Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1 THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI & VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG (Trang 55)

- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người nhưng không làm tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương la

Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1 THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI & VIỆT NAM

1. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI & VIỆT NAM

Hiện nay, môi trường toàn cầu đang bị suy thoái và hủy hoại nghiêm trọng. Chính sự tăng trưởng nóng và sự gia tăng dân số cùng với nhu cầu ngày càng cao của con người đã tạo nên sức ép đối với tài nguyên và môi trường

- Trong khoảng 100 năm trái đất đã mất khoảng 6 triệu km rừng

- Hàng trăm có khoảng 860 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, 25000 tấn đất màu mỡ bị mất đi, nhiệt độ trái đất tăng lên từ 0.3 - 0.6 0C

- Lượng khí nhà kính ngày càng tăng làm suy thoái tầng ozon

- Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu ( 1- 3.50C) kéo theo băng tan, mực nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, thiên tai dình dập, đe dọa cuộc sống của con người và có xu hướng ngày càng tăng

Để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người thì các ngành công nghiệp càng phát triển, kéo theo đó là lượng chất thải công nghiệp ngày càng nhiều có nguy cơ hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên

1.2. Thực trạng về môi trường Việt Nam

1.2.1. Tài nguyên đất, nước, khoáng sản và biển đảo

- Tài nguyên đất: Theo số liệu năm 2007, Việt Nam có 33.115.039,62 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có 28.328.939,12 ha đất đã được sử dụng (chiếm 85,70%) và 4.732.786,09 ha đất chưa sử dụng (chiếm 13,30%). Đất nông nghiệp có 24.997.153 ha (chiếm 75,48%), đất phi nông nghiệp có 3.385.786 ha (chiếm 10,22%).

Số liệu điều tra trong các năm 2005 – 2007 cho thấy đất sản xuất nông nghiệp tăng trong khi diện tích đất trồng lúa giảm (45.977 ha); diện tích đất lâm nghiệp tăng trong khi diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giảm (gần 500.000 ha); diện tích của hầu hết các loại đất phi nông nghiệp tăng (đất ở, chuyên dùng, tôn giáo tín ngưỡng, v.v.) trong khi diện tích đất sông, suối và mặt nước chưa sử dụng giảm (42.700 ha); diện tích các loại đất chưa sử dụng (đất bằng, đồi núi, núi đá) giảm trong khi đất có mặt nước ven biển tăng.

- Tài nguyên nước: Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm của nước ta vào khoảng gần 850 km3, trong đó từ bên ngoài vào chiếm khoảng 60%. Xét về tổng lượng, Việt Nam là quốc gia dồi dào về nguồn nước mặt. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này biến động mạnh theo thời gian (giữa các năm và các mùa trong năm) và phân bố không đồng đều giữa các vùng trên cả nước. Bên cạnh đó, nhiều nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm, suy thoái. Ở nhiều vùng, nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức. Vì vậy, nguy cơ thiếu nước cục bộ trước mắt và toàn diện về lâu dài đang đặt công tác quản lý tài nguyên nước trước những thách thức lớn và công tác bảo vệ, phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tương lai của đất nước.

- Tài nguyên khoáng sản: Các loại khoáng sản của Việt Nam rất đa dạng. Tuy nhiên, hầu hết các mỏ có quy mô không lớn, phân bố rải rác, một số mỏ khó khai thác hoặc chất lượng thấp. Một số loại khoáng sản có quy mô lớn, có thể khai thác lâu dài như than, bauxit, đất hiếm, đá vôi, cát thuỷ tinh, đá xây dựng. Một số loại khoáng sản khác có tổng tài nguyên không lớn, chỉ đủ khai thác sử dụng trong nước trong thời gian hạn chế như than đá, quặng sắt, titan, crom, mangan, đồng, thiếc, chì, kẽm, wonfram, vàng, antimon, felspat, kaolin, talc, fluorit, barit, graphit, dolomit, phosphorit, bentonit, diatomit, đá ốp lát các loại. Một số loại khoáng sản mới ghi nhận được các dấu hiệu tồn tại như platin, tântn, niobi, liti, volastonit, zeolit, keramzit, vecmicult, nephelin.

- Biển và hảo đảo: Đường bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, tài nguyên biển phong phú và đa dạng. Biển đã và đang đóng góp một phần lớn cho nền kinh tế quốc dân. Với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, nhiều loại tài nguyên và lợi thế tạo điều kiện để các ngành công nghiệp dầu khí, giao thông, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, v.v. phát triển. Vươn ra biển, lớn lên từ biển đang là chủ trương được Đảng và nhà nước ta tập trung chỉ đạo thực hiện để nâng tầm đóng góp và vị thế của biển trong nền kinh tế quốc dân.

