triển nhà
2.2.2.1. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trước thực trạng nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, những năm qua Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà đã có những lỗ lực vượt bậc mang tính quyết định cho sự phát triển kinh doanh của công ty.
Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2012- 2011 So sánh năm 2013- 2012 +/- % +/- %
1.Doanh thu bán hàng & CCDV 290.085 328.470 166.615 38.385 13,23 -161.855 -49,27
2.Các khoản giảm trừ DT
3.DTT về BH & CCDV 290.085 328.470 166.615 38.385 13,23 -161.855 -49,27
4.Giá vốn hàng bán 271.618 295.108 144.238 23.490 8,64 -150.870 -51,12 5.Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 18.467 33.362 22.377 14.859 80,46 -10.985 -32,93 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7.391 7.869 5.880 478 6,47 -1.989 -25,28
7.Chi phí tài chính 1.240 6.953 8.336 5.713 460,72 1.383 19,89
8.Chi phí bán hang 599 124 58 `-475 -79,30 -66 -53,26
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 14.235 20.482 12.206 6.193 43,50 -8.276 -40,41
10.Lợi nhuận thuần tử HĐKD 9.784 13.672 7.657 3.888 39,74 -6.015 -44
11.Thu nhập khác 4.436 10.937 7.935 6.501 146,55 -3.002 -27,45
12.Chi phí khác 2.090 5.372 4.656 3.282 157,03 -716 -13,33
13.Lợi nhuận khác 2.346 5.565 3.279 3.219 137,21 -2.286 -41,08
14.Tổng LNTT 12.130 19.237 10.936 7.107 58,60 -8.301 -43,15
15.Thuế TNDN hiện hành 3.110 6.391 4.711 3.281 105,50 -1.680 -26,29
16.Lợi nhuận sau Thuế TNDN 9020 18.846 6.225 9.826 108,94 -12.612 -67
Tổng doanh thu = (3)+(6)+(11) 301.912 347.276 180.430 45.364 15,02 -166.846 -48,04
Nhìn vào bảng số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà qua các năm 2011, 2012, 2013 được thể hiện ở Bảng 2.9, ta có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 3 năm gần đây như sau:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 đạt 290.085 triệu đồng; năm 2012 chỉ tiêu này tăng 38.385 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13,23% so với năm 2011, nhưng lại giảm 161.855 triệu đồng tương ứng -49,27% trong năm 2013. Trong khi đó chỉ tiêu giá vốn hàng bán năm 2012 lại tăng 23.490 triệu đồng so với năm 2011, ứng với tỷ lệ 8,64% nhưng cũng lại giảm 51,12% trong năm 2013. Điều đó cho thấy kết quả của việc giảm doanh thu trong năm 2012 và năm 2013 là do sự giảm sút của lượng sản phẩm bán ra tác động. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 80,46% trong năm 2012 nhưng đã giảm 32,93% trong năm 2013.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2011 đạt 7.391 triệu đồng, với chi phí tài chính là 1.240 triệu đồng. Trong năm 2012 chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính tăng 478 triệu đồng, trong khi chi phí tài chính lại tăng 5.713 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6.193 triệu đồng phản. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 tăng 14.859 triệu đồng so với năm 2011, riêng khoản mục chi phí bán hàng, trong năm 2012 công ty đã tiết kiệm được 475 triệu đồng ứng với tỷ lệ 79,30%. Lợi nhuận thuần của công ty năm 2012 tăng 3.888 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 39,74%.
Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2013 giảm 1.989 triệu đồng tương ứng với 25,28% trong khi chi phí tài chính tiếp tục tăng 1.383 triệu đồng tương ứng 198,89% cho thấy công ty hoạt động kém hiệu quả so với năm 2012. Chi phí bán hàng trong năm giảm 66 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 53,26 so với năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2013 cũng theo đó giảm 8.276 triệu đồng tương ứng 40,41%. Chính vì vậy mà trong năm 2013 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm mạnh ở mức 6.015 triệu đồng tương ứng 44%.
