2.1.1. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích áp dụng: Phƣơng pháp phỏng vấn nhằm mục đích cụ thể hóa, bổ sung những dữ liệu mà điều tra thứ cấp chƣa cung cấp đƣợc. Qua phỏng vấn để làm rõ, cụ thể hơn thực trạng phòng, chống rửa tiền thông qua các ngân hàng ở nƣớc ta hiện nay.
Cách thức tiến hành: Dựa trên những thông tin cần sử dụng cho nghiên cứu, tiến hành chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn. Sau đó gặp các đối tƣợng phỏng vấn theo thời gian hẹn trƣớc để tiến hành phỏng vấn. Trong suốt quá trình phỏng vấn, tiến hành bút ký những ý kiến trả lời, lƣu lại thông tin quan trọng để tiến hành xử lý thông tin.
Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ lãnh đạo Cục phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Địa điểm phỏng vấn: Do tính chất công việc của ngƣời đƣợc phỏng vấn làm việc trong Cục Phòng, chống rửa tiền thƣờng bận bịu, nên địa điểm phỏng vấn đƣợc chọn là tại Cục phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế kéo dài trong khoảng từ 30 đến 50 phút. Tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lƣợng cuộc phỏng vấn phù hợp.
Thời điểm phỏng vấn: Phỏng vấn viên điện thoại liên hệ trƣớc với các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tƣợng phỏng vấn sao cho ngƣời đƣợc hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất khi tiếp chuyện phỏng vấn viên.
33
Nội dung câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Ông (bà) cho biết về thực trạng rửa tiền Việt Nam trong thời gian vừa qua?
Câu 2: Ông (bà) có thể cho biết trách nhiệm của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong việc phòng, chống rửa tiền?
Câu 3: Để phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nƣớc đã đƣa ra quy định giao dịch trên 300 triệu đồng trong ngày thì phải báo cáo việc này có đƣợc các ngân hàng thƣơng mại tuân thủ?
Câu 4: Ông (bà) cho biết về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực phòng, chống rửa tiền ở các ngân hàng tại Việt Nam.
Câu 5: Quan điểm và mục tiêu chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới là gì?
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Ưu điểm: Dữ liệu thứ cấp là xuất phát điểm của việc nghiên cứu, đây là những thông tin đã có sẵn, (những thông tin) đƣợc thu thập trƣớc đây về mục tiêu khác. Vì vậy, khi sử dụng phƣơng pháp này sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức.
Nhược điểm: Cần phải đề phòng những dữ liệu này đã cũ, không chính xác, không đầy đủ và độ tin cậy thấp.
Các dữ liệu thứ cấp cần thu thập: - Thống kê các giao dịch đáng ngờ.
- Tình hình kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Việt Nam.
- Hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền. - Cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền. - Chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng…
34
- Thông tin ở các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân, Tổng cục Hải quan.
- Báo, tạp chí: Một số báo, tạp chí chuyên ngành nhƣ tạp chí tài chính (Học viện Tài chính), Tạp chí Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nƣớc).
- Mạng internet: Tìm hiểu thông qua một số trang web nhƣ: http:www.sbv.gov.vn (trang web của Ngân hàng Nhà nƣớc). Tìm hiểu một số thông tin trên một số trang báo mạng nhƣ vnexpress.net, laodong.com, thoibaonganhang.vn. Thông qua các trang web này để thu thập các dữ liệu về thực trạng phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ tìm hiểu về quy chế phòng chống rửa tiền thông qua thông tin trên website của một số ngân hàng thƣơng mại nhƣ Oceanbank.vn, saigonbank.com, vietinbank.vn (trang web của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam), bidv.com.vn (trang web của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam).
2.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch
Thông qua tổng hợp và phân tích kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp để đánh giá khái quát những vấn đề lý thuyết và thực tế trên quốc tế và trong nƣớc về phòng, chống rửa tiền, cụ thể:
- Phân tích, diễn giải các tài liệu và kết quả khảo sát thực tiễn biểu hiện cách thức rửa tiền và quy định pháp lý, các cách thức cụ thể chống rửa tiền cụ thể qua một số ngân hàng… Tổng hợp lại các thông tin trên để đƣa ra đánh giá về thực tế hiệu quả của các phƣơng pháp phòng, chống rửa tiền đã đƣợc áp dụng.
