Khái niệm năng lực

Một phần của tài liệu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tư duy của học sinh trong phần di truyền học – sinh học 12 (Trang 25)

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân, nó đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có [26].

Theo định nghĩa của tác giả Canada trong “Quebec Education program”: “Năng lực được hiểu là tổ hợp các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kiến thức khác nhau để giải quyết vấn đề hay có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp của cuộc sống luôn thay đổi”. Hay nói theo cách khác: “Năng lực là khả năng hành động một cách hiệu quả hay ứng xử phù hợp trong các tình huống phù hợp của cuộc sống” [5].

Weinert (2001) định nghĩa ''Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.''

Như vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động. Năng lực hành động là một loại năng lực, nhưng khi nói phát triển năng lực người ta cũng hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động. Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.

Hoàng Thị Thúy Hằng 20 K36A – SP Sinh

Một phần của tài liệu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tư duy của học sinh trong phần di truyền học – sinh học 12 (Trang 25)