1.2.2. Các vấn đề môi trường

- Các nguồn gây ô nhiễm: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng nghĩa với việc tiếp tục phát triển mạnh các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ v.v. Điều đó cũng có nghĩa là số lượng các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường gia tăng mạnh trong thời gian tới. Trong khi kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa đạt được kết quả mong muốn, số lượng các cơ sở hiện đang gây ô nhiễm môi trường không giảm được nhiều thì việc xuất hiện tiếp các nguồn gây ô nhiễm môi trường mới sẽ tạo nên những sức ép rất lớn lên khả năng chịu tải ô nhiễm của môi trường. Bên cạnh đó, phát triển giao thông, canh tác nông nghiệp, thiên tai, lũ lụt, các nguồn ô nhiễm từ bên ngoài, đặc biệt là nhập khẩu chất thải dưới nhiều hình thức trong đó có việc lợi dụng nhập khẩu phế liệu để đưa chất thải vào nước ta càng làm cho môi trường Việt Nam suy giảm chất lượng nhanh, nhiều nơi đã ở mức báo động.

- Chất thải: Nước thải, khí thải và chất thải rắn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của con người là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường.

Hàng năm ước tính có khoảng 2 tỷ mét khối nước thải ra môi trường, trong đó nước thải sinh hoạt chiếm hơn 60%, nước thải công nghiệp chiếm hơn 30%. Dự báo đến năm 2020, hằng năm lượng nước thải ra môi trường hàng năm lến đến gần chục tỷ mét khối. Hầu hết nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý. Hà Nội chỉ mới xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường khoảng hơn 5% nước thải sinh hoạt trong số 300.000 – 400.000 m3/ngày đêm. Tỷ lệ nước thải sản xuất được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cung rất thấp, không quá con số 20%.

Khí thải từ các nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đô thị. Ước tính hàng năm các nguồn thải ở nước ta thải ra trên 360.000 tấn CO, trên 300.000 tấn Nox và hơn 400.000 tấn SO2. Điều đáng nói là ô nhiễm không khí thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, đặc biệt là khí thải từ các phương tiện giao thông. Bên cạnh đó, ô nhiễm bụi trong các đô thị cũng đáng lo ngại ở hầu hết các thành phố trên cả nước.

Chất thải rắn với khối lượng chủ yếu là rác thải sinh hoạt chưa được quản lý tốt đang là yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở nước ta. Với khối lượng khoảng 15 – 16 triệu tấn năm và dự báo đến năm 2020 khoảng 45 – 50 triệu tấn/năm, xử lý chất thải rắn đang là vấn đề lớn trong công tác quản lý môi trường. Nếu thực hiện tốt công tác giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, khả năng có thể giảm được từ 5 – 6 triệu tấn/năm, tái chế, tái sử dụng được 20 – 25 triệu tấn/năm vào năm 2020. Như vậy, khối lượng rác thải cần phải chôn lấp vào năm 2020 chỉ lớn hơn khối lượng rác thải phải chôn lấp hiện nay không nhiều nếu chúng ta thực hiện tốt công tác giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải.

Chất thải nguy hại, rác thải từ các ngành y tế, điện tử, v.v. đang gia tăng mạnh về khối lượng và mức độ nguy hại ở Việt Nam trong khi thiếu vắng công nghệ xử lý và năng lực quản lý đang là thách thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường hiện nay và những năm tới. Hiện tại hàng năm lượng chất thải nguy hại phát sinh lên đến trên 400.000 tấn. Dự báo đến năm 2020 khối lượng chất thải nguy hại phát sinh có thể lên đến 2 – 3 triệu tấn/năm. Đây thực sự là thách thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường.

- Các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái: Số liệu quan trắc, điều tra cho thấy nhiều khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái nặng. Một số lưu vực sông lớn như Sài Gòn – Đồng Nai, Nhuệ - Đáy, Cầu, v.v. nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng. Tàn dư của chiến tranh hóa học trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trước đây, canh tác nông nghiệp thiếu bền vững, rò rỉ từ các khu lưu giữ hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật đang làm cho đất, nguồn nước ngầm ở một số nơi bị nhiễm độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, gây ra nhiều loại dịch bệnh phức tạp.

Ô nhiễm không khí ở một số đô thị vào các giờ cao điểm cũng đang là vấn đề môi trường bức xúc hiện nay.

- Đa dạng sinh học: Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài hoang dã phong phú và đa dạng trong đó có nhiều loài hoang dã đặc hữu, nhiều nguồn gen có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, dưới sức ép gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, đa dạng sinh học ở nước ta đang bị suy giảm với tốc độ rất nhanh. Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp, các khu bảo tồn thiên nhiên không được quản lý tốt trong khi diện tích bị chuyển đổi và thu hẹp, số lượng các loài hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng ngày càng tăng, nhiều nguồn gen bị thất thoát. Với việc xuất hiện các loài ngoại lai xâm hại, nhập khẩu nhiều hàng hóa, sản phẩm có

chứa sinh vật biến đổi gen đang gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái. Tất cả những vấn đề trên đang đặt ra áp lực lớn lên công tác bảo vệ môi trường ở nước ta thời gian tới.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG (Trang 55)