Để đánh giá được hiệu quả đồng vốn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp ta xét đến lợi nhuận mà các nông hộ thu được sau khi đem tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí bỏ ra, bảng sau đây thể hiện lợi nhuận các nhóm nông hộ thu được trước và sau khi thực hiện chương trình nông nghiệp đô thị:
Bảng 4.15. Tình hình thu từ nông nghiệp của nhóm hộ điều tra
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu Trước NNĐT Sau NNĐT
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khá Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khá Tổng thu NN 14379,5 27448,8 74712,4 22263,5 49944,4 183299,7 Tổng chi NN 8695,89 10726,65 26744,8 7011,03 15384,33 55528,8 Lợi nhuận NN 5683,61 16722,15 47967,6 15252,47 34560,07 127770,9
(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015)
Từ số liệu điều tra và cụ thể là bảng 4.15 ta thấy việc thực hiện chuyển dịch phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từ nông nghiệp của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.
Nhìn chung lợi nhuận từ nông nghiệp hộ trước và sau chương trình nông nghiệp có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể nhóm hộ nghèo tăng 9.568.860 đồng, nhóm hộ cận nghèo tăng 17.837.920 triệu đồng, nhóm hộ khá tăng 79.498.460 triệu đồng. Điều này đạt được là do các nhóm hộ đã tăng đầu tư vào sản xuất các loại cây mang lại thu nhập cao, trong điều kiện cạnh tranh khó khăn, các hộ đã có hướng phát triển nông nghiệp đô thị tận dụng tốt nhất nguồn lực đất đai, tài chính và kỹ thuật đồng thời phát huy thế mạnh của vùng trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể nói việc phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị đã thúc đẩy kinh tế hộ gia đình nông nghiệp thành phố phát triển,giúp cho nông hộ thích nghi với môi trường sản xuất mới. Nông nghiệp theo hướng đô thị đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng đất nông nghiệp của các nhóm hộ. Từ đó nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho nông hộ.
4.2.3 Đánh giá hiệu quả xã hội của phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn vớiphát triển đô thị phát triển đô thị
Thông qua thực hiện chương trình phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với đô thị ngoài việc tăng thu nhập cho nông hộ, nâng cao hiệu quả kinh tế còn tạo việc làm cho người lao động ở địa phượng, tận dụng lao động nông nhàn, góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong tổng số 60 hộ điều tra đã góp phần tạo việc làm cho 145 lao động gia đình và một số lao động làm thuê theo thời vụ; phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị đã cải thiện chất lượng cuộc sống của các nông hộ nói riêng và của người dân thành phố nói chung, khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của các nông hộ điều tra nhìn chung tương đối cao, cụ thể có 93,33% số hộ được điều tra đáp ứng được nhu cầu lương thực, 78,33% số nông hộ điều tra đáp ứng được nhu cầu tiền mặt, 85% số nông hộ điều tra đáp ứng được nhu cầu khác. Các nhu cầu được đáp ứng một phần sẽ đảm bảo an ninh trật tự xã hội, một phần sẽ là động lực cho các nông hộ tập trung phát triển kinh tế. Bên cạnh đó nông nghiệp theo hướng đô thị còn tạo ra hướng sản xuất hàng hóa mới cung cấp lương thực, thực phẩm quanh năm cho thị trường đặc biệt là thị trường thành phố. Phát triển nông nghiệp đô thị giúp kiểm soát được lương thực đô thị đến cấp độ gia đình, tăng cường an ninh lương thực, làm cho chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá thấp hơn, dễ dàng tiếp cận hơn so với phải mua từ xa tới.
Góp phần phát triển kinh tế nông hộ, xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận nông hộ, tăng thu nhập hàng tháng của nông hộ, làm giảm sức ép về dân số, tạo điều kiện phát triển kinh tế chính trị, văn hóa và xã hội địa phương.
Nông nghiệp theo hướng đô thị là một mô hình phát triển tốt cho các nông hộ học tập. Nhờ có chương trình các nông hộ đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, thay đổi tập quán canh tác, biết đầu tư, áp dụng khoa học tiến bộ vào sản xuất, sản
xuất theo hướng thị trường. Thu nhập bình quân/hộ /năm từ nông nghiệp có xu hướng tăng lên đáng kể.
Kinh tế nông hộ phát triển còn là động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển loại hình kinh tế, việc phát triển kinh tế nông hộ đã thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng vật tư, thuốc thú y, cửa hàng thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi.
Quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ đã mang lại một vành đai xanh quanh thành phố một phần điều tiết khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm, một phần khác vành đai cũng đã cung cấp cho người dân đô thị nơi du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải tỏa áp lực đô thị cũng như tăng thu nhập cho hộ nông dân từ các dịch vụ nông nghiệp này. Điều này càng ý nghĩa hơn khi diện tích cây xanh phục vụ dân sinh thành phố Vĩnh Yên hiện nay chỉ có khoảng 47,34ha, bình quân đạt 4,58 m2/ người, thấp hơn nhiều so với tiêu chí cây xanh đô thị loại II.
4.2.4 Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của phát triển kinh tế hộ nôngnghiệp theo hướng đô thị nghiệp theo hướng đô thị
Sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị, áp dụng khoa học tiến bộ giúp giảm thiểu việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, vừa tiết kiệm chi phí đầu vào, chống ô nhiễm môi trường sinh thái, vừa bảo vệ môi trường đất và môi trường nước. Cụ thể với diện tích sản xuất hộ nông nghiệp thành phố đạt 1.770,09 ha chiếm 34,84% tổng diện tích đất thành phố đã góp phần giảm các thiên tai về môi trường như sói lở, đất bạc màu, mất hay ô nhiễm nguồn nước, …vừa bảo vệ năng lượng và nguồn nước, giúp môi trường đô thị thành phố bền vững, tái sử dụng các chất thải làm phân bón, cung cấp lương thực, sử dụng đất có hiệu quả… Về rác thải sinh hoạt thành phố đã triển khai việc thu gom đem đi tiêu hủy đúng nơi quy định trên toàn bộ địa bàn thành phố. Thông qua việc tuyên
thuốc trừ sâu sau khi sử dụng của nông hộ đã được nâng cao. Cụ thể trong tổng số 60 nông hộ được điều tra thì năm 2012 đã có 63,33% nông hộ đã thực hiện thu gom bao bì thuốc BVTV và thuốc trừ sâu để tiêu hủy đứng nơi quy định, đến năm 2014 đã có 96,67% thực hiện tốt việc thu gom bao bì thuốc BVTV. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị cũng đã góp phần giảm thiểu đáng kể lượng thuốc BVTV và thuốc trừ sâu sử dụng trong sản xuất; bên cạnh bảo vệ môi trường phát triển nông nghiệp đô thị cũng góp phần nâng cao đời sống nông hộ, số hộ điều tra được sử dụng nước sạch tăng từ 60% năm 2012 lên 91,67% năm 2014; số hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn tăng từ 85% năm 2012 lên 100% năm 2014, điều này đạt được một phần không nhỏ là nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ và tuyên truyền trong quá trình triển khai thực hiện nông nghiệp theo hướng đô thị tại thành phố. Bên cạnh đó quá trình canh tác của hộ nông nghiệp thành phố cũng tạo ra môi trường cảnh quan đẹp, tạo cảm giác thoải mái cho dân thành phố, tạo các khoảng không gian xanh, giúp giảm chi phí cho các công viên trong thành phố, tránh lãng phí đất. Hoạt động sản xuất của hộ nông nghiệp giúp thiết lập được mối liên hệ với thiên nhiên, điều mà đô thị hóa đã dần làm mất đi.
Vì mục đích phát triển nông nghiệp đô thị bền vững, thành phố đã thực hiện triển khai các mô hình trồng rau an toàn ở xã Định Trung, phường Tích Sơn, phường Đồng Tâm, xã Thanh Trù, phường Đống Đa. UBND thành phố đã chỉ đạo phòng Kinh tế phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật và UBND các xã, phường tổ chức lấy mẫu đất, nước đề xuất các vùng trồng rau an toàn phục vụ quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn thành phố. Tính đến năm 2014 tổng diện tích trồng rau toàn thành phố đạt 360ha. Về chăn nuôi, trong năm 2014 thành phố đã thực hiện hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng 50 hầm Biogas sử dụng vật liệu Composit trong xử lý chất thải chăn nuôi cho 50 hộ dân, ngoài ra thành phố cũng đã chiển khai thực
hiện chương trình giúp người chăn nuôi chuyển đổi sang áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi.
4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với pháttriển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên
4.3.1 Nhóm yếu tố bên trong hộ nông nghiệp