* Bắc Ninh
Bắc Ninh nằm trong vùng trọng điểm Bắc Bộ và tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Những năm qua, kinh tế tỉnh có sự tăng trưởng cao, quá trình đô thị hóa tại tỉnh cũng diễn ra nhanh chóng, làm thay đổi bộ mặt đô thị và diện mạo nông thôn mới.
Trước tình hình đó tỉnh Bắc Ninh đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu những bất lợi từ quá trình đô thị hóa với người nông dân và kinh tế hộ nông nghiệp. Nhờ đó, mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh vẫn đạt 3,05%/năm. Để đạt được thành công đó, tỉnh Bắc Ninh đã cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng quy hoạch, chuyển đổi cây trồng cho phù hợp với điều kiện đô thị hóa, hình thành vùng rau, hoa có giá trị cao ở vùng ven đô thị, đưa giống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất, phát triển chăn nuôi, thủy sản theo quy mô công nghiệp; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh đã phê duyệt chương trình đào tạo nghề cho nông dân, bổ sung thêm kinh phí địa phương để đào tạo nông dân vùng bị mất nhiều đất, dự báo, định hướng cơ
cấu lao động để có thông tin cho nhân dân, hình thành sàn giao dịch lao động để tăng cơ hội tìm việc cho người dân.
Phát triển công nghiệp nông thôn, phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống, tỉnh đã hỗ trợ để phát huy mở rộng làng nghề, hình thành các khu công nghiệp làng nghề và đa nghề. Do trình độ tay nghề phù hợp, trên thực tế, số lao động nông dân vùng đô thị hóa được chuyển đổi sang khu vực làng nghề với tỷ trọng khá cao so với chuyển sang làm việc tại các khu công nghiệp tập chung. Cùng với quá trình này, tỉnh đã đầu tư kinh phí cho công tác khuyến công, phát triển nghề mới, tăng cường ảnh hưởng lan tỏa từ các làng nghề truyền thống sang khu vực khác… Hỗ trợ, tạo điều kiện vay vốn cho người lao động ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tham gia xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên, nông dân vùng đô thị hóa còn gặp nhiều khó khăn, không đồng đều giữa các hộ. Nhiều hộ giàu lên nhanh chóng, nhưng nhiều hộ không giữ vững được mức sống như trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Theo một kết quả cuộc khảo sát: 34,96% số hộ trả lời thu nhập của các hộ khá lên, 39,51% trả lời thu nhập như cũ, 25,89% trả lời khó khăn hơn.
* Phủ Lý – Hà Nam
Sản xuất của hộ nông nghiệp thành phố Phủ Lý đang chịu tác động mạnh từ quá trình đô thị hóa. Điều này vừa tạo cơ hội, song cũng là thách thức lớn khi Phủ Lý thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp gắn với đô thị. Quá trình đô thị hóa luôn kéo theo cả những thuận lợi và khó khăn tác động đến quá trình phát triển kinh tế nói chung và kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp nói riêng. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa được xem là một xu hướng tất yếu. Đây là một trong hai yếu tố chính (đất đai và lao động) đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển nông nghiệp đô thị ở Phủ Lý hiện nay. Vấn đề mấu chốt là phải xây dựng được những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả để nhân rộng, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng
cho hộ nông nghiệp, sau đó là có cơ sở để định hình, tìm hướng phát triển nông nghiệp phát triển kinh tế hộ nông nghiệp đô thị.
Năm 2014, thành phố Phủ Lý đã thành công trong việc xây dựng các mô hình khảo nghiệm các giống lúa mới, tăng cường liên kết doanh nghiệp để giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở xã Đinh Xá là một ví dụ, bên cạnh đó thành phố còn sản xuất thành công nhiều mô hình khác như: 22 mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, 47 mô hình sản xuất nấm ăn và nhiều mô hình khác. Ngoài ra, chương trình liên kết “4 nhà” trong cung ứng thức ăn chăn nuôi đã được triển khai tích cực. Các hộ nông dân đã được doanh nghiệp cung ứng trực tiếp gần 2.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Bên cạnh những thành công, phát triên nông nghiệp và kinh tế hộ nông nghiệp thành phố cũng gặp không ít khó khăn không dễ giải quyết. Đó là về cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhiều diện tích sản xuất nằm trong quy hoạch xây dựng các dự án nên địa phương không kiên có hóa hệ thống kênh mương và đường nội đồng; vấn đề thiếu lao động sản xuất cũng đang là thách thức lớn. Phát triển hộ nông nghiệp đô thị, nông nghiệp đô thị sẽ thực hiện chức năng chủ yếu thúc đẩy quả trình nông nghiệp hóa, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, cung cấp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân thành phố và khu vực.
Để có nền nông nghiệp đô thị, không chỉ là phát triển những cái có sẵn mà quan trọng là định hướng rõ ràng. Cụ thể, trong đó quan tâm và ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ, dịch vụ đầu vào là yêu cầu không thể thiếu nhằm phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và các khâu trong quá trình sản xuất.
* Một số mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị ở thành phố lớn:
- Hà Nội: Mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc bưởi Diễn; mô hình trồng cam Canh; chăn nuôi bò sữa. Ngoài ra, các hộ gia đình còn trồng rau trong chậu, hộp xốp, làm vườn rau trên sân thương, …
- Đà Nẵng: Mô hình trồng hoa, cây cảnh; mô hình sản xuất rau sạch; mô hình trồng rau mầm.
- TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao như: Khu nông nghiệp công nghệ cao (Củ Chi), Trung tâm Công nghệ sinh học (Quận 12), Trung tâm thủy sản (Cần Giờ),… nhằm tạo ra các giống cây trồng vậy nuôi chất lượng cao, đặc sản, phân bón, kỹ thuật để cung cấp cho nhu cầu tại chỗ và thị trường bên ngoài trong tiến trình phát triển kinh tế hộ nông nghiệp đô thị, nông nghiệp đô thị.