Trong năm 2012, lợi nhuận khác của công ty tăng 3.129 triệu đồng tương ứng 137,21%. Nhưng đến năm 2013 chỉ tiêu này lại cũng giảm đi đáng kể ở mức 2.286 triệu đồng tương ứng 41,08%, nguyên nhân do các khoản thu từ cho thuê máy móc, thiết bị giảm.
Ta có thể thấy doanh thu và chi phí của công ty qua các năm 2011, 2012 và 2013 tăng giảm không đồng đều. Do tốc độ tăng giảm của doanh thu không ổn định dẫn đến lợi nhuận của công ty cũng không ổn định. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 13.120 triệu đồng, năm 2012 chỉ tiêu này tăng 7.107 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 58,60%. Từ đó kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng tăng 9.826 triệu đồng, ứng với 108,94%. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 10.936 triệu đồng, chỉ tiêu này giảm 8.301 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 43,15% so với năm 2012, kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm 12.61 triệu đồng, ứng với 67%.
Qua phân tích cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm hết sức bấp bênh.Tuy những chỉ tiêu trên đây chưa phải là những chỉ tiêu phản ánh một cách hoàn toàn chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng đó cũng là chỉ tiêu đầu tiên phản ánh một cách toàn diện về kết quả hoạt động của công ty trong thời gian qua. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này chúng ta sẽ đi sâu xem xét cách thức tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng VKD
Trong nền KTTT, mục tiêu hàng đầu của các DN kinh doanh là thu được lợi nhuận sao. Quá trình kinh doanh của DN cũng là quá trình hình thành và sử dụng VKD. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh. Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình phối hợp tổ chức đảm bảo vốn và sử dụng vốn cố định, vốn lưu động của DN.
Để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc độ khác nhau để đánh giá mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh.
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2011/2012 So sánh năm 2012/2013 +/- % +/- % 1.DTT bán hàng và CCDV TriệuĐồng 290.085 328.470 166.615 38.385 13 -161.855 -49 2.Tổng LNTT TriệuĐồng 12.130 19.237 10.936 7.107 58,60 -8.301 -43,15 3.LNST TriệuĐồng 9020 18.846 6.225 9.826 108,94 -12.612 -67 4.VKD bình quân TriệuĐồng 630.158 705.505 693.735 75.347 12 -11.770 -2 5.Vốn CSH bình quân TriệuĐồng 96.886 101.090 106.135 4.204 4 5.045 5 6.Vòng quay VKD (6) = (1) : (4) Vòng 0,46 0,47 0,24 0,01 2,17 -0,23 -49 7.Tỷ suất LNTT VKD (7) = (2) : (4) 0,02 0,03 0,02 0,01 50 -0,01 -33 8.Tỷ suất LNST VKD (ROA) (8) = (3) : (4) 0,01 0,03 0 0,02 200 -0,03 -100 9.Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH (ROE)
(9) = (3) : (5) 0,09 0,19 0,06 0,1 111 -0,13 -68
Bảng 2.10 cho ta thấy một số tiêu chí tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của công ty qua các năm nghiên cứu như sau:
- Vòng quay vốn kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng. Trong năm 2011 chỉ tiêu này đạt 0,46 vòng, năm 2012 tăng 2,17% đạt 0,47 vòng; năm 2013 chỉ tiêu này giảm 0,23 vòng tương ứng tỷ lệ giảm 49% so với năm 2012. Có thể thấy chỉ tiêu này tăng giảm không đều qua các năm cho thấy hiệu suất sử dụng VKD chưa cao.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VKD và tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD là 2 chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế với VKD bình quân. Với mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Cả 2 chỉ tiêu này đều tăng cao vào năm 2012 (lợi nhuận trước thuế tăng 50% và lợi nhuận sau thuế tăng 200%) nhưng lại giảm xuống vào năm 2013 với lợi nhuận trước thuế giảm 33% và lợi nhuận sau thuế giảm 100% so với năm 2012 cho ta thấy việc sử dụng VKD của công ty trong các năm nghiên cứu chưa đạt hiệu quả. Các nhà quản trị cần xem xét lại cơ cấu vốn của công ty, điều chỉnh sao cho phù hợp.
