Chương 3 DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1 VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG (Trang 46)

- Trên thế giới, tất cả các quốc gia không phân biệt khuynh hướng chính trị, sau khi giành được độc lập đều lựa chọn cho mình đường lối phát triển kinh tế riêng Lý thuyết tăng

Chương 3 DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1 VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ

1. VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ

1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển dân số

- Hiện nay, loài người trải qua hai lần bùng nổ dân số. Mỗi lần như vậy là kết quả của một số tiến bộ về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, KHKT…vì thế cho phép loài người mở rộng “ổ sinh thái” của mình

- Sự bùng nổ dân số lần thứ nhất xảy ra cách đây 10.000 năm TCN, với khoảng 3 triệu người trên trái đất. Nó là kết quả của 2 sự kiện:

+ Khả năng giữ ngọn lửa

+ Khả năng chế tạo các công cụ lao động và vũ khí

- Sự bùng nổ dân số lần thứ hai xảy ra cách đây 6.000 năm TCN và kéo dài đến thế kỉ XVII SCN. Nó là kết quả của việc phát triển nền nông nghiệp ổn định, con người có thể thuần dưỡng & cải tạo cây - con hoang dại

- Sự phát triển dân số sau thế kỉ XVII ứng với xã hội tư bản và xã hội XHCN phát triển

1.2. Đặc điểm của sự phát triển dân số Thế Giới

- Quy mô dân số ngày càng lớn, tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh

Thời gian Dân số Thế Giới ( tỷ người )

Đầu thế kỉ XIX (1890) 1

Năm 1927 2

Năm 1960 3

Năm 1974 4

Năm 1987 5

Năm 1999 6 ( 1 tỷ người ở độ tuổi 15-24)

Năm 2011 (20/10/2011) - UN 7

Dự tính năm 2025 8

Dự tính năm 2050 10.3 ( 9,51 - UN) - Dân số tăng không đều ở các khu vực địa lý khác nhau.

+ Dự tính 40 năm nữa sự phát triển của 97% dân số thế giới diễn ra ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ la tinh và Caribe.

+ Dự tính năm 2050, Ấn Độ là quốc gia đông dân nhất (1.7 tỉ), tiếp đến là Trung Quốc (1.4 tỉ), Mỹ (439 triệu)

- Phân bố dân cư không đồng đều ở các khu vực - Tốc độ đô thị hóa nhanh

1.3. Sự phân bố và di chuyển dân cư

1.3.1. Sự phân bố dân cư

- Là sự sắp xếp dân số một cách tự giác hay tự phát trên một lãnh thổ phù hợp với điều kiện của họ và với yêu cầu nhất định của xã hội

- Sự phân bố dân cư trên Thế Giới không đồng đều. Ban đầu nó mang tính chất bản năng, phân bố theo lãnh thổ. Sau đó, khi LLSX phát triển thì sự phân bố dân cư mang tính quy luật và có ý thức

- Ở nhiều nước, do công nghiệp phát triển dẫn đến quá trình đô thị hóa, dân cư có xu hướng tập trung ở các khu công nghiệp và các thành phố lớn

- Đơn vị đo sự phân bố dân cư là “mật độ dân số”; nó xác định mức độ tập trung của số dân sinh sống trên lãnh thổ

D = P/Q

( D: mật độ dân số, P: số dân thường trú của lãnh thổ, Q: diện tích lãnh thổ k kể các hồ lớn trong lãnh thổ). Đại dương đo người/ km2

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư

+ Các nhân tố tự nhiên, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, thể hiện ở chỗ tạo điều kiện thuận lợi hay gây trở ngại đối với sự cư trú của con người

+ Các nhân tố kinh tế - xã hội - lịch sử: các nhân tố tự nhiên chỉ tạo ra khả năng tập trung dân cư, còn khả năng ấy được thực hiện như thế nào lại do các nhân tố kinh tế - xã hội quyết định. Trước hết đó là: • Trình độ phát triển của llsx • Tính chất của nền kinh tế • Lịch sử khai thác lãnh thổ • Chuyển cư 1.3.2. Chuyển cư

- Chuyển cư là việc di con người qua ranh giới một lãnh thổ nào đó với sự thay đổi nơi cư trú vĩnh viễn hoặc trong thời gian dài

- Quá trình chuyển cư gồm:

+ Xuất cư: là việc di cư tự nguyện hay bắt buộc sang nước khác để sinh sống thường xuyên hay tạm thời trong khoảng thời gian dài

+ Nhập cư: là việc đi đến một nước để sinh sống thường xuyên hay tạm thời ( thường trong khoảng thời gian) dài của công dân một nước khác

Tác động của chuyển cư trong giai đoạn hiện nay?

