nghiệp có thểđa dạng các hình thức đầu tư và có cơ cấu vốn hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như: + Khoa học kỹ thuật và công nghệ
+ Sự ổn định chính trị xã hội trong nước và quốc tế.
+ Những rủi ro bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể gặp phải như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, chiến tranh.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu tác động đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng để phát huy những lợi thế và điều kiện thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra, đảm bảo việc tổ chức huy động vốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.3.Ý NGHĨA CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD TRONGDOANH NGHIỆP. DOANH NGHIỆP.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tất yếu khách quan và xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đa hoá lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ là một trong số các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và là một hướng để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hai là, xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như đã trình bày ở trên, một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu vốn kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn sẽ quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh, việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã trở thành một trong số các mục tiêu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.
Ba là, xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc bảo toàn vốn kinh doanh cũng là một vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu bảo toàn vốn để từ đó không chỉ dừng lại ở bảo toàn vốn mà còn mở rộng và phát triển quy mô vốn.
Bốn là, xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh là: Kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận. Nếu không đạt được yêu cầu này các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phásản. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn có những biện pháp để bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Năm là, xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt. Doanh nghiệp nào tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả vốn thì sẽ cóđiều kiện tốt đểđứng vững trên thị trường. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo khả năng cạnh tranh và tạo những lợi thế nhất định đến doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là điều kiện cấp thiết và là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Chương 2