Những tồn tại

Một phần của tài liệu Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 73)

Một là, Luật Phòng, chống rửa tiền, Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền và Thông tƣ số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của NHNN hƣớng dẫn thực hiện một số quy định về phòng,

64

chống rửa tiền mới có hiệu lực, tuy nhiên các tổ chức tài chính còn gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành một số quy định mới về phòng, chống rửa tiền nhƣ nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng đối với chủ sở hữu hƣởng lợi, ngƣời thân của cá nhân có ảnh hƣởng chính trị, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro và cách xử lý việc từ chối khách hàng ... Nhiều quy định theo hƣớng tiếp nhận các khuyến nghị theo so với chuẩn mực quốc tế về khủng bố và chống tài trợ khủng bố, do vậy chƣa phù hợp với Việt Nam. Ngƣợc lại, nhiều quy định lại chặt chẽ hơn nhiều chuẩn mực quốc tế và các quy định tại các quốc gia tuân thủ FATF. Các đối tƣợng báo cáo đã có nhiều đề nghị giải đáp cách thức xử lý các quy định trong quá trình thực thi Luật phòng, chống rửa tiền, Nghị định 116 và Thông tƣ 35 nêu trên.

Hai là, nhận thức về vai trò, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền của các đối tƣợng báo cáo còn hạn chế dẫn tới việc triển khai công tác phòng, chống rửa tiền chƣa đồng đều; nhiều báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các TCTD chƣa đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định vì khách hàng không cung cấp; việc thẩm định tính bất thƣờng trong giao dịch của bộ phận chuyên trách phòng, chống rửa tiền tại các tổ chức tín dụng còn bất cập dẫn đến việc xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ chậm và khó đƣa ra nhận định.

Ba là, nhân sự phụ trách công tác phòng, chống rửa tiền của các đối tƣợng báo cáo là kiêm nhiệm, khó khăn cho việc giám sát và thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, hệ thống công nghệ thông tin tại các ngân hàng hiện chƣa đáp ứng tối ƣu cho công tác phòng, chống rửa tiền. Việc rà soát khách hàng còn thủ công, chƣa đƣợc tự động hóa. Việc đầu tƣ vào hệ thống công nghệ thông tin cần nhiều chi phí và thời gian.

Năm là, các đối tƣợng báo cáo mới chỉ dừng lại ở tập huấn nghiệp vụ có xen kẽ nội dung về công tác phòng, chống rửa tiền cho cán bộ nhân viên mà chƣa tổ chức lớp đào tạo sâu rộng về công tác phòng, chống rửa tiền riêng.

65

Sáu là, lực lƣợng cán bộ làm công tác thu thập, phân tích và xử lý thông tin quá mỏng, trong khi báo cáo giao dịch đáng ngờ đang xử lý ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Số lƣợng cán bộ làm công tác thu thập và xử lý thông tin thuộc Cục Phòng, chống rửa tiền còn ít và phần lớn là cán bộ trẻ nên ngoài việc xử lý công việc còn phải thƣờng xuyên học tập, nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong ngành ngân hàng. Hơn nữa, năm 2013, Cục Phòng, chống rửa tiền của NHNN đã tham mƣu xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền, Nghị định hƣớng dẫn thi hành và Thông tƣ hƣớng dẫn nên ngoài việc xử lý thông tin, cán bộ làm công tác phòng, chống rửa tiền còn phải dành nhiều thời gian cho việc xây dựng các văn bản pháp luật phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

Bảy là, nhiều vụ việc đƣợc yêu cầu ngoài chức năng, nhiệm vụ của Cục Phòng, chống rửa tiền: Trợ giúp rà soát, cung cấp thông tin theo yêu cầu của các đơn vị công an trong quá trình điều tra các vụ án riêng biệt hoặc thông tin, phục vụ công tác nghiệp vụ về kinh tế, hình sự hoặc phục vụ an ninh, chính trị quốc gia. Công việc này đòi hỏi bộ phận thu thập, xử lý thông tin phải đầu tƣ thời gian, nhân lực quá nhiều nên ảnh hƣởng lớn đến tiến độ xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ, đến việc thực thi nhiệm vụ chính của Cục Phòng, chống rửa tiền.

Tám là, việc thực hiện các yêu cầu tra soát và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng từ các cơ quan công an còn nhiều bất cập về khía cạnh pháp lý và việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 73)