Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia có hệ thống phòng, chống rửa tiền tốt. Để tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống rửa tiền tôi chọn Mỹ và Trung Quốc vì Mỹ có thể được coi là quốc gia có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới, tất cả các định chế tài chính và nhân viên đều phải tuân theo và Trung Quốc là một quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong tổ chức bộ máy của cơ quan chống rửa tiền.
1.1.4.1 Kinh nghiệm của Mỹ
Mỹ có thể đƣợc coi là quốc gia có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới, tất cả các định chế tài chính và nhân viên đều phải tuân theo.
Một trong những đạo luật quan trọng nhất liên quan đến phòng, chống rửa tiền là Luật Bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện cho việc điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế… bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lƣu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Sau đó
22
Luật đƣợc sửa đổi cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các trƣờng hợp xét thấy cần điều tra.
Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật Quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật Quản lý rửa tiền năm 1986, Luật Chống sử dụng ma tuý năm 1988, Luật Chống rửa tiền Annunzio – Wylie năm 1992. Luật Quản lý rửa tiền năm 1986 của Mỹ ra đời đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền, từ đó trở đi hành vi rửa tiền bị coi là một hành vi tội phạm, thay vì chỉ là một yếu tố trong toàn bộ một tội ác nhƣ trƣớc kia. Tiếp đó, Luật Ngăn chặn rửa tiền năm 1994 yêu cầu các ngân hàng phải thành lập lực lƣợng đặc nhiệm để loại trừ các hoạt động đáng ngờ trong các tổ chức của họ. Luật Yêu nƣớc năm 2001 thiết lập kiểm tra danh tính bắt buộc đối với khách hàng của các ngân hàng Hoa Kỳ, cung cấp các nguồn theo dõi những giao dịch trong hệ thống ngân hàng ngầm mà bọn khủng bố thƣờng sử dụng. Bên cạnh đó, lực lƣợng thực thi pháp luật cũng tăng cƣờng hành động. Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn đƣợc bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền.
Luật Chống rửa tiền của Mỹ quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tƣợng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền của các nhân viên của các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. Về mặt dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lƣu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, ngƣời vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai.
Cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền của Mỹ là Bộ Ngân khố Mỹ (Department of Treasury). Cơ quan này chịu trách nhiệm thực thi
23
hoạt động chống lại mọi khía cạnh của rửa tiền cả trong nƣớc và nƣớc ngoài, thông qua hoạt động của Văn phòng chống khủng bố và tình báo tài chính (Office of Terrorism and Financial Intelligence- TFI). TFI sử dụng các nguồn lực bao gồm một phạm vi đa dạng các cơ quan pháp luật, các chuyên gia tài chính, các nguồn lực hoạt động và cả mối quan hệ mở rộng với khu vực tƣ nhân, các cơ quan liên ngành và các tổ chức quốc tế để xác định và tấn công mọi điểm yếu và mạng lƣới rửa tiền trong hệ thống tài chính trong nƣớc và quốc tế.
