3.3.2.1 Những mặt tồn tại
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đã đạt được, dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Quân đội còn khá non trẻ, số lượng thẻ tín dụng phát hành khá khiêm tốn. Tổng doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng cũng như đóng góp của dịch vụ thẻ tín dụng vào thu nhập của MB còn ở mức thấp.
So với các đối thủ hiện nay, mạng lưới phục vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng Quân đội nhìn chung còn khá mỏng, số lượng máy ATM/POS của MB còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng. Việc phân bố các ATM/POS chưa đồng đều, tập trung chủ yếu tại các đô thị, thành phố lớn. Các kênh ngân hàng điện tử và SMS tuy đã được đưa vào triển khai nhưng các tiện ích mà
59
khách hàng có thể khai thác chưa thật sự phong phú. Dịch vụ SMS mới chỉ có chức năng thông báo thông tin giao dịch thẻ tín dụng cho chủ thẻ.
Các sản phẩm thẻ tín dụng tại MB vẫn chưa đa dạng. MB vẫn chưa cho phát hành các dòng thẻ đồng thương hiệu với các đối tác hay các loại thẻ hướng tới một đối tượng khách hàng cụ thể.
Chính sách phí của MB còn tồn tại một số điểm cần khắc phục. Việc duy trì phí phát hành thẻ cũng như quy định tỷ lệ thanh toán tối thiểu còn khá cao như hiện nay sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức hấp dẫn của thẻ tín dụng MB đối với khách hàng.
3.3.2.2 Nguyên nhân
Những nguyên nhân khách quan
Dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng Quân đội ra đời vào thời điểm nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng khá thấp, thu nhập của người dân giảm sút, sức cầu yếu của nền kinh tế, từ đó ảnh hướng khá nhiều đến nhu cầu tiêu cùng của người dân.
Thói quen sử dụng tiền mặt tại Việt Nam nhìn chung còn khá phổ biến, mức độ hiểu biết của người dân về lĩnh vực tài chính ngân hàng chưa cao, số người dân tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng chưa nhiều. Tất cả điều này đều cản trở rất lớn sự phát triển lĩnh vực thẻ thanh toán nói chung và thẻ tín dụng nói riêng.
Sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các ngân hàng khác: Trong những năm gần đây, các ngân hàng đều chuyển hướng chiến lược kinh doanh, chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, trong đó có sản phẩm thẻ tín dụng. Các đối thủ đã triển khai dịch vụ thẻ tín dụng từ khá lâu, sản phẩm của họ đã tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường mới. Hơn thế nữa, sự cạnh tranh quyết liệt còn đến từ các ngân hàng nước ngoài vốn đã rất mạnh về lĩnh vực thanh toán.
Hệ thống xếp hạng tín dụng tại Việt Nam chưa thật sự phát triển cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mở rộng hoạt động phát hành, thanh toán thẻ tín dụng của Ngân hàng Quân đội.
Mô hình chuyển mạch thẻ phân tán tại Việt Nam làm cho tính liên thông giữa các ngân hàng trong thanh toán thẻ tín dụng chưa cao, từ đó gây ra tâm lý e ngại cho
60
khách hàng, buộc họ ưu tiên sử dụng dịch vụ của một ngân hàng nhất định (thông thường là dịch vụ của ngân hàng mà Công ty họ trả lương qua tài khoản). Điều này cũng hạn chế đáng kể khả năng mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng tại MB.
Những nguyên nhân chủ quan
Ngân hàng Quân đội cho triển khai sản phẩm thẻ tín dụng của mình khá muộn. Đây có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến dịch vụ thẻ của MB chưa thật sự phát triển.
Ngân hàng Quân đội đã cho triển khai khá nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng. Tuy nhiên, các chương trình này còn giới hạn trong một phạm vi nhất định: chương trình Get&More triển khai chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh... Ngoài ra, các đơn vị liên kết với MB trong thanh toán thẻ tín dụng cũng chưa thật sự nhiều.
Đội ngũ nhân viên thẻ tại Ngân hàng Quân đội còn khá mỏng, chưa thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc.
61
Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại