Chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 89)

Ngoài một số chính sách Nhà nước được áp dụng chung cho sản xuất nông nghiệp như: Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp, chính sách đất đai,… thì các cấp chính quyền tổ chức các chương trình khuyến nông, mở ra các lớp tập huấn kỹ thuật, các mô hình mới về trồng lúa chất lượng cao, rau sạch, chăn nuôi… giúp bà con tiếp thu được kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình sản xuất của mình.

Công tác khuyến nông thành phố tương đối ổn định, nhưng vẫn chưa đủ mạnh để khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, do trình độ người dân vẫn còn thấp và trình độ tiếp thu thông tin của họ hạn chế. Đến nay mới chỉ có một bộ phận các nông hộ xác định được cây trồng phù hợp nhất với điều kiện sinh thái vùng và sự thay đổi của điều kiện sản xuất tại vùng đô thị.

Nhiều mô hình khuyến nông còn mang tính hình thức, khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất không cao.

Các chính sách hỗ trợ, cho vay vốn, nhất là từ ngân hàng nhà nước (51,35%) và các đoàn thể đã khuyến khích bà con đầu tư sản xuất, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao, nhất là các hộ nghèo.

Chưa có chính sách hỗ trợ người nông dân khi có sự biến động giá cả trên thị trường như trợ giá, giảm thuế,…

4.3.4 Đánh giá tổng quát về những thuận lợi và khó khăn trong phát triểnkinh tế hộ nông nghiệp trên địa bàn thành phố kinh tế hộ nông nghiệp trên địa bàn thành phố

Sử dụng phương pháp Swot để phân tích những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ.

Qua phân tích Swot đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị của các nông hộ thành phố.

Điểm mạnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w