Các nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG (Trang 42 - 44)

- Theo thời gian quan hệ: Căn cứ vào tiêu thức này khách hàng có 3 loại:

1.4.2.Các nhân tố khách quan:

Đó là các nhân tố bên ngoài ngân hàng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động Marketing của ngân hàng bao gồm: kinh tế, xã hội, pháp luật.

Nhân tố kinh tế: Chúng ta biết rằng nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau, bất kỳ một sự biến động nào của một hoạt động kinh tế nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của ngân hàng thương mại được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay bất ổn định, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế đều tác động mạnh mẽ đến chiếc cầu nối, đặc biệt là hoạt động Marketing hỗn hợp. Thật vậy, khi nền kinh tế ở tình trạng hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, môi trường kinh doanh ít biến động, hấp dẫn đầu tư thì nhu cầu của khách hàng về tín dụng, thanh toán, chuyển tiền, an toàn, ....tăng lên. Khi đó chiến lược giao tiếp khuyếch trương sẽ góp phần hỗ trợ các chiến lược khác đạt hiệu quả cao. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, hầu hết các ngân hàng bị ứ đọng vốn, chẳng hạn như ở Việt Nam các doanh nghiệp sản xuất luôn ở tình trạng đình trệ, thiểu phát đã không hấp dẫn đầu tư, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất do đó mà các chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối bị tác động mạnh mẽ, hoạt động giao tiếp khuyếch trương bị hạn chế.

Nhân tố xã hội: Các nhân tố xã hội gồm: thói quen, tâm lý, tuổi tác, trình độ dân trí, tình hình trận tự và an toàn xã hội, mật độ dân cư,...sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tác nhân chính tham gia vào quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng về tín dụng, thanh toán, chuyển tiền, tư vấn, bảo hiểm, bảo lãnh,...đều dựa trên cơ sở khách hàng tin tưởng vào ngân hàng và ngân hàng tin tưởng vào khả năng kinh doanh của khách hàng. Khu vực nào có mật độ dân cư đông đúc trình độ dân trí cao,

thì các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng sẽ khác với khu vực có mật độ thưa thớt trình độ dân trí thấp và đương nhiên chiến lược Marketing giữa các khu vực này hoàn toàn khác nhau. Hoặc là do thói quen, tâm lý, tuổi tác khác nhau giữa các khu vực cũng tác động đến nhu cầu về sản phẩm ngân hàng. Do vậy, những nhà Marketing phải xem xét kỹ phải có chiến lược Marketing cụ thể đối với từng khách hàng, từng khu vực.

Ở Việt Nam hiện nay có một thực tế rất “nực cười” - cụ thể là ở các khu vực miền núi, mà đặc biệt là các bản làng người dân tộc, họ được vay vốn để xoá đói giảm nghèo với lãi xuất rất ưu đãi, nhưng họ lại cất tiền để trên gác bếp vậy lỗi này tại ai? Phải chăng là do trình độ dân trí thấp của họ, hay là do cán bộ ngân hàng trước khi quyết định cho vay, không xem xét kỹ mục đích vay vốn, cũng như việc giám sát trong quá trình sử dụng vốn vay.

Nhân tố pháp lý: Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động của ngân hàng cũng vậy phải tuân theo mọi quy định của nhà nước, luật tổ chức tín dụng, luật dân sự, và các qui định khác. Nếu các qui định của pháp luật không rõ ràng và đồng bộ, ổn định và có nhiều kẽ hở thì sẽ gây khó khăn cho các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động Marketing nói riêng. Ngược lại, những văn bản pháp luật qui định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, ốn định sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG (Trang 42 - 44)