Tuy nhiên, để làm rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, ta đi vào phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn bao gồm 2 nguồn cơ bản: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định và sau một thời gian dài mới thu hồi được toàn bộ. Do vậy việc sử dụng tốt VCĐ hiện có là vấn đề có ý nghĩa kinh tế rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn cố định của công ty cần sử dụng các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.11 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định ĐVT: Triệu đồng Năm Tiêu chí ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2012/2011 So sánh năm 2013/2012 +/- % 1.DTT bán hàng và CCDV TriệuĐồng 290.085 328.470 166.615 38.385 13 -161.855 -49 2.LNST TriệuĐồng 9020 18.846 6.225 9.826 108,94 -12.612 -67 3. VCĐ bình quân TriệuĐồng 36.556 38.464 41.713 1.908 5 3.249 8 4.Hiệu suất sử dụng VCĐ (4) = (1) : (3) 7,93 8,53 4 0,6 7,56 -4,53 -53,1 5.Hàm lượng VCĐ (5) = (3) : (1) 0,126 0,117 0,250 -0,009 -7,14 0,133 113,67 6.Tỷ suất LNST VCĐ (6) = (2) : (3) 0,246 0,489 0,149 0,243 97,78 -0,34 -69,52
Nhìn vào bảng 2.11 ta có thể nhận xét tổng quan về tình hình sử dụng vốn cố định của công ty như sau:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
So với năm 2011, năm 2012 chỉ tiêu này tăng 7,56% tức là thay vì cứ 1 đồng VCĐ chỉ tạo ra 7,93 đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ như trong năm 2011 thì trong năm 2012 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 8,53 đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Nguyên nhân chính là do trong năm 2012 doanh thu thuần bán hàng của công ty tăng 13% trong khi VCĐ bình quân tăng 5%.
Năm 2013, hiệu suất VCĐ giảm 53,1% tức là thay vì cứ 1 đồng VCĐ tạo ra 8,53% đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ như trong năm 2012 thì trong năm 2013 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 4 đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Nguyên nhân chính là do trong năm 2013 doanh thu thuần bán hàng của công ty giảm 49% trong khi VCĐ bình quân chỉ tăng 8%.
-Hàm lượng VCĐ:
Hàm lượng VCĐ trong năm 2012 giảm 7,14%, điều đó cho thấy nếu trong năm 2011 để tạo ra một đồng vốn doanh thu thuần bán hàng cần 0,126 đồng vốn cố định thì năm 2012 để tạo ra một đồng vốn doanh thu thuần bán hàng trong kỳ chỉ cần 0,117 đồng VCĐ.
Trong khi đó, chỉ tiêu này lại tăng 113,67% năm 2013, tức là để tạo ra một đồng vốn doanh thu thuần bán hàng trong kỳ thay vì chỉ cần 0,117 đồng VCĐ như năm 2012, công ty cần 0,250 đồng VCĐ trong năm 2013.
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VCĐ
Năm 2012, chỉ tiêu này tăng 97,78% so với năm 2011, chỉ tiêu này đã giảm 69,52% trong năm 2013. Với một đồng VCĐ bình quân, trong năm 2011 công ty đã tạo ra 0,246 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2012 con số này tăng lên 0,489 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng lại giảm chỉ còn 0,243 đồng trong năm 2013.
