Để có thể phát triển kinh tế hộ nông nghiệp hiệu quả cao thì nuôi con gì, trồng cây gì và sản xuất ở đâu cho phù hợp là điều quan trọng nhất và cũng là mối quan tâm nhất của hộ sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp vùng đô thị hiện nay. Chương trình nông nghiệp đô thị đã mở ra hướng sản xuất mới cho các nông hộ, giải pháp mới trong sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất mới tại đô thị.
Nhìn vào bảng 4.11 ta thấy cơ cấu cây trồng nhóm hộ điều tra đã thay đổi rõ rệt sau khi thực hiện chương trình nông nghiệp đô thị. Hầu hết các hộ đều có xu hướng tăng diện tích trồng rau và giảm diện tích trồng cây lương thực trong cơ cấu cây trồng hàng năm; diện tích cây lâu năm các nhóm hộ tăng nhưng với số lượng nhỏ. Như trước đây hầu hết các hộ nông nghiệp đều tập trung vào sản xuất cây lương thực là chủ yếu, nhưng sau khi thực hiện chương trình nông nghiệp đô thị các hộ đã chuyển dần sang sản xuất rau xanh các loại.
Các hộ tăng diện tích trồng rau một mặt rau xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa, một mặt do nhu cầu về rau xanh của thị trường không ngừng tăng cao.
Bảng 4.11. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhóm hộ Đơn vị tính: sào Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ Cận nghèo Hộ khá Trướ c NNĐ T Sau NNĐ T Trướ c NNĐ T Sau NNĐ T Trướ c NNĐ T Sau NNĐ T Cây hàng năm Tổng 23,44 18,31 93,82 79,36 264,2 9 233,2 3 Lúa 22,4 14,99 84,09 58,25 225,0 1 86,01 Rau, đậu các loại 1,04 3,32 9,73 20,01 37,06 136,1 1 Hoa 0 0 0 1,1 2,22 11,11
nghiệp 1 2 2 2
(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015)
Tổng diện tích canh tác của hộ nông nghiệp giảm đi do đô thị hóa. Nhóm hộ nghèo giảm 5,13 sào, nhóm hộ cận nghèo giảm 14,46 sào, nhóm hộ khá giảm 31,06 sào. Đô thị hóa một phần ảnh hưởng tới diện tích sản xuất của hộ, một phần khác đã làm thay đổi tâm lý và hướng sản xuất của hộ theo hướng tích cực hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
* Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm của các hộ nông nghiệp có sự chuyển biến tương đối rõ ràng đặc biệt là trong nhóm hộ khá và nhóm hộ cận nghèo.
Sự thay đổi cơ cấu cây trồng của các nhóm hộ trước và sau chương trình nông nghiệp đô thị được thể hiện cụ thể qua biểu đồ 4.1, biểu đồ 4.2 và 4.3 sau đây:
a, Trước NNĐT b, Sau NNĐT
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu gieo trồng cây hàng năm nhóm hộ nghèo
Qua biểu đồ 4.1 có thể nhận thấy cơ cấu cây trồng hàng năm nhóm hộ khá có sự thay đổi, tăng diện tích trồng rau và giảm diện tích trồng cây lương thực. Cơ cấu gieo trồng rau xanh nhóm hộ nghèo tăng lên nhưng đáng kể với 14% sau khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đô thị, trung bình tăng 4,7% diện tích mỗi năm. Việc thực hiện chương trình NNĐT đã và đang tạo điều kiện cho nhóm hộ nghèo phát triển kinh tế, tận dụng tối đa nguồn lực vào sản xuất mang lại thu nhập.
Nhìn vào biểu đồ 4.2 về cơ cấu gieo trồng cây hàng năm nhóm hộ cận nghèo ta có thể thấy cơ cấu cây trồng ở nhóm hộ này cũng có sự chuyển dịch giảm cơ cấu cây lương thực và tăng cơ cấu rau xanh, tuy nhiên ở nhóm hộ cận
nghèo đã xuất hiện thêm một loại hình mới đó là cây hoa. Cơ cấu diện tích trồng rau xanh của nhóm hộ này tăng cao 14,84%, cơ cấu diện tích cây hoa mới xuất hiện nên chiếm cơ cấu khá nhỏ chỉ với 1,39%. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm giúp các hộ cải thiện thu nhập và sử dụng hiệu quả diện tích đất canh tác đang giảm dần ở đô thị.
a, Trước NNĐT b, Sau NNĐT
Biểu 4.2. Cơ cấu gieo trồng cây hàng năm nhóm hộ cận nghèo
Biểu đồ 4.3 thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng của nhóm hộ khá, có thể thấy cơ cấu diện tích gieo trồng nhóm hộ khá là biến đổi mạnh nhất, đặc biệt là cơ cấu diện tích cây rau xanh tăng lên nhanh sau khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đô thị, tăng lên 44,34% sau NNĐT; ngoài ra cơ cấu diện tích trồng hoa cây cảnh nhóm hộ khá cũng có chuyển biến tăng với bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,31%. Ở nhóm hộ khá do tâm lý sản xuất tiên tiến, khả năng kinh tế tốt tạo nên sự nhạy bén trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập cho gia đình. Chương trình NNĐT đã tạo điều kiện cho nhóm hộ khá phát triển kinh tế, tận dụng tối đa nguồn lực.
a, Trước NNĐT b, Sau NNĐT
Biểu 4.3. Cơ cấu gieo trồng cây hàng năm nhóm hộ khá
Như vậy, cơ cấu diện tích gieo trồng ở cả 3 nhóm hộ đều có xu hướng chuyển dịch tăng tỷ lệ trồng rau xanh, hoa và giảm tỷ lệ trồng cây lương thực sau khi thực hiện chương trình NNĐT. Nhưng cơ cấu diện tích rau xanh ở nhóm hộ khá có sự chuyển dịch lớn nhất giữa 3 nhóm hộ, và nhóm hộ nghèo là có
với điều kiện mỗi hộ mà còn phù hợp với xu hướng phát triển đô thị của thành phố.
a, Trước NNĐT b, Sau NNĐT
Biểu 4.4. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm ở cả 3 nhóm hộ
Có thể thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 4.4. Sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm ở cả 3 nhóm hộ. Như vây, NNĐT đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu diện tích gieo trồng ở các nhóm hộ điều tra. Điều này đã thể hiện được sự thay đổi tích cực nhờ chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị của thành phố và xu hướng phát triển nông nghiệp thành phố trong tương lai sẽ chuyển dịch dần sang cây trông có hiệu quả kinh tế cao và khả năng tối ưu hóa diện tích đất.
Ngoài cây trồng hàng năm, diện tích cây trồng lâu năm của thành phố cũng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể nhóm hộ nghèo tăng 1,22ha; nhóm hộ cận nghèo tăng 8,97ha và nhóm hộ khá tăng 19,86ha. Nguyên nhân sự tăng chậm của diện tích cây trồng lâu năm một phần do hộ chưa quan tâm đầu tư với phát triển cây trồng lâu năm, một phần do diện tích phát triển cây trồng lâu năm thành phố thấp.