Chiến lược phân phố

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG (Trang 35 - 37)

- Theo thời gian quan hệ: Căn cứ vào tiêu thức này khách hàng có 3 loại:

1.3.2.3.Chiến lược phân phố

Chiến lược phân phối sản phẩm Ngân hàng được Ngân hàng tiến hành bằng hệ thống phân phối, nó bao gồm tất cả các kênh phân phối. Kênh phân phối là công cụ giúp phân phối sản phẩm và giao tiếp với thị trường rất hiệu quả. Nó là sự kết hợp một số biện pháp bên trong và bên ngoài Ngân hàng trong những hoạt động có tổ chức để cung ứng một hay một nhóm sản phẩm tới khách hàng mục tiêu. Các kênh phân phối chủ yếu là:

- Kênh phân phối truyền thống: là những kênh phân phối dựa chủ yếu vào các giao dịch trực tiếp giữa nhân viên Ngân hàng với khách hàng để cung ứng các dịch vụ. Nó bao gồm các chi nhánh cung cấp đầy đủ dịch vụ, các chi nhánh cung cấp hạn chế hoặc chi nhánh cung cấp một dịch vụ.Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường kinh doanh của từng vùng mà Ngân hàng sẽ chọn kênh phân phối nào? ở đâu? Đây là kênh phân phối có tính ổn định cao, an toàn, tạo được hình ảnh của Ngân hàng trong tâm trí khách hàng vì để thực hiện được kênh này cần phải có cơ sở vật chất lớn, gắn với một địa điểm cụ thể và đội ngũ nhân viên đông đảo trực tiếp tiếp xúc giao dịch với khách hàng. Điều này rất có lợi để Ngân hàng làm tốt hoạt động Marketing với khách hàng.

- Kênh phân phối hiện đại: là kênh dùng các thiết bị kỹ thuật điện tử để phân phối

các dịch vụ sản phẩm Ngân hàng. Kênh phân phối này có ưu điểm là nâng cao khả năng phục vụ, tăng thời gian phục vụ. Chẳng hạn ở những đô thị lớn, các Ngân hàng đặt các máy ATM với nhiều chức năng như rút tiền tự động, gửi tiền, kiểm tra số dư tài khoản, mở tài khoản cá nhân, lập báo cáo, yêu cầu sổ séc...hoạt động 24/24h.

Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế đó là dễ bị trục trặc về kỹ thuật, hacker. Chính sự tiến bộ của công nghệ thông tin đã có tác dụng làm giảm chi phí về nhân viên và các chi phí quản lý liên quan khác.

Các kênh phân phối hiện đại đang phát triển và thay thế dần các kênh phân phối truyền thống, tại các nước phát triển có một xu thế phổ biến là kết hợp giữa các kênh phân phối hiện đại với kênh phân phối truyền thống để tận dụng, khai thác mặt mạnh của từng loại kênh cũng như hạn chế được một số nhược điểm của chúng. Khi tổ chức các kênh phân phối, Ngân hàng phải nghiên cứu kỹ càng về thị trường, về dân cư cũng như điều kiện phát triển kinh tế ở khu vực đó để Ngân hàng bố trí các quầy giao dịch với các sản phẩm ở quầy đó như thế nào? cơ sở vật chất ra sao? Bố trí nhân viên như thế nào để tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất. Điều này phụ thuộc vào các nhà quản trị Marketing. Một Ngân hàng có mạng lưới rộng lớn, phù hợp với địa điểm vùng dân cư sẽ đảm bảo thu hút được nhiều khách hàng tới sử dụng dịch vụ đồng thời Ngân hàng cũng có thể sử dụng các biện pháp tối ưu để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG (Trang 35 - 37)