Đơn vị quan trọng nhất trong TFI là Mạng lƣới cƣỡng chế tội phạm tài chính (Financial Crimes Enforcement Network- FinCEN). FinCEN đƣợc tổ chức thành một đơn vị dạng Cục, nằm trong TFI thuộc Bộ Ngân khố Mỹ. Giám đốc của FinCEn do Tổng thƣ ký Ngân khố Mỹ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên thứ trƣởng phụ trách tình báo tài chính và khủng bố của Bộ Ngân khố. Nhiệm vụ chính của FinCEN là nhằm tăng cƣờng tính toàn vẹn của hệ thống tài chính bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện và ngăn chặn các tội phạm tài chính. FinCEN thực hiện sứ mệnh này của mình thông qua việc tiếp nhận và duy trì các dữ liệu giao dịch tài chính, phân tích và phổ biến các dữ liệu đó cho các mục đích thực thi pháp luật và xây dựng hợp tác toàn cầu với các tổ chức đối tác ở các nƣớc khác và với các cơ quan quốc tế. FinCEN đƣợc Quốc hội Mỹ ủy quyền thực hiện các trách nhiệm sau:
- Hỗ trợ và cƣỡng chế thực thi các quy định của pháp luật về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố;
- Hỗ trợ, tổng hợp và phân tích các dữ liệu liên quan đến chức năng kiểm tra tuân thủ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác;
- Quản lý việc thu thập, xử lý, lƣu trữ, phổ biến và bảo vệ dữ liệu đƣợc nộp theo yêu cầu báo cáo của FinCEN;
24
- Duy trì khả năng truy cập ở mức độ chính phủ đối với các dữ liệu của FinCEN;
- Hỗ trợ điều tra và truy tố cƣỡng chế thực thi pháp luật;
- Tổng hợp dữ liệu và đề xuất phân bổ các nguồn lực nội bộ và bên ngoài để đối phó với các khu vực nguy cơ tội phạm tài chính cao nhất;
- Chia sẻ thông tin và phối hợp với các đơn vị tình báo tài chính (FIU) nƣớc ngoài hoặc các đối tác trong lĩnh vực chống rửa tiền và tài trợ khủng bố;
- Tiến hành phân tích để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, thực thi pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các cơ quan tình báo tài chính cũng nhƣ cho ngành công nghiệp tài chính.
- FinCEN hoạt động với vai trò nhƣ một cơ quan tình báo tài chính (FIU) cho Hoa Kỳ và là một trong hơn 100 FIU thuộc Nhóm Egmont, một tổ chức quốc tế tập trung vào việc chia sẻ thông tin và hợp tác giữa các FIU. Mỗi cơ quan tình báo tài chính là một cơ quan quốc gia cấp trung ƣơng, chịu trách nhiệm nhận, yêu cầu, phân tích và phổ biến đến các cơ quan có thẩm quyền các thông tin tài chính liên quan đến tiền thu đƣợc của tội phạm và tiềm năng tài chính của khủng bố hoặc thuộc phạm vi yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định của luật pháp hiện hành; và hoạt động để chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Là một trong các FIU hàng đầu thế giới, FinCEN trao đổi thông tin tài chính với các đối tác FIU khắp thế giới với sự hỗ trợ của Mỹ và các tổ chức điều tra tội phạm tài chính nƣớc ngoài.
Các khái niệm cơ bản cho hoạt động cốt lõi của FinCEN là "theo luồng tiền". Động cơ chính của bọn tội phạm là nguồn tài chính đạt đƣợc, và chúng để lại những dấu vết tài chính khi cố gắng rửa các khoản tiền tội phạm hoặc tiêu pha các khoản lợi nhuận phi pháp. FinCEN hợp tác với các cơ quan cƣỡng chế thực thi pháp luật ở tất cả các cấp chính quyền, hỗ trợ thi hành các chính sách đối ngoại của quốc gia và thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia.
25
Các cơ quan cƣỡng chế thực thi pháp luật sử dụng thành công những kỹ thuật tƣơng tự, bao gồm cả tìm kiếm thông tin mà FinCEN thu thập từ ngành công nghiệp tài chính, điều tra và theo dõi một loạt các tội phạm, bao gồm cả lừa đảo, trốn thuế, và buôn bán ma túy. Trong những năm gần đây, các kỹ thuật đƣợc sử dụng để lần theo những dấu vết chuyển tiền cũng đã đƣợc áp dụng để điều tra và phá vỡ âm mƣu của các nhóm khủng bố, mà tài chính thƣờng đƣợc các tổ chức và mạng lƣới khác hỗ trợ.
1.1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có nhiều nét tƣơng đồng với Việt Nam trong tổ chức bộ máy của cơ quan chống rửa tiền.
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế và trƣớc yêu cầu đòi hỏi của cuộc đấu tranh chống rửa tiền, ngày 31/10/2006 Trung Quốc đã ban hành Luật chống rửa tiền, luật có hiệu lực vào ngày 01/01/2007.