Như vậy, cùng với việc phân tích tình hình quản lý sử dụng VCĐ của công ty cũng như xem xét sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ta thấy: Tỷ
suất lợi nhuận sau thuế VCĐ tăng giảm không đồng đều trong khi VCĐ bình quân tăng điều này phản ánh công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty chưa đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng VCĐ cũng cho thấy việc đầu tư vào TSCĐ chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó công ty cần phải điều chỉnh lại quy mô sản xuất phù hợp, đề ra các biện pháp hữu ích nhằm khai thác tiềm năng sẵn có của công ty, đưa ra các quyết định tài chính hợp lý trong đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
2.2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Hiệu quả tổ chức vốn lưu động
Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu động của công ty cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ĐVT: Triệu đồng Năm Tiêu chí ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2012/2011 So sánh năm 2013/2012 +/- % +/- % 1.DTT bán hàng và CCDV Triệu Đồng 290.085 328.470 166.615 38.385 13 -161.855 -49 2.LNST Triệu Đồng 9020 18.846 6.225 9.826 108,94 -12.612 -67 3. VLĐ bình quân Triệu Đồng 636.920 667.042 652.018 30.122 4,729 -15.024 -2,252 4.Vòng quay VLĐ (4) = (1) : (3) Vòng 0,456 0,492 0,255 0,036 7,894 -0,237 -48,17 5.Kỳ luân chuyển VLĐ (5) = 360 : (4) Ngày 789,47 731,70 1411,76 -57,77 -7,317 680,06 92,942 6.Hàm lượng VLĐ
(6) = (3) : (1) 2,195 2,030 3,913 -0,165 -7,51 1,883 92,75
7.Tỷ suất LNST VLĐ (7) = (2) : (3) 0,014 0,028 0,009 0,014 100 -0,019 -67,85
-Tốc độ luân chuyển VLĐ
Việc sử dụng hợp lý VLĐ biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp cao hay thấp.
Số vòng quay của VLĐ và kỳ luân chuyển vốn là hai chỉ tiêu biểu hiện tốc độ luân chuyển VLĐ. Hai chỉ tiêu này có quan hệ tỷ lệ nghịch, nếu doanh nghiệp muốn rút ngắn kỳ luân chuyển thì phải tăng số vòng quay VLĐ.
Năm 2012, VLĐ bình quân tăng 4,729% trong khi doanh thu thuần tăng 13% làm vòng quay VLĐ trong kỳ tăng 7,894%.
Cụ thể: Năm 2011, vòng quay VLĐ là 0,456 vòng, chỉ tiêu này năm 2012 là 0,492 vòng, kéo theo đó số ngày 1 vòng quay VLĐ năm 2012 giảm đi 7,317 ngày so với năm 2011, cụ thể giảm từ 789,47 ngày xuống còn 731,70 ngày.
Vòng quay VLĐ trong năm 2013 giảm 48,17% từ 0,492 vòng năm 2012 xuống còn 0,255 vòng năm 2013., kéo theo kỳ luân chuyển VLĐ năm 2013 tăng 680,06 ngày so với năm 2012, từ 731,70 ngày lên đến 1411,76 ngày.
Vòng quay VLĐ chỉ đạt 0.492 vòng năm 2012, và đi xuống còn 0.255 vòng năm 2013 vì vậy việc sinh lời kém ( vì vòng quay VLĐ quyết định đến doanh thu và lợi nhuận ), cho thấy việc sử dụng VLĐ đang có vấn đề cần phải được quan tâm.
Thời gian luân chuyển VLĐ phụ thuộc vào số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ và tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ.Vì vậy, việc tiết kiệm VLĐ hợp lý và nâng cao mức luân chuyển VLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ và nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ.
-Hàm lượng VLĐ
Do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cuả công ty năm 2012 tăng 38.385 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 13% trong khi VLĐ bình quân tăng 30.122 triệu đồng tương ứng 4,729% nên hàm lượng VLĐ của công ty giảm từ 2,195 xuống 2,030, tương ứng tỷ lệ giảm 7,51%.
Năm 2013, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm 161.855 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 49% ,VLĐ bình quân giảm 15.024 triệu
đồng tương ứng 2,252% do đó hàm lượng VLĐ của công ty tăng 92,75% so với năm 2012.
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ cần có để đạt một đồng doanh thu thuần