy rất nhiều loại hình tư duy như tư duy lôgic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo, tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận, tư duy khoa học, tư duy triết học v.v...Về bản chất, tư duy chỉ có một, đó là sự việc hình thành mới hoặc tái tạo lại các liên kết giữa các phần tử ghi nhớ. Sự phân chia ra các loại hình tư duy nhằm mục đích hiểu sâu và vận dụng tốt tư duy trong hoạt động của hệ thần kinh. Có thể phân loại tư duy theo các loại dưới đây:
Phân loại theo cách thể hiện
Phân loại theo cách thể hiện được chia ra thành tư duy bằng hình tượng và tư duy bằng ngôn ngữ.
Tư duy bằng hình tượng gồm có sự tư duy hình ảnh, âm thanh. Tư duy hình tượng còn được gọi bằng cái tên khác là tưởng tượng. Trong tư duy hình tượng, các phần tử xuất hiện trong quá trình tư duy là các hình ảnh.
Hoàng Thị Thúy Hằng 25 K36A – SP Sinh
Tư duy bằng ngôn ngữ là tư duy bằng hệ thống tiếng nói. Tư duy bằng ngôn ngữ còn được gọi là suy nghĩ, nhiều khi tư duy ngôn ngữ cũng được gọi là tưởng tượng. Trong tư duy ngôn ngữ, các phần tử xuất hiện trong quá trình tư duy là các lời văn. Tư duy ngôn ngữ chỉ có ở loài người bởi chỉ có loài người có tiếng nói (và chữ viết).
Phân loại theo cách vận hành
Phân loại theo cách vận hành được chia ra thành tư duy kinh nghiệm, tư duy phân tích, tư duy sáng tạo, tư duy trí tuệ, tư duy tổng hợp.
- Tư duy kinh nghiệm
Tư duy kinh nghiệm là sự vận dụng kinh nghiệm vào một quá trình nhận thức mới hay thực hiện một công việc mới, thực hiện một công việc cũ trong điều kiện hoặc hoặc hoàn cảnh mới. Tư duy kinh nghiệm xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc mới theo những cách thức có sẵn, cố gắng đưa sự nhận thức những sự vật, sự việc đó về những cái đã biết và do đó thường gặp khó khăn khi tiếp xúc với những sự vật, sự việc, vấn đề có nhiều sự khác lạ.
- Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là sự vận dụng các kinh nghiệm giải quyết vấn đề này cho những vấn đề khác. Người chỉ có tư duy kinh nghiệm sẽ lúng túng khi gặp phải những vấn đề nằm ngoài kinh nghiệm, còn người có tư duy sáng tạo có thể giải quyết được những vấn đề ngoài kinh nghiệm mà họ có. Tư duy sáng tạo tạo nên các kinh nghiệm mới trên các kinh nghiệm cũ và do đó làm phong phú thêm kinh nghiệm, nó tạo nên sự thay đổi về chất cho các vấn đề, sự vật, sự việc mà nó giải quyết. Biểu hiện của tư duy sáng tạo là sự thông minh, dám thay đổi kinh nghiệm. Tư duy sáng tạo góp phần tạo nên kinh nghiệm.
- Tư duy trí tuệ
Tư duy trí tuệ là mức độ cao hơn của tư duy sáng tạo. Nó vẫn dựa trên nền tảng các kinh nghiệm, các tri thức đã được bộ não ghi nhớ, nhưng với việc thiết lập các liên kết mới, tư duy trí tuệ thực hiện sự tổ chức lại tri thức, tạo nên những nhận thức mới vượt ra ngoài những kinh nghiệm, tri thức được tiếp nhận và đây là cái được gọi là tự ý thức. Khi những nhận thức xuất hiện từ quá trình tự ý thức vượt lên
Hoàng Thị Thúy Hằng 26 K36A – SP Sinh
trên những kinh nghiệm, những tri thức đã có và phù hợp với thực tiễn thì chúng trở thành tri thức mới. Tư duy trí tuệ tạo ra tri thức. Nhưng tư duy trí tuệ không dựa trên cơ sở các quy luật tự nhiên thì cũng có thể dẫn đến các sai lầm nghiêm trọng và biểu hiện rõ nhất là các lập luận hoang tưởng.
- Tư duy phân tích
Tư duy phân tích là tư duy về một đối tượng, tìm các thành phần tham gia vào đối tượng, các mối liên kết, quan hệ giữa các đối tượng, xác định các đặc điểm, tính chất, đặc trưng, vai trò của đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác (gọi chung là các yếu tố). Với việc xác định các yếu tố của một đối tượng, tư duy phân tích mang tính tư duy theo chiều sâu. Mức độ sâu sắc của tư duy được đánh giá qua số lượng các yếu tố mà tư duy phân tích tìm được.
- Tư duy tổng hợp
Tư duy tổng hợp là sự tập hợp các yếu tố cùng loại, các yếu tố có liên quan với nhau cho đối tượng. Sự phân tích cho thấy tất cả hay phần lớn các yếu tố của đối tượng, nhưng vai trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh, những thời điểm khác nhau có thể thay đổi, có yếu tố chủ yếu và không thể thiếu, có yếu tố hỗ trợ, có yếu tố cần cho hoàn cảnh này nhưng không cần cho hoàn cảnh khác.
Phân loại theo tính chất
- Tư duy rộng hay hẹp
Tư duy rộng hay hẹp (còn gọi là tư duy theo chiều rộng hay tư duy theo diện) được đánh giá qua số lượng các đối tượng, các vấn đề, các sự vật, sự việc khác nhau được đề cập trong một quá trình tư duy. Tính chất rộng hẹp của tư duy cho thấy mức độ xem xét đối tượng tư duy trong mối quan hệ với các đối tượng khác, trong các môi trường khác là nhiều hay ít.
Tư duy rộng làm cho việc tiếp nhận những tri thức, kinh nghiệm mới, những sự thay đổi trong tư duy trở nên dễ dàng, tính sáng tạo dễ được thực hiện. Điều kiện để có tư duy rộng là hệ thần kinh phải được tiếp nhận tri thức về rất nhiều đối tượng