Tội rửa tiền đƣợc xác định là hành vi phạm tội trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc từ năm 1997. Tiếp đó, năm 2003, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành 3 quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức tài chính trong công tác phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên, cả luật hình sự và các quy định hành chính đã thể hiện rõ những hạn chế của nó. Theo quy định của luật hình sự, vấn đề nổi bật là các tội phạm nguồn có phạm vi khá hẹp, do vậy không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, các quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đƣợc đánh giá là chƣa đủ về phạm vi và hiệu lực pháp lý chƣa cao. Trên cơ sở những lý do này, việc xây dựng một cách hệ thống và hoàn chỉnh các quy định về phòng, chống rửa tiền ở Trung Quốc là rất cần thiết.
Luật chống rửa tiền của Trung Quốc đã mở rộng phạm vi tội phạm nguồn của tội phạm rửa tiền thành bảy nhóm tội danh, rộng hơn so với quy định ban đầu của Bộ luật hình sự năm 1997 (bao gồm hơn 70 tội danh cụ thể).
26
Đặc điểm chung của các nhóm tội phạm này là đều có thể thông qua hoạt động phạm tội thu đƣợc những khoản tiền, tài sản lớn một cách trực tiếp.
Luật chống rửa tiền của Trung Quốc đã tiếp thu các kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động chống rửa tiền của cộng đồng quốc tế, đã thay thế đƣợc các quy định còn bất cập trƣớc đây về hoạt động chống rửa tiền. Lần đầu tiên, Luật Chống rửa tiền đã thành lập một hệ thống giám sát, quản lý chống rửa tiền tại Trung Quốc, quy định trách nhiệm chống rửa tiền và các nhiệm vụ của cơ quan có liên quan. Luật xác định rõ phạm vi của các tổ chức tài chính phải thực hiện nghĩa vụ về chống rửa tiền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý trong trƣờng hợp vi phạm các quy định về chống rửa tiền. Đối với các biện pháp điều tra chống rửa tiền, Luật thiết lập các điều khoản về các cơ quan thực hiện việc điều tra, thủ tục phê duyệt và thời hạn điều tra. Luật cũng quy định các nguyên tắc cơ bản của hợp tác quốc tế về chống rửa tiền.
Luật chống rửa tiền quy định nghĩa vụ phòng, chống rửa tiền của các tổ chức phi tài chính, phù hợp với thông lệ về chống rửa tiền trong cộng đồng quốc tế. Mặc dù tổ chức tài chính là những đơn vị dễ bị lợi dụng nhất bởi tội phạm rửa tiền, sự gia tăng tính nghiêm ngặt và cải thiện các cơ chế giám sát tài chính dẫn đến sự chuyển hƣớng của các đối tƣợng phạm tội qua các tổ chức phi tài chính. Do vậy, Luật chống rửa tiền quy định một số tổ chức phi tài chính đặc biệt phải thực hiện nghĩa vụ về chống rửa tiền là phù hợp với điều kiện hiện tại.
Nhiệm vụ đấu tranh chống rửa tiền liên quan đến rất nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau. Vì vậy, cần thiết phải thiết lập một cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa các lĩnh vực nhằm đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả hoạt động rửa tiền. Luật Chống rửa tiền quy định, đơn vị giám sát, quản lí chống rửa tiền trực thuộc Quốc vụ viện (cụ thể là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc) phụ trách việc giám sát và quản lý công tác chống rửa tiền trong phạm vi toàn quốc. Các cơ quan có liên quan thuộc Quốc vụ viện thực hiện nghĩa vụ giám
27
sát, quản lí công tác chống rửa tiền trong phạm vi chức trách của mình. Đơn vị giám sát, quản lí chống rửa tiền, các bộ, ngành có liên quan thuộc Quốc vụ viện và các cơ quan tƣ pháp phối hợp với nhau trong công tác phòng, chống rửa tiền.
