hàng ở Việt Nam
4.3.1. Nhóm giải pháp thuộc về nhà nước
Thứ nhất: Hoàn thiện cơ sở pháp luật và xử lý các vi phạm liên quan phòng, chống rửa tiền
Nhà nƣớc cần quan tâm ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền để đƣa các quy định của Luật vào thực tiễn cuộc sống và dần đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền; Bên cạnh đó, trong các văn bản pháp luật về đầu tƣ, thƣơng mại, hải quan … cần bổ sung các điều khoản về phòng, chống rửa tiền để đảm bảo công tác phòng, chống rửa tiền đƣợc triển khai một cách đồng bộ và có hiệu quả.
Ở khía cạnh khác, Pháp lệnh ngoại hối đƣợc ban hành năm 2005 với các quy định về giao dịch ngoại tệ thông thoáng hơn trƣớc giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong việc thanh toán, giao dịch với các đối tác nƣớc ngoài.
75
Nhƣng đồng thời cũng tạo ra rất nhiều kẽ hở cho tội phạm rửa tiền lợi dụng chuyển “ngoại tệ bẩn” vào trong nƣớc hoặc chuyển ra nƣớc ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới cần bổ sung thêm các quy định trong Pháp lệnh ngoại hối hƣớng tới các mục tiêu về phòng, chống rửa tiền để hạn chế khả năng rửa tiền của bọn tội phạm.
Mặt khác, các cơ quan chức năng cần coi trọng việc xử phạt nghiêm
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền.
Thứ hai: Tăng cường phối hợp quốc tế trong PCRT
Nhà nƣớc cần tích cực, chủ động tham gia các hiệp định, cam kết quốc tế cũng nhƣ tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan trong khu vực và quốc tế nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả các hoạt động chống rửa tiền trên quốc tế và trong nƣớc.
4.3.2. Nhóm giải pháp thuộc về Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rửa tiền
Luật phòng, chống rửa tiền đƣợc ban hành tiếp đó là Thông tƣ số 35/TT-NHNN, tuy nhiên, do công tác tuyên truyền chƣa đƣợc tốt, ngƣời dân chƣa hiểu về phòng, chống rửa tiền đã tạo một tâm lý lo lắng cho ngƣời dân, đã ảnh hƣởng rất lớn đối với các ngân hàng thƣơng mại trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền. Do đó, NHNN cần tuyên truyền để ngƣời dân hiểu việc báo cáo của ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ việc thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng mở các lớp đào tạo về kỹ năng phòng, chống rửa tiền cho các cán bộ ngân hàng thƣơng mại làm công tác giao dịch với khách hàng để có những giải thích kịp thời cho khách hàng về công tác phòng, chống rửa tiền mà ngân hàng đang thực hiện, nhằm tránh những hiểu nhầm không đáng có từ khách hàng.
Thứ hai: Tiếp tục đầu tư hệ thống công nghệ thông tin về phòng, chống
76
Điều này nhằm kết nối chia sẻ thông tin vớ i các bộ , ngành; tăng cƣờng an toàn và bảo mật thông tin; phối hợp với đơn vị bảo trì triển khai nâng cấp phần mềm tiếp nhận dữ liệu và hệ thống phần mềm tích hợp dữ liệu; tăng cƣờng năng lực xử lý của hệ thống; chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ xử lý thông tin nội bộ và đối với các tổ chức cung cấp và chia sẻ thông tin.
Thứ ba: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động
phòng, chống rửa tiền
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với vai trò là cơ quan quản lý nhà nƣớc về phòng, chống rửa tiền cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thƣơng mại, xử lý nghiêm các trƣờng hợp không tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Ngoài ra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần ban hành quy chế giám sát và đƣa tiêu chí tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền vào trong bộ tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng các ngân hàng thƣơng mại. Việc ban hành quy chế giám sát sẽ giúp cho Cơ quan Thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc nói chung và Cục phòng, chống rửa tiền nói riêng chủ động trong việc thanh tra, giám sát các ngân hàng thƣơng mại. Qua đó đƣa ra những biện pháp hữu hiệu yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng, chống rửa tiền.
Thứ tư: Tăng cường thông tin và tọa đàm trao đổi kinh nghiệm phòng,
chống rửa tiền
Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về phòng, chống rửa tiền với các ngân hàng thƣơng mại không những là cơ hội để Cục Phòng, chống rửa tiền tiếp nhận đƣợc các ý kiến phản hồi của các ngân hàng thƣơng mại trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, mà còn là cơ hội để các ngân hàng thƣơng mại trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền. Qua
77
đó, hạn chế các hành vi lợi dụng hệ thống ngân hàng thƣơng mại để thực hiện các hành vi rửa tiền.