- Tổng hợp kinh nghiệm cụ thể ở một nƣớc để quy nạp thành bài học chung và diễn dịch thành những giải pháp đề xuất cụ thể cho công tác phòng, chống tiền của Việt Nam.
35
Luận văn sẽ triển khai phân tích theo logic đi từ khái quát đến cụ thể, từ lý thuyết đến thực trạng, sau đó quy nạp, diễn dịch thành những giải pháp phòng, chống rửa tiền chung và cụ thể qua hệ thống ngân hàng.
2.3. Phƣơng pháp mô tả
Nhằm đƣa ra cái nhìn tổng quan về tình hình rửa tiền tại các nƣớc trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, phƣơng pháp mô tả đƣợc sử dụng để mô tả khái quát về hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, mô tả các phƣơng thức điển hình mà Cục Phòng, chống rửa tiền tổng hợp đƣợc từ các vụ việc nghi ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền và đã chuyển sang cơ quan chức năng để tiếp tục điều tra.
2.4. Phƣơng pháp thống kê, bảng biểu
Luận văn sẽ thống kê số lƣợng báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Cục Phòng, chống rửa tiền đã nhận đƣợc từ các tổ chức tín dụng báo cáo:
Xây dựng các bảng thống kê về số lƣợng các giao dịch đáng ngờ đƣợc thống kê theo biểu hiện rửa tiền, sau đó dùng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích cơ cấu biểu hiện của rửa tiền qua hệ thống các ngân hàng.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng Excel để xây dựng các bảng biểu thể hiện sự tăng giảm số lƣợng báo cáo giao dịch đáng ngờ qua các năm.
2.5. Phƣơng pháp lịch sử
Luận văn phân tích đánh giá theo quan điểm lịch sử, cụ thể nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp. Tiến hành so sánh số lƣợng các giao dịch đáng ngờ qua các năm từ 2010-2013. Từ đó thấy đƣợc mức độ biến động qua các năm, kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khác để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, cũng tiến hành so sánh tình trạng phòng, chống rửa tiền của Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ… để tìm ra những điểm mới, từ đó đƣa ra các biện pháp phòng, chống rửa tiền phù hợp.
36
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2013 3.1. Khái quát sự phát triển hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣợc hình thành từ năm 1951 dƣới dạng hệ thống ngân hàng một cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung thời kỳ này.
Kể từ khi đất nƣớc giành độc lập đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trƣớc, mô hình kế hoạch hóa tập trung dần bộc lộ nhiều bất cập: kìm hãm phát triển kinh tế, gây ra tình trạng lạm phát cao, sản xuất đình trệ. Tất cả những vấn đề đó đã dẫn đến yêu cầu phải chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc. Mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng buộc phải thay đổi tƣơng ứng để đáp ứng tình hình mới.
Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ra đời năm 1990 đã đánh dấu mốc mới cho lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống các tổ chức tài chính nói chung của Việt Nam, đặc biệt là sự chuyển đổi mô hình từ một cấp thành hai cấp, gồm NHNN và các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng hoạt động vì lợi nhuận. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật các TCTD năm 1997 và năm 2010 lần lƣợt ra đời cho phép từng bƣớc hoàn thiện cơ chế quản lý ngành ngân hàng; đồng thời, kéo theo hàng loạt sự chuyển biến về số lƣợng các ngân hàng, quy mô vốn điều lệ, phƣơng thức hoạt động cũng nhƣ sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu các ngân hàng Việt Nam.
Với xuất phát điểm ban đầu gồm 4 ngân hàng thƣơng mại cổ phần có quy mô tài chính và cơ cấu sản phẩm dịch vụ hạn chế năm 1991, tính đến tháng 12/2013 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển lên tầm vóc mới, bao gồm: 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng hợp tác xã, 1 ngân hàng
37
TM Nhà nƣớc, 37 ngân hàng thƣơng mại cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và 42 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Sự tồn tại của nhiều loại hình ngân hàng thƣơng mại với quy mô khác nhau đã từng bƣớc tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế.
