AN NINH LƯƠNG THỰC 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG (Trang 53)

- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người nhưng không làm tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương la

3. AN NINH LƯƠNG THỰC 1 Khái niệm

3.1. Khái niệm

An ninh lương thực (ANLT) đã trở thành vấn đề toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam. Vai trò nông nghiệp đang dần thay đổi, nông nghiệp không chỉ cung cấp LTTP cho con người mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp năng lượng. Nông nghiệp sẽ trở lại là ngành có khả năng sinh lợi cao, đặc biệt là khi nó kết nối với chuỗi chế biến

thực phẩm. Đầu tư lớn vào nông nghiệp và nông thôn là kế sách lâu dài, chống đỡ lạm phát hữu hiệu và tạo lập nền tảng cho nền công nghiệp chế biến thực phẩm mạnh.

ANLT cần được hiểu và phải bao gồm:

 Đủ lương thực cho xã hội để không ai bị đói

 Người làm ra lương thực không bị nghèo đi, dù là nghèo đi một cách tương đối so với mặt bằng xã hội

Nếu chỉ nhấn mạnh vế thứ nhất thì sản xuất sớm hay muộn cũng suy giảm, đất trồng lúa sẽ bị thu hẹp. ANLT chỉ được đảm bảo khi lợi ích của người sản xuất nông nghiệp được tính đến. Cho dù lo lắng với việc chống lạm phát nhưng trong mọi trường hợp giá lúa gạo thấp luôn có nguy cơ tiềm ẩn ANLT quốc gia.

3.2. Nghị quyết về ANLTQG

- Nghị quyết về ANLTQG của chính phủ ban hành ngày 23/ 12/2009 khẳng định

 Việt Nam bảo vệ diện tích đất lúa tới năm 2020 có 3,8 triệu ha để có sản lượng 41 - 43 triệu tấn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/ năm. Chấm rứt tình trạng thiếu đói năm 2012.

 Tăng diện tích trồng ngô lên 1,3 triệu ha, sản lượng 7,5 triệu tấn

 Diện tích cây ăn quả 1,2 triệu ha, sản lượng 12 triệu tấn

 Rau các loại 1,2 triệu ha, sản lượng 20 triệu tấn

 Sản lượng thịt hơi 8 triệu tấn

 Sữa tươi 1 triệu tấn

 Trứng gia cầm 14 tỉ quả

 2,4 triệu tấn thủy sản khai thác

 4 triệu tấn thủy sản nuôi trồng

3.3. Khủng hoảng ANLT toàn cầu

“Tuyên bố Niigata về đảm bảo ANLT của APEC” đưa ra hai mục tiêu chung, trong đó nhấn mạnh, để đối phó với sự mất cân đối về cung - cầu lương thực do dân số và thu nhập tăng, cần phải tăng cường năng lực cung cấp lương thực, đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và phục hồi, phát triển khu vực nông thôn

Để đảm bảo ANLT không thể thiếu sự phân phối lương thực ổn định, hiệu quả và công bằng…“Kế hoạch hành động đảm bảo ANLT của APEC” đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu của “Tuyên bố Niigata về đảm bảo ANLT của APEC”. Cuộc khủng hoảng ANLT toàn cầu đe dọa cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt

là người dân của các nước nghèo - họ đang suy dinh dưỡng cấp và mạn tính. Những yếu tố

đằng sau của khủng hoảng ANLT bao gồm

 Giá năng lượng tăng nhanh

 Thiếu đầu tư cho ngành nông nghiệp

 Nhu cầu về thực phẩm tăng nhanh do tăng trưởng kinh tế và thu nhập cao

 Trợ cấp làm ảnh hưởng đến thương mại

 Tình trạng thời tiết xấu và suy thoái môi trường xảy ra thường xuyên

 Trợ cấp sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế sản xuất lương thực

 Áp đặt hạn chế xuất khẩu dẫn đến tình trạng tích trữ và hoảng loạn trong mua bán Những tác động của cuộc khủng hoảng ANLT đối với sức khỏe là rất lớn, đặc biệt tại 21 quốc gia hiện đang có nhiều người suy dinh dưỡng cấp và mạn tính

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w