ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG (Trang 44 - 46)

- Theo thời gian quan hệ: Căn cứ vào tiêu thức này khách hàng có 3 loại:

1.5.ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM.

Đại hội Đảng IV tháng 12 năm 1980 là Đại hội của đổi mới kinh tế chính trị của đất nước. Hơn mười năm đổi mới, chúng ta đã từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và đạt mức tăng trưởng kinh tế ổn định, kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống của đại bộ phận người dân. Theo sát với tiến trình đổi mới kinh tế của đất nước, Ngân hàng Việt Nam phải luôn phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý. Từ Nghị định 53/HĐBT (26/03/1988) đến triển khai 02 pháp lệnh Ngân hàng (05/1990), tiếp đến là luật Ngân hàng (quốc hội thông qua ngày 12/12/1997) và được thực thi vào ngày 01/10/1998, trong hơn 10 năm đổi mới đó, Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thắng lợi nhờ vào việc ứng dụng Marketing như sau:

- Ngân hàng Việt nam đã chuyển đổi thành công Ngân hàng một cấp sang Ngân hàng hai cấp. Hệ thống NHTM được đa dạng bao gồm: NHTM Quốc doanh, NHTM cổ phần, NH liên doanh, NH nước ngoài, HTX tín dụng, công ty Tài chính... tạo động lực phát triển mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ. - Các NH Việt Nam xây dựng và thực thi chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp

với đường lối, chính sách của Nhà nước, chủ động tìm kiếm khách hàng và dự án tốt để đầu tư vốn.

- NHTM đã chủ động tiếp cận với nông dân, các Tổng công ty, các đơn vị kinh tế làm ăn có hiệu quả. Cải tiến chất lượng dịch vụ hiện có, bổ sung những sản phẩm dịch vụ mới, góp phần tăng hiệu quả hoạt động Ngân hàng.

- NHTM từ việc chấp hành lãi suất, tỉ giá cố định theo quy định của NHNN đến nay đã xây dựng và thực thi chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt trong một biên độ giới hạn cho phép.

- Việc tiếp cận và ứng phó với những biến động về kinh tế, chính trị trong khu vực và trên thế giới góp phần hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đến nền kinh tế Việt nam.

Tuy nhiên, NH Việt nam còn một số hạn chế cần phải hoàn thiện:

- NHTM Việt Nam nói chung quy mô nhỏ, mạng lưới hoạt động chưa phù hợp, hiệu quả đầu tư tín dụng thấp, trình độ tư vấn cho doanh nghiệp còn yếu.

- Đội ngũ quản trị điều hành Ngân hàng và nhân viên nghiệp vụ trình độ chuyên môn còn yếu, chưa nắm bắt kịp kỹ thuật công nghệ NH mới, việc phân công bố trí cán bộ còn bất cập, đào tạo chưa kịp thời với yêu cầu đổi mới và phát triển hoạt động NH.

- Sản phẩm dịch vụ NH còn nghèo nàn, thời gian giao dịch với khách hàng chủ yếu còn trong giờ hành chính, chưa chủ động phục vụ khách hàng ngoài giờ.

- Chiến lược phòng ngừa rủi ro đã được đề cập nhưng hiệu quả và cách thức tiến hành chưa hợp lý, sự phối kết hợp giữa các bộ ngành chức năng chưa ăn khớp. Tình hình nợ quá hạn của các NHTM Việt nam còn cao (trên 3%).

- Tiếp cận thị trường chưa trở thành một chiến lược quan trọng trước khi xây dựng và thực thi chiến lược hoạt động kinh doanh NH. Trên thị trường, tính khoa học và hệ thống tiếp cận còn thấp, chủ yếu vẫn mang tính tự phát, chưa đầy đủ.

Nguyên nhân của những tồn tại:

- Quá trình đổi mới hoạt động Ngân hàng và nền kinh tế trong điều kiện kinh tế VN khủng hoảng do hậu quả của những năm trước để lại, khủng hoảng Tài chính tiền tệ khu vực, thiên tai, mất mùa thường xảy ra gây ra thiệt hai cho nền kinh tế xã hội. - Cơ chế quản lý mới chưa hoàn thiện dẫn đến cản trở tiến trình đổi mới.

- Hệ thống luật, nghị định, văn bản chế độ chưa hoàn thiện phải thường xuyên điều chỉnh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

- Hệ thống thị trường Tài chính Việt Nam chưa phát triển đồng bộ và đầy đủ làm giảm tính an toàn và hiệu quả của hệ thống Ngân hàng.

- Chiến lược đào tạo nhân sự, đầu tư đổi mới công nghệ Ngân hàng chưa bắt kịp sự thay đổi của thị trường khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG (Trang 44 - 46)