Các công cụ chủ yếu chống rửa tiền qua ngân hàng

Một phần của tài liệu Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 28)

Nhằm ngăn chặn những tác hại to lớn của việc lợi dụng hệ thống ngân hàng để tiến hành rửa tiền, các quốc gia thƣờng thực hiện các công cụ phòng, chống rửa tiền sau:

1.2.3.1. Ban hành luật và các quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

Hiện nay, hầu hết các nƣớc phát triển đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền. Thời gian ban hành Luật ở mỗi nƣớc có khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, mức độ tác hại của rửa tiền đối với quốc gia đó. Tuy nhiên, Luật phòng, chống rửa tiền ở các nƣớc có một số đặc điểm chung, nhƣ: Luôn hƣớng đến việc tuân thủ các khuyến nghị của FATF; liệt kê tất cả các tội danh

19

liên quan đến rửa tiền; yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện quy tắc nhận biết khách hàng; quy định mức giao dịch phải báo cáo; các dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền.

1.2.3.2. Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền.

Hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình một cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền. Nhiệm vụ của cơ quan này là giám sát việc thực hiện luật phòng, chống rửa tiền.

Có hai mô hình hoạt động cơ bản:

- Mô hình thứ nhất, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị trực thuộc bộ máy chính phủ, thƣờng là trực thuộc ngân hàng trung ƣơng, trợ giúp chính phủ thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh việc thực hiện chức năng giám sát thi hành luật phòng, chống rửa tiền, cơ quan này còn thực hiện chức năng thu thập các thông tin từ các tổ chức tín dụng, xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ và đề xuất các biện pháp liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền.

- Mô hình thứ hai, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị hoàn toàn độc lập với bộ máy chính phủ, không chịu sự chi phối của bất kỳ đơn vị nào trong bộ máy chính phủ. Nó có quyền hạn, chức năng, phạm vi hoạt động rộng rãi hơn. Ƣu điểm nổi bật của mô hình này là đảm bảo sự độc lập, khách quan trong điều tra rửa tiền.

1.2.3.3. Thiết lập quy trình phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại; coi trọng đánh giá khách hàng, phân loại rủi ro

Nhìn chung, các ngân hàng thƣơng mại coi việc đánh giá và phân loại khách hàng là việc làm hàng đầu. Việc đánh giá và phân loại khách hàng có ý nghĩa quan trọng quyết định, vì thông qua đây, ngân hàng thƣơng mại sẽ có các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Thông thƣờng các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới thƣờng phân khách hàng thành 3 loại nhƣ sau:

20

- Khách hàng có rủi ro cao: Kiểm tra giám sát thƣờng xuyên và bắt buộc trong việc tìm hiểu thông tin về khách hàng.

- Khách hàng rủi ro trung bình: Kiểm tra, giám sát ở mức độ bình thƣờng và tìm hiểu thông tin về khách hàng khi có yêu cầu.

- Khách hàng rủi ro thấp: Kiểm tra giám sát ở mức độ đơn giản và chỉ đòi hỏi những thông tin thông thƣờng về khách hàng.

1.2.3.4. Kiểm soát các giao dịch đáng ngờ

Giao dịch đáng ngờ là giao dịch có dấu hiệu bất thƣờng, liên quan đến rửa tiền đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của từng quốc gia. Một số quốc gia trên thế giới nhƣ: Mỹ, Nhật, Anh … đều xem xét dấu hiệu bất thƣờng dựa trên mức (ngƣỡng) giá trị của các giao dịch quy định (thông thƣờng các giao dịch có giá trị vƣợt mức 10.000 USD hoặc tƣơng đƣơng sẽ nằm trong danh sách các giao dịch cần phải lƣu ý, báo cáo). Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác lại lƣu ý đến những giao dịch có dấu hiệu không bình thƣờng thông qua tính chất, đặc điểm giao dịch, các thông tin về khách hàng … mà không quá quan tâm đến giá trị giao dịch, tiêu biểu cho trƣờng hợp này là Malaysia.

Khi phát hiện về các giao dịch đáng ngờ, nhân viên ngân hàng phụ trách sẽ tiến hành xử lý, báo cáo cấp trên xem xét. Sau khi kiểm tra tính xác thực thông tin về khách hàng, ngân hàng sẽ quyết định việc chuyển các thông tin giao dịch đáng ngờ cho Cơ quan phòng, chống rửa tiền. Để việc này đƣợc tiến hành tốt, các ngân hàng phải đƣợc hƣớng dẫn xây dựng quy trình báo cáo thông tin về giao dịch đáng ngờ, nhƣng vẫn đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng.

1.2.3.5. Lưu giữ hồ sơ về khách hàng

Các ngân hàng thƣơng mại thực hiện nghiêm chỉnh việc lƣu giữ hồ sơ, thông tin về khách hàng. Các thông tin về nhận dạng khách hàng và thông tin giao dịch đƣợc lƣu giữ trong thời gian tối thiểu là 5 năm hoặc dài hơn theo

21

yêu cầu của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các hồ sơ có liên quan đến công tác điều tra khởi tố. Theo Luật phòng, chống rửa tiền của Malaysia, thời gian lƣu giữ hồ sơ khách hàng là 6 năm, nếu không có dính líu gì đến các vụ việc khác.

1.2.3.6. Tuân thủ các khuyến nghị của FATF và thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Ngày nay, hành vi rửa tiền không chỉ thực hiện trong phạm vi một quốc gia mà còn có thể thực hiện xuyên suốt từ quốc gia này đến quốc gia khác. Do vậy, công tác phòng, chống rửa tiền rất cần sự hợp tác của các quốc gia trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)