Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tính đến thời điểm 31/12/2014, lãnh thổ hành chính của thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đông Tâm, Ngô Quyền, Đồng Tâm, và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù). Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 5.081,27 ha chiếm 4.1% diên tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu vực các phường xã nằm trong tọa độ địa lý: từ 10532’54’’ đến 10538’19’’ kinh độ Đông và từ 2115’19’’ đến 2120’19’’vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.

- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên.

Trung tâm thành phố Vĩnh Yên, cách thủ đô Hà Nội 50 km về hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên

Quang 50 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam.

Lợi thế của Thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông: Quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường Quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển tuyến hành lang kinh tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Việt Trì – Hà Giang – Trung Quốc.

Trong những năm qua, vai trò quan trọng của Vĩnh Yên trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày càng được khẳng định. Tuy vậy, để trở thành một điểm “sáng” hơn nữa, Thành phố cần có những quyết sách mới để đô thị phát triển, một địa bàn chiến lược về kinh tế - xã hội – quốc phòng – an ninh, đảm bảo một thế trận mới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.1.1.2 Địa hình

Thành phố Vĩnh Yên được hình thành trên một vùng đồi thấp, thoải, cao độ từ 8m đến 30m. Các đồi không liên tục vì bị ngăn cách bởi các lưng đồi, rộng dần về phái nam và hẹp dần về phía bắc. Theo Bắc – Nam của thành phố các đồi cao dần đến chân núi Tam Đảo. Phần phía nam của thành phố giáp Đầm Vạc là một cánh đồng thấp trũng, có độ cao từ 5m đến 8m, thường bị ngập nước. Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng:

- Vùng đồi thấp: Tập trung ở phái Bắc Thành phố gồm các xã, phường Định Trung, Khai Quang, độ cao trung bình 260m so với mặt nước biển, với nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam.

- Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam Thành phố gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 – 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt nước lớn.

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và niềm núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chi làm 4 mùa: xuân, hạ , thu, đông. Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình khoảng 24C, mùa hè 29-34C, mùa đông dưới 18C, có ngày dưới 10C. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6, 7, 8, chiếm trên 50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại một số nơi.

- Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.630 giờ, số giờ nắng giữa các tháng lệch nhau rất nhiều.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5% và chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông.

- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi vào tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau kèm theo sương muối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, thời tiết của Thành phố với các đặc điểm khí hậu nóng, ẩm, lượng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, sương

muối, kết hợp với điều kiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao.

Chế độ thủy văn của thành phố phụ thuộc vào lưu vực của các sông:

sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và sông Phan; mật độ sông ngòi trên địa bàn thành phố thấp. Tuy nhiên trên địa bàn thành phố lại nhiều hồ ao với diện tích trên 460 ha, trong đó Đầm Vạc khoảng 200 ha là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng của thành phố.

Sông Cà Lồ là sông chính chảy qua thành phố, nằm về phía Nam và Đông Nam; được bắt nguồn từ chân núi Tam Đảo sau đó đổ vào sông Cầu. Sông có diện tích lưu vực khoảng 881 km2, chiều dài sông khoảng 89,0 km. Hơn một nửa diện tích lưu vực sông là vùng núi, nhiều ngòi suối lớn từ nguồn Tam Đảo, Liễn Sơn gia nhập (tại Trạm quan trắc Phú Cường đo được Hmax = 9,14m; Hmin = 1,00 m).

Sông Phó Đáy nằm ở phía Bắc, là một nhánh của sông Cà Lồ.

Sông Phan có chiều dài 31 km, lưu vực 87 km2; nằm ở phía Nam của thành phố, làm nhiệm vụ tưới tiêu và cung cấp nước cho thành phố.

Đầm Vạc có diện tích 200 ha, làm nhiệm vụ chứa nước mưa từ các vùng đồi núi chảy vào Đầm. Vì vậy, Đầm Vạc mang tính chất là hồ điều hoà, điều tiết nước trong mùa mưa và cung cấp nước trong mùa khô. Mực nước cao nhất trong mùa mưa tại Đầm Vạc Hmax = 8,5 m ÷ 9,0 m; ngoài chức năng là hồ điều hòa hồ còn được kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay thành phố đã có thêm kênh đào Bến Tre cung cấp nước cho Đầm Vạc; kênh rộng hơn 10 m, sâu 7 ÷ 8 m [32].

3.1.1.4 Đặc điểm đất đai

Đất Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dày đất pha cát, lẫn một ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả. Đất đai của Thành phố được hình thành từ hai nguồn gốc: Đất thủy thành và đất địa thành.

- Căn cứ vào tính chất nông hóa thổ nhưỡng, đất đai Thành phố được phân chia thành các nhóm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung bình ít chua, có diện tích không lớn, phân bổ chủ yếu ở Thành Trù, địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 4, đất có thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, xây dựng thuận lợi.

+ Đất phù sa cũ có sản phầm Feralit không bạc màu: Đất thường bị chua hoặc rất chua, phân bổ chủ yếu ở Thanh Trù, đất thường xen kẽ với đất bạc màu nhưng ở địa hình thấp hơn, được phát triển trên nền phù sa cổ. Đất phù hợp với cây trồng nông nghiệp nhưng cho năng xuất thấp.

+ Đất bạc màu trên nền phù sa cũ có sản phầm Feralit: phân bổ hầu hết ở xã, phường trên đại bàn Thành phố, đất có địa hình dốc, thoải, lượn song, nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc, thành phần chủ yếu là cát và cát pha.

+ Đất dốc tụ ven đồi núi: Phân bố chủ yếu ở Liên Bảo, Định Trung được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những dải rổng nhỏ, hẹp dạng bậc thang.

+ Đất cát gió: Có khoảng 95 ha phân bố tập trung ở Định Trung và rải rác ở các xã phường, được hình thành do ảnh hưởng của sản phẩm dốc tụ ven đồi núi, thành phố cơ giới chủ yếu là cát, cát pha.

+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước: phân bố ở hầu hết các xã, phường trong địa bàn. Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch Mirca: Đây là loại đất có nhiều tiềm năng cho phát triển nông, lâm nghiệp và cây công nghiệp. Phân bổ tập trung nhiều nhất ở Khai Quang, Liên Bản. Đất Feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá: phân bố dọc theo tuyến đường sắt, phần lớn các dải đất thoải, độ dốc trung bình từ 15-25.

Nhìn chung, đất Thành phố Vĩnh Yên tương đối thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32)