1.4. Các vấn đề môi trường của sự gia tăng dân số Thế Giới

Tác động của dân số đến tài nguyên và môi trường có thể lí giải bằng phương trình sau:

M = D . T . C

- M: mức tác động đến môi trường - D: quy mô dân số

- T: tiêu dùng bình quân đầu người

- C: công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất Các nước đang phát triển

- Quy mô dân số lớn, mức tăng dân số cao nên tăng tiêu thụ và khai thác tài nguyên từ môi trường, làm cho tình trạng môi trường ngày càng xấu đi

- Công nghệ cũ, lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp, lãng phí tài nguyên trong quá trình sản xuất, tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường

Các nước phát triển

- Dân số tăng chậm nhưng mức tiêu dùng bình quân đầu người cao, nên đòi hỏi sử dụng nhiều tài nguyên và cũng tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường

- Công nghệ tiến tiến, tốc độ khai thác, sử dụng nhanh và cao cũng đòi hỏi nhiều tài nguyên. Tuy nhiên, sử dụng tài nguyên có hiệu quả cao hơn. Sự phát triển công nghiệp tạo ra khả năng cải tạo chất lượng môi trường, ngăn chặn và giới hạn được ô nhiễm

1.5. Hậu quả của việc gia tăng dân số Thế Giới

Dân số gia tăng quá mức có thể dẫn đến những vấn đề sau: - Tình trạng kinh tế thấp

- Giảm nhu cầu văn hóa - xã hội - Thiếu LTTP

- Thiếu nhà ở

- Thiếu các dịch vụ y tế - sức khỏe - Thiếu phương tiện giáo dục - Thất nghiệp

- Giảm chất lượng môi trường

1.6. Đặc điểm dân số Việt Nam (26/12 là ngày dân số VN)Việt Nam là nước đông dân và dân số tăng nhanh Việt Nam là nước đông dân và dân số tăng nhanh

- Điều tra dân số 1.9.2009 cho thấy, dân số Việt Nam là 85.789.573 người, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 13 thế giới.

- Sau mười năm dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người.

- Tốc độ tăng dân số giữa các vùng có khác nhau

Dân số VN đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” (với tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm tuổi phụ thuộc). Theo UN thời kỳ dân số vàng là thời kỳ: - Trẻ em < 15 tuổi chiếm < 30% tổng số dân.

- Người già > 65 tuổi chiếm < 15% tổng số dân.

- VN có cơ cấu dân số vàng từ năm 2003, sẽ kéo dài khoảng 30 - 50 năm.

Dân số Việt Nam đang trong quá trình già hoá, số lượng người cao tuổi ngày càng tăng.

- Chỉ số già hóa tăng từ 24.3 % (1999) lên 35.5% (2009)

- Người già tăng, trẻ em giảm mạnh, cao hơn các nước Đông Nam Á 30%. Tỉ trọng dân số (%) theo nhóm tuổi thay đổi

Nhóm tuổi (%) Năm 1999 Năm 2009

0 - 14 33.1 24.5

15 - 65 61.1 69.1

>65 5.8 6.4

Mức tăng trưởng dân số trung bình hàng năm giảm, mức sinh giảm liên tục trong nhiều năm qua

- Giai đoạn 1990 - 1999 là 1.7% - Giai đoạn 1999 - 2009 là 1.2%

Phân bố dân cư Việt Nam không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng, mật độ dân số cao

- ĐBSH và ĐBSCL: 43% số dân cả nước

- Miền núi phía bắc và Tây Nguyên: 19% số dân cả nước - Mật độ dân số trung bình: 258 người/ km2

Chỉ số phát triển con người (The Human Development Index - HDI) còn thấp, đứng thứ 127/187 quốc gia được đánh giá (Báo cáo của UNDP - 2011)

- Chỉ số phát triển con người được thể hiện ở 3 khía cạnh ( Sức khỏe - tuổi thọ trung bình, Giáo dục - số người biết chữ và tỉ lệ học sinh ở các cấp học, Thu nhập - GDP/ người)

Tốc độ đô thị hóa nhanh

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w