Hình 3.1: Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Nguồn: Trang Web của Ngân hàng Nhà nước
Trƣớc đây, cả nƣớc có tất cả 5 ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nhà nƣớc. Năm 2008, Việt Nam thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam; năm 2009 cổ phần hóa Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam, năm 2011 cổ phần hóa Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, năm 2012 cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Hiện nay chỉ còn 1 ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nhà nƣớc là Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc có mạng lƣới rộng lớn với khoảng 2000 chi nhánh các loại đƣợc phân bố trên phạm vi cả nƣớc. Ngân hàng này có đƣợc mối quan hệ truyền thống, gắn bó lâu năm với khách hàng và có uy tín khá cao trong xã hội, và là ngân hàng đóng vai trò
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1 Ngân hàng chính sách xã hội 1 Ngân hàng hợp tác xã 1 Ngân hàng TM Nhà nƣớc 37 Ngân hàng TMCP 5 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 42 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 4 Ngân hàng liên doanh
38
chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần chủ yếu đƣợc thành lập sau khi có 2 pháp lệnh ngân hàng và là một trong những kết qủa đáng chú ý của quá trình cải cách ngân hàng. Hiện nay có 37 NHTM nội địa đang hoạt động, chiếm hơn 30% thị phần huy động và cho vay. Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam hiện nay thƣờng đƣợc đặt tại ở những thành phố lớn và những khu vực nông thôn có sản xuất hàng hóa phát triển, khách hàng mục tiêu là những doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nƣớc có quy mô kinh tế vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình. Đã có một số ngân hàng phát triển tƣơng đối tốt nhƣ: MB, Sacombank, Techcombank ….
Cùng với chính sách mở cửa kinh tế, khu vực ngân hàng cũng đƣợc mở cửa cho các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam dƣới các hình thức cơ bản là: Liên doanh với các TCTD trong nƣớc, thành lập chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài. Cho đến nay ở Việt Nam có 4 ngân hàng liên doanh, 39 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài.
3.2. Khái quát quá trình hoàn thiện cơ sở pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam
Quy định pháp luật đầu tiên của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền đƣợc nhắc đến trong điều 251 Bộ Luật hình sự năm 1999 đƣợc Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999 và đƣợc sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII thông qua ngày 19/06/2009. Điều luật đã nêu bật lên đƣợc nội hàm cơ bản của hành vi rửa tiền, cụ thể đã nêu lên nguồn gốc của khoản tiền bất hợp pháp là tiền do phạm tội mà có và các phƣơng thức phạm tội của hành vi rửa tiền, đó là thông qua các giao dịch ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có.
39
Để phù hợp thông lệ quốc tế về phòng chống rửa tiền, lành mạnh và minh bạch hóa các giao dịch về tài chính trong nƣớc và quốc tế, sau khi nghiên cứu phòng, chống rửa tiền ở một số nƣớc và nhận đƣợc sự hỗ tài trợ về kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 07/6/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nƣớc đã thành lập Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc NHNN nay là Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Trên cơ sở Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2006 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành Thông tƣ số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; Thông tƣ số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 hƣớng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng đã ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định số 74/2005/NĐ-CP: Thông tƣ số 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thƣởng; Thông tƣ số 12/2011/TT-BXD ngày 01/9/2011 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Ngày 12/8/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1451/QĐ- TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, trong đó có nội dung xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền.
Thực hiện Nghị quyết số 07/2011/QH13 của Quốc hội về Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIII (2011-2015), NHNN
40
đã chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành xây dựng dự án Luật phòng, chống rửa tiền.
Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 đã giải quyết những thiếu hụt liên quan đến phạm vi điều chỉnh; đối tƣợng áp dụng; khái niệm về rửa tiền, tài sản; cấm mở và duy trì các tài khoản vô danh và các tài khoản sử dụng tên giả; cấm thiết lập và quan hệ với ngân hàng vỏ bọc; các vấn đề liên quan đến nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng; chủ sở hữu hƣởng lợi; báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử...
Luật phòng, chống rửa tiền bao gồm 5 chƣơng và 50 điều với các nội dung cơ bản nhƣ sau:
Chƣơng I - Những quy định chung. Chƣơng này gồm 7 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tƣợng áp dụng; áp dụng Luật phòng, chống rửa tiền, các luật có liên quan và điều ƣớc quốc tế; giải thích từ