Bên cạnh đó, Luật chống rửa tiền còn quy định Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thành lập Trung tâm thông tin chống rửa tiền, phụ trách tiếp nhận và phân tích các báo cáo về giao dịch số lƣợng lớn và các giao dịch đáng ngờ, báo cáo kết quả phân tích cho đơn vị giám sát, quản lí chống rửa tiền và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác đƣợc giao. Nhƣ vậy, Trung tâm thông tin chống rửa tiền đƣợc xem là FIU của Trung Quốc, là trung tâm tiếp nhận và xử lý các thông tin theo yêu cầu của cộng đồng quốc tế. Từ các điều luật đã nêu trên, rõ ràng là Luật chống rửa tiền đã thiết lập đƣợc một hệ thống giám sát, quản lý, phân chia nhiệm vụ cụ thể và hợp tác chặt chẽ giữa các ngành khác nhau.
Với vai trò là “ngƣời gác cửa cho nền kinh tế quốc gia”, các tổ chức tài chính ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đấu tranh chống rửa tiền. Tổ chức tài chính có thể giám sát và báo cáo các giao dịch đáng ngờ, phát hiện và kiểm soát tài khoản nghi vấn có liên quan đến tội phạm. Để hoạt động chống rửa tiền trở thành một công tác thƣờng xuyên trong hệ thống tài chính, Luật Chống rửa tiền của Trung Quốc đã chỉ rõ các nghĩa vụ của tổ chức tài chính, chẳng hạn nhƣ hệ thống kiểm soát nội bộ, nghĩa vụ nhận biết khách hàng, công tác lƣu trữ hồ sơ và báo cáo các giao dịch đáng ngờ.
Các giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng các giao dịch lớn hoặc bất thƣờng. Vì vậy, Luật chống rửa tiền cũng quy định, khi một giao dịch đƣợc tiến hành vƣợt quá một số tiền trong thời hạn quy định, hoặc khi bất kỳ giao dịch đáng ngờ nào đƣợc phát hiện, thì các giao dịch đó phải đƣợc báo cáo tới Trung tâm thông tin chống rửa tiền một cách
28
kịp thời. Các biện pháp cụ thể để xử lý các giao dịch lớn và giao dịch đáng ngờ đƣợc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quy định cụ thể.
Hoạt động điều tra, xác minh các giao dịch đáng ngờ, giao dịch số lƣợng lớn phục vụ công tác chống rửa tiền đƣợc thực hiện bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc với tƣ cách là đơn vị giám sát, quản lý chống rửa tiền thuộc Quốc vụ viện, hoặc các chi nhánh của nó ở cấp tỉnh. Hoạt động này phải đƣợc tiến hành bởi từ hai nhân viên điều tra trở lên, trên cơ sở quyết định điều tra của đơn vị giám sát, quản lý chống rửa tiền. Trong trƣờng hợp cần thiết, các nhân viên điều tra, với sự phê chuẩn của đơn vị giám sát quản lý chống rửa tiền, có thể tra cứu, phục hồi các thông tin tài khoản của đối tƣợng bị điều tra, xem xét các thông tin giao dịch và các tài liệu khác có liên quan, có quyền niêm phong bất kỳ tài liệu, văn bản hoặc đồ vật nào phục vụ công tác điều tra.
Trong trƣờng hợp thông qua hoạt động điều tra, không thể làm rõ đƣợc các nghi vấn rửa tiền, vụ việc phải đƣợc báo cáo ngay cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền. Một lệnh phong tỏa tài khoản trong vòng 48 giờ có thể đƣợc đơn vị giám sát, quản lí chống rửa tiền áp dụng đối với các tài khoản nghi vấn để tránh việc chuyển tiền ra nƣớc ngoài .
Nhƣ vậy, Luật chống rửa tiền của Trung Quốc đã trao cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, với tƣ cách là đơn vị giám sát, quản lý chống rửa tiền,