Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản cốđịn h, nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong toàn công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà (Trang 75)

- Quản trị chiến lược, định hướng phát triển: Trên cơ sở kiểm soát chặt

3.2.2.Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản cốđịn h, nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong toàn công ty

b. Lĩnh vực bất động sản

3.2.2.Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản cốđịn h, nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong toàn công ty

dụng VCĐ trong toàn công ty

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ; là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Việc tăng thêm vốn cố định trong doanh nghiệp nói riêng và các ngành nói chung có tác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và nền kinh tế. Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của vốn cố định theo quy định riêng, nên việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài

chính doanh nghiệp. Để quản lý sử dụng vốn cố định có hiệu quả, công ty cần quan tâm đến các vấn đề sau:

a) Quản lý và sử dụng hợp lý tài sản cố định hiện có

Đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty là: địa bàn sản xuất rộng, trải dài trên nhiều vùng, máy móc, thiết bị và các tài sản cố định khác phân tán theo các công trình, sẽ làm cho công tác quản lý tài sản cố định luôn gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực xây lắp cần có nhiều thiết bị đặc chủng như các thiết bị cẩu trục lớn, các thiết bị chuyên dụng trong xây lắp…do đặc thù trên đòi hỏi công ty phải có biện pháp cụ thể nhằm quản lý tránh thất thoát, hư hỏng tài sản cố định trong quá trình thi công. Có kế hoạch sử dụng thiết bị này một cách hợp lý, bên cạnh việc tích cực khai thác tại nội bộ công ty, nên tính đến phương án cho các đơn vị khác thuê sử dụng, nhằm khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị, tránh để thiết bị không hoạt động gây lãng phí, vừa không thu được tiền, vừa phải bảo quản sửa chữa.

b) Thanh lý TSCĐ cũ, công suất kém nhằm thu hồi nhanh VCĐ, để kịp thời đầu tư đổi mới những TSCĐ phục vụ trực tiếp cho sản xuất

Trong nguồn lực TSCĐ của công ty, ngoài những tài sản mà Công ty đầu tư mua sắm trong những năm gần đây bằng nguồn vốn mà công ty huy động còn có những tài sản đã cũ, công suất kém không còn phù hợp với nhu cầu hiện nay. Tuy những tài sản này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn cố định nhưng chúng vẫn gây ra tình trạng ứ đọng vốn.

Đối với những máy móc, thiết bị đã cũ, việc không đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất cũng là vấn đề đặt ra. Ngoài ra sự hoạt động bảo đảm thường xuyên của máy móc thiết bị cũng không ổn định sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây khó khăn cho công ty.

Xử lý nhanh những tài sản đã quá cũ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung bởi đối với những tài sản đã quá cũ thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường rất cao. Điều này dẫn đến lợi nhuận giảm sút, làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

c) Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại

Hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, công ty luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối tác trong và ngoài nước. Để có thể cạnh tranh hiệu quả, cần phải thể hiện được năng lực thực sự của mình thông qua trang thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp có năng lực và công nhân lành nghề để có năng suất và chất lượng sản phẩm tốt. Công ty nên rà soát, đánh giá máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu bằng các thiết bị, công nghệ hiện đại, ít nhất cũng phải ngang trình độ khu vực. Tốt nhất là lựa chọn một số công nghệ có tính đột phá, những thiết bị chuyên dụng đặc chủng, điều này sẽ tạo lợi thế cho công ty trong việc cạnh tranh về năng suất cũng như chất lượng, từ đó có đủ điều kiện và năng lực thực hiện những dự án lớn.

d) Nâng cao công suất sử dụng máy

Công ty đang sử dụng VCĐ chưa thực sự hiệu quả, điển hình là chưa khai thác hết công suất xí nghiệp sản xuất cọc cừ bê tông; xí nghiệp cơ khí, các thiết bị cẩu tháp chuyên dụng…đã gây sự lãng phí lớn trong việc sử dụng tài sản cố định hiện có. Vì vậy, Công ty cần nhanh chóng có hướng giải quyết, trước hết cần làm tốt công tác thị trường để nhanh chóng giải quyết lượng cọc bê tông tồn kho; tìm đối tác cho thuê để khai thác được tối đa công suất thiết bị cẩu tháp…

đ) Xây dựng lộ trình thoái vốn các đơn vị làm việc kém hiệu quả

Trong bối cảnh hiện nay, việc xem xét đánh giá hiệu quả đầu tư, nhất là các đơn vị đầu tư giàn trải, không phát huy được hiệu quả vốn của công ty thì công ty nên có lộ trình thoái vốn ở những ngành nghề không phải là thế mạnh của mình, tập trung vào các dự án trọng điểm của công ty, chỉ có như vậy mới đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dở dang, nhanh chóng đưa vào sử dụng để thu hồi vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, làm tăng hiệu quả vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà (Trang 75)