Thứ năm: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong
phòng, chống rửa tiền
Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với vai trò là đầu mối quốc gia về phòng, chống rửa tiền cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn và luật pháp quốc tế về phòng, chống rửa tiền; cập nhật, trao đổi các phƣơng thức, thủ đoạn mới về rửa tiền trong nƣớc và quốc tế.
4.3.3. Nhóm giải pháp thuộc về các ngân hàng thương mại
Thứ nhất: Thành lập bộ phận chuyên trách về phòng, chống rửa tiền
Việc thành lập bộ phận chuyên trách về phòng, chống rửa tiền là thực sự cần thiết. Bộ phận chuyên trách này sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, giám sát thực hiện quy trình nội bộ, thực hiện công tác thu nhập, tổng hợp mọi thông tin về những giao dịch đáng ngờ báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền và đề xuất các biện pháp khác liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và bảo vệ đƣợc đơn vị của mình khỏi những rủi ro đáng tiếc.
Thứ hai: Coi trọng công tác nhận dạng các khách hàng:
Ngân hàng thƣơng mại cần nỗ lực trong việc nhận dạng khách hàng bao gồm cả khách hàng cũ và khách hàng mới và cả những khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức mình.
Thứ ba: Xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh quy trình nội bộ phòng,
chống rửa tiền
Ngân hàng thƣơng mại cần thực hiện nghiêm chỉnh quy trình nội bộ về phòng, chống rửa tiền. Cần có chính sách quy định đảm bảo tất cả cán bộ, nhân viên đều đƣợc biết và nhận thức đúng về các chính sách, quy trình nội của đơn vị.
78
Thứ tư:. Đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ về công tác phòng,
chống rửa tiền
Các ngân hàng cần có chƣơng trình, kế hoạch đào tạo về phòng, chống rửa tiền hiệu quả đảm bảo mọi nhân viên trong tổ chức đều đƣợc trang bị kiến thức cơ bản về phòng, chống rửa tiền và đối với nhân viên một số bộ phận cụ thể có liên quan phải đƣợc trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu về phòng, chống rửa tiền.
Thứ năm: Hiện đại hóa công nghệ tin học trong ngân hàng
Đầu tƣ các phần mềm phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền có khả năng cảnh báo đối với các khách hàng nằm trong “danh sách đen”, lọc tách dữ liệu nằm trong mức giao dịch phải báo cáo, phân loại tài khoản theo mức độ rủi ro … là hoàn toàn phù hợp. Qua đó, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
79
KẾT LUẬN
Hiện nay, rửa tiền đã và đang trở thành một vấn nạn đối với nhiều quốc gia trên thế giới và là vấn đề đƣợc cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh, tự do hóa, toàn cầu hóa và khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phƣơng thức, thủ đoạn rửa tiền ngày càng đa dạng, tinh vi, phức tạp và hoạt động rửa tiền đƣợc mở rộng ở quy mô toàn cầu. Hoạt động rửa tiền có ảnh hƣởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng... của tất cả các quốc gia; đặc biệt, hoạt động rửa tiền làm mất sự kiểm soát các chính sách kinh tế, làm suy yếu khu vực kinh tế tƣ nhân, lũng đoạn hệ thống tài chính, nguy hại đến nền kinh tế vĩ mô, bóp méo hoạt động ngoại thƣơng, ngăn cản hội nhập quốc tế. Nếu không có những điều kiện trên và để cho hoạt động rửa tiền phát triển thì quốc gia đó không phải là một đối tác tin cậy và không thể tham gia vào thị trƣờng tài chính thế giới một cách toàn diện.
Để ngăn chặn những tác hại to lớn của việc lợi dụng hệ thống ngân hàng để tiến hành rửa tiền, các quốc gia thƣờng thực hiện phƣơng thức phòng, chống rửa tiền thông qua ban hành luật và các quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền; thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền; thiết lập quy trình phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thƣơng mại; coi trọng đánh giá khách hàng, phân loại rủi ro; kiểm soát các giao dịch đáng ngờ; lƣu giữ hồ sơ về khách hàng…
Việt Nam đã, đang và sẽ ngày càng coi trọng công tác chống rửa tiền qua các ngân hàng. Trên thực tế Việt Nam đã có nhiều động thái và thành công bƣớc đầu đáng ghi nhận trong công tác phòng, chống rửa tiền. Thách thức và bất cập trong hoạt động chống rửa tiền cũng còn nhiều và nhiệm vụ ngày càng nặng nề cùng với bối cảnh hội nhập mới.
80
Vì vậy, để phòng và chống rửa tiền qua các ngân hàng có hiệu quả ở Việt Nam, cần thực hiện:
Thứ nhất, thống nhất nhận thức và xác định quyết tâm về sự cần thiết phải tăng cƣờng chống rửa tiền nhƣ một trong các nhiệm vụ và giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm an ninh tiền tệ, lành mạnh hệ thống tài chính quốc gia và đáp ứng các yêu cầu, cam kết hội nhập quốc tế.
