Một số nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực trạng ốm đau của người dân tại 2 xã có và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

Việt Nam là quốc gia đang phát triển nằm ở khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều và đội ngũ nhân công làm việc cần cù, chăm chỉ, là mục tiêu được các công ty thuốc lá lựa chọn để mở rộng diện tích trồng trọt thuốc lá. Năm 2002, tổng diện tích trồng thuốc lá ở Việt Nam vào khoảng 18.000 hecta, chiếm 0,28% tổng diện tích đất trồng trọt. Sản lượng thuốc lá ở Việt Nam đạt khoảng 27.400 tấn thuốc lá một năm. Hiện tại, các công ty thuốc lá ở Việt Nam đã có kế hoạch tăng sản lượng thuốc lá trong nước thông qua việc tăng diện tích trồng thuốc lá và cải tiến sản lượng thuốc lá cho đến năm 2010 [2].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thạc Minh và cộng sự, thuốc lá là nguyên nhân làm nhiều hộ gia đình bị rơi vào đúi nghốo. Nếu số tiền chi tiêu cho thuốc lá được sử dụng cho mua lương thực thực phẩm cho gia đình, 11,2% trong số hộ gia đỡnh nghèo sẽ thoỏt nghốo. Tiêu dùng thuốc lá không chỉ gây nên nghèo đói mà còn làm tăng khoảng cách của bất bình đẳng, tăng khoảng cách giàu nghèo. Hệ số Gini của tất cả cỏc vựng đều tăng lên khi tách chi tiêu thuốc lá ra khỏi tổng chi tiêu của hộ [14].

Năm 2007, dưới sự hỗ trợ của hiệp hội kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA), Hoàng Văn Minh và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh về tình hình sức khỏe cũng như thu nhập của những người dân trồng thuốc lá và những người dân không trồng thuốc lá tại một vùng nông thôn Việt Nam.

Nghiờn cứu được thực hiện dưới sự phối hợp của 3 đơn vị nghiên cứu: Trường Đại học Y tế công cộng, Hội Y tế công cộng Việt Nam, và Trường Đại học Y Hà Nội, đõy là một nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp trong đó phương pháp định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung) và điều

tra cắt ngang mô tả các hộ gia đình được sử dụng trong nghiên cứu này. Hai huyện được chọn để tiến hành nghiên cứu là huyện Võ Nhai thuộc tỉnh Thỏi Nguyờn miền Bắc Việt Nam, và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai miền Nam Việt Nam, nguyờn nhân chọn hai huyện này là do tính khả thi có thể tiến hành dự án và tính đại diện cho hai vựng chớnh của Việt Nam trong việc trồng cây thuốc lá. Trong mỗi huyện, một xã trồng cây thuốc lá và một xã không trồng cây thuốc lá được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã gợi ý rằng lợi ích kinh tế mà người nông dân thu được từ trồng cây thuốc lá là rất nhỏ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người nông dân trồng thuốc lá có xu hướng có nhiều vấn đề sức khỏe ốm đau, bệnh tật hơn so với những người nông dân không trồng thuốc lá, kết quả của nghiên cứu định tính cũng cho thấy trẻ em và phụ nữ là những người phải tham gia vào rất nhiều hoạt động trong trồng cây thuốc lá. Mặc dù việc sử dụng lao động là phụ nữ và trẻ em không phải chỉ có ở trong trồng cây thuốc lá, nhưng so với trồng cỏc cõy khỏc thì tỷ lệ này cao hơn hẳn [46].

Tuy nhiên nghiên cứu chưa quan tâm đến những yếu tố nguy cơ khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân trồng thuốc lá như: các yếu tố về môi trường sống, hành vi hút thuốc lá uống rượu, tính sẵn có của hệ thống chăm sóc sức khỏe tại địa phương cũng như khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân.

Tại Việt Nam, kiểm soát thuốc lá đã và đang nhận được nhiều quan tâm của Chính phủ và cộng đồng. Nghị định Số 77/2002/QĐ-TTg của Chính phủ phê chuẩn chương trình phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002–2010, nghị quyết Chính phủ 12/2000/NQ-CP về chính sách kiểm soát thuốc lá quốc gia 2000 – 2010 đã thể hiện quyết tâm kiểm soát thuốc lá của Chính phủ. Việt Nam cũng đã ký kết công ước khung về kiểm soát thuốc lá ngày 8 tháng 8 năm 2003 và phê chuẩn công ước khung về kiểm soát thuốc lá ngày 17 tháng 12 năm 2004.

Hiện nay tại Việt Nam, mặc dù số lượng các nghiên cứu về thuốc lá ở Việt Nam đang ngày càng tăng, nhưng những thông tin về tác hại của việc trồng thuốc lá đến sức khỏe người trồng thuốc lá còn rất thiếu. Nhằm thúc đẩy sự ra đời và tăng cường việc thực hiện cỏc chính sách kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam, các thông tin đáng tin cậy về ảnh hưởng của trồng và chế biến thuốc lá đối sức khỏe và kinh tế của những người trồng thuốc lá đang là một nhu cầu bức thiết đối với các nhà hoạch định chính sách, những cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, cũng như cho toàn xã hội nói chung.

Chương II

Một phần của tài liệu Thực trạng ốm đau của người dân tại 2 xã có và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w