Một là, đối với việc triển khai công tác phòng, chống rửa tiền tại các đối tượng báo cáo còn nhiều tồn tại, bất cập. Hầu hết các đối tượng báo cáo đều có quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, nhưng việc triển khai, kiểm tra việc thực hiện quy định này còn rất hạn chế. Một số đối
66
tượng báo cáo có mạng lưới rộng gồm hội sở, các chi nhánh, phòng giao dịch nhưng công tác phòng, chống rửa tiền mới được triển khai ở hội sở và nhiều khi mang tính đối phó.
Hai là, nhận thức của phần đông người dân trong xã hội cũng như một số cán bộ của các cơ quan nhà nước về vấn đề rửa tiền vẫn còn hạn chế. Nhiều đối tượng báo cáo như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm... vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác phòng, chống rửa tiền. Các đối tượng này chưa chú trọng đến công tác nhận biết khách hàng, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và công tác đào tạo,...
Ba là, nhân lực phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền còn thiếu và chưa được đào tạo đầy đủ. Hiện nay ngoài Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có bộ phận chuyên trách phòng, chống rửa tiền, còn các bộ, ngành khác có trách nhiệm tham gia vào đấu tranh chống rửa tiền như Bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án chưa có bộ phận chuyên trách. Vì công tác phòng, chống rửa tiền còn khá mới ở Việt Nam, nên kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác này chưa nhiều.
67
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÕNG, CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI