Nhiễm môi trường nước Định nghĩa

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG (Trang 29)

- Trên thế giới, tất cả các quốc gia không phân biệt khuynh hướng chính trị, sau khi giành được độc lập đều lựa chọn cho mình đường lối phát triển kinh tế riêng Lý thuyết tăng

3. TÀI NGUYÊN TÁI TẠO ĐƯỢC 1.Tài nguyên rừng

3.3.3. nhiễm môi trường nước Định nghĩa

- Sự ô nhiễm môi trường nước là sự có mặt của 1 hay nhiều chất lạ trong môi trường nước, làm biến đổi chất lượng của nước, gây tác hại đối với sức khỏe con người khi sử dụng nước trong sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động vui chơi, giải trí cho vật nuôi và hoang dại

Nguyên nhân gây ô nhiễm

- Ô nhiễm tự nhiên: chủ yếu là do mưa, tuyết, gió bão, lũ lụt: nước rơi xuống đất cuốn theo các chất thải ra sông hồ

- Ô nhiễm nhân tạo:

+ Do nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, khu đô thị …chứa các chất gây ô nhiễm

+ Do các muối kim loại nặng: Phân bố, Ni, Hg…được thải từ các hoạt động công nghiệp, đặc biệt công nghiệp hạt nhân từ các nhà máy điện nguyên tử & các trung tâm nghiên cứu hạt nhân

+ Do các sinh vật gây bệnh truyền nhiễm

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước

* Môi trường nước bị ô nhiễm gây nên hiện tượng phì dưỡng ( hay ưu dưỡng) và hiện tượng loạn dinh dưỡng ở các vực nước

- Hiện tượng ưu dưỡng xảy ra khi một lượng lớn chất dinh dưỡng, N, P hoặc các chất hữu cơ thải vào nước làm cho O2 trong nước giảm đi, từ đó làm thay đổi thành phần sinh vật thủy vực

- Ở trạng thái tự nhiên, hàm lượng N và P thấp, khi các chất dinh dưỡng này được thải vào nước tạo điều kiện thuận lợi cho lượng lớn tảo và vi khuẩn ( cyanobacteria, aerobic bacteria) phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn “biển đỏ” ( red sea hay red field) khi đó nước biển bị đổi màu. Các sinh vật này đòi hỏi rất nhiều O2 , nếu [O2] thấp thì VSV hiếu khí không thể phân hủy hết chất hữu cơ trong nước ô nhiễm ngày càng nặng - Phương pháp chuẩn xác định nhu cầu O2 trong nước là đo tỉ lệ O2 trong mẫu lấy về, sau đó để trong 5 ngày ở 200 C

- Nhu cầu O2 sinh học (BOD) ở các vùng nước không bị ô nhiễm < 5 mg/dm3/5 ngày - BOD ở các vùng nước thải lên tới 600 mg/dm3/5 ngày.Thành phần động vật đã bị suy giảm trong những vùng nước bị ô nhiễm

* Môi trường nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng nước vào các hoạt động khác nhau: sẩn xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp…

Quản lý và bảo vệ tài nguyên nước

- Cần phải quy hoạch, quản lý và bảo vệ nguồn nước. Đưa nước vào sử dụng hợp lý/ điều hòa dòng chảy/ chống ngập úng/ sản xuất điện và cung cấp nước cho các khu công nghiệp và sinh hoạt

- Xử lý nước bằng quá trình phân hủy và chuyển hóa chất bẩn. Loại bỏ và hạn chế các thành phần gây ô nhiễm rồi thải ra sông hồ mà không làm nhiễm bẩn nguồn nước. Thông thường phải qua xử lý sơ bộ, tập trung và triệt để

- Dùng lại nước thải sau khi đã xử lý trong hệ thống cấp nước tuần hoàn của nhà máy - Dùng nước thải, nước cặn của các khu công nghiệp chế biến thực phẩm có nhiều chất hữu cơ để phục vụ nông nghiệp ( tưới ruộng, nuôi cá)

- Bảo vệ trữ lượng nước trong quá trình khai thác, có các chính sách pháp luật trong quản lý, phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững

- Biện pháp mang tính chiến lược là bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, tích cực trồng rừng để điều tiết nguồn nước, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w