Thứ hai, cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác chống rửa tiền; cần giao nhiệm vụ cụ thể và quyền lực cần thiết đủ lớn cho cơ quan chuyên trách chống rửa tiền, với các chế tài đủ nghiêm trừng phạt các hành vi rửa tiền.
Thứ ba, tăng cƣờng phối hợp quốc tế trong phòng chống rửa tiền, nhất là phối hợp về thể chế và thông tin, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sâu cần thiết để nhận diện và đuổi bám, ngăn chặn các hoạt động chuyển tiền ngày càng phức tạp, xuyên quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
Thứ tư, cần có các phƣơng án, kịch bản và nhạc trƣởng trong toàn bộ công tác tổ chức phòng chống rửa tiền là NHNN; đồng thời, cần tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, từ lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
Thứ năm, cần phát triển hệ thống thông tin quốc gia công khai, minh bạch, cập nhật và thuận tiện tra cứu về các quy định, nhận biết và các quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan của các ngân hàng thƣơng mại và ngƣời dân về chuyển tiền và giao dịch của ngân hàng, phòng, chống rửa tiền…
Đặc biệt, cần coi cả phòng và chống rửa tiền là nhiệm vụ thƣờng xuyên và quan trọng của hoạt động quản lý nhà nƣớc, cũng nhƣ của toàn ngành và từng đơn vị ngân hàng bảo đảm ổn định và lành mạnh nền kinh tế nói chung, thị trƣờng tài chính-tiền tệ nói riêng. Sử dụng đồng bộ và linh hoạt các công cụ, giải pháp chống rửa tiền; không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý, phát triển các thể chế và công nghệ, nhân lực trong hoạt động chống rửa tiền. Tăng cƣờng phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong nƣớc và quốc tế,
81
nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả công tác chống rửa tiền; bảo đảm việc tuân thủ các quy định phòng, chống rửa tiền của các Ngân hàng thƣơng mại. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra công tác PCRT và cƣơng quyết xử phạt vi phạm hành chính trong việc không tuân thủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền đối với các TCTD. Tiến tới hạn chế giao dịch bằng tiền mặt; Hƣớng các ngân hàng tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền...
Phòng chống rửa tiền qua ngân hàng hiệu quả là thƣớc đo và điều kiện để phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam trong hội nhập.
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 148/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng.
2. Bộ xây dựng, 2011. Thông tư số12/2011/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản,
3. Bộ Tƣ pháp, 2010. Tăng cường năng lực của các cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật trong công tác phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam. Lĩnh vực Tƣ pháp.
4. Chính phủ, 2013. Nghị định số 116/2003/NĐ–CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.
5. Nguyễn Hải Bình, 2005. Phòng, chống rửa tiền trên thế giới và một số lưu ý khi áp dụng tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 11, trang 10-13
6. Lê Vinh Danh, 1997. Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương ở các nước tư bản phát triển, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2008. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
8. Nguyễn Minh Hiền, 2011. Phòng ngừa tội phạm rửa tiền ở Việt Nam. Tiến sĩ. Học Viện cánh sát nhân dân
9. Trần Quang Hiệp, 2009. Công tác đấu tranh phòng chống rửa tiền ở Việt Nam, tạp chí Công An nhân dân, số 07, trang 15-19.
10. Nguyễn Đắc Hoan, 2007. Hoạt động rửa tiền ở Việt Nam - Giải pháp phòng ngừa. Đề tài cấp bộ.
11. Đoàn Hồng Lê, 2009. Kinh nghiệm của Hồng Kông vào việc chống tội phạm “rửa tiền” ở nước ta hiện nay, Tạp chí sinh hoạt lý luận, số 4, trang 12-15.
12. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013. Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
83
13. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013. Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
14.Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam, 2009. Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Lĩnh vực ngân hàng.
15. Nguyễn Văn Ngọc, 2014. Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015-2020, Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 02-05.
16. Nguyễn Văn Ngọc, 2014. Tiến triển trong công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 1+2, trang 63-65.
17. Paul Allan Schott, 2007. Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin
18. Quốc hội, 2012. Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13.
19. Liên Hiệp Quốc, 1988, Công ước Viên về chống buôn lậu ma tuý tổng hợp và các chất hướng thần, Vienna.
20. Liên Hiệp Quốc, 2000, Công ước Palermo về chống tội phạm có tổ chức, Palermo
21. Trần Thị Hoài Thu, 2013. Nguy cơ bị lợi dụng rửa tiền, tài trợ khủng bố từ hệ thống chuyển tiền ngầm và hanhg lang pháp lý điều chỉnh, Tạp chí ngân hàng, số 16, trang 56-59
22. Văn Tạo, Kim Anh, 2010, Phòng, chống rửa tiền kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 1.
23. Nguyễn Thị Minh Thơ, 2010. Rủi ro về rửa tiền và tài trợ cho khủng bố