Tình hình trồng và chế biến thuốc lá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng ốm đau của người dân tại 2 xã có và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 26)

Thuốc lá du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ XVIII, cũng giống như các nước Châu Á - Thái Bình Dương khác (theo chân thực dân châu Âu). Từ đó đến nay nó tiếp tục được trồng và sản xuất với số lượng ngày càng tăng. Thuốc lá được trồng ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê: trong hai năm 2007 và 2008, diện tích trồng thuốc lá, năng suất và sản lượng đạt như sau:

Số liệu Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2007 19,2 16,7 32,0 2008 16,4 17,5 28,7

Thông thường một vụ trồng cây thuốc lá đến thời điểm thu hoạch là 180 ngày và sau đó có thể canh tác quay vòng các loại nông sản khác như lúa gạo, ngô, vừng và mía. Ở Việt Nam có ba loại cây thuốc lá được trồng và canh tác đó là: (1) loại flue cured virginia (FCV); (2) thân to; và (3) loại chịu nắng, trong đó FCV chiếm khoảng 60% đến 70% tổng sản lượng.

Sau khi thu hoạch người nông dân phải thực hiện sơ chế lá thuốc lá, sơ chế là một quá trình được kiểm soát cẩn thận để có được lá, cọng lá, màu sắc và chất lượng chung đạt yêu cầu của từng loại lá thuốc cụ thể. Trong quá trình sơ chế, tinh bột của lá sẽ chuyển thành đường, màu xanh lá biến mất và lá thuốc sẽ chuyển dần thành màu vàng nhạt đến vàng, cam rồi nâu, giống như lá mùa thu.

Thuốc lá vàng sấy lò (flue curing): quá trình sấy khô thường được thực hiện qua nhiệt sấy gián tiếp (sử dụng hệ thống đường ống để truyền nhiệt).

Thuốc lá hong gió (Air curing): sử dụng quá trình trao đổi nhiệt tự nhiên qua lớp không khí được lưu thông.

Thuốc lá phơi nắng (Sun curing): sử dụng nhiệt do mặt trời chiếu xuống để làm khô thuốc lá.

Thuốc lá sấy lửa trực tiếp (Fire curing): sử dụng lửa trực tiếp từ gỗ một số loài cây để làm khô thuốc lá.

Mỗi một cách được sử dụng cho một loại thuốc lỏ riờng và cho ra sản phẩm có hương, vị, màu sắc, đặc thù khác nhau. Tại Việt Nam, phần lớn thuốc lá được sơ chế bằng phương pháp sấy lò, sử dụng nhiên liệu đốt là than, củi [7].

Sau khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994, các công ty thuốc lá là một trong những công ty kinh doanh có mặt đầu tiên tại Việt Nam. Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1994, đó cú 3 công ty thuốc lá đa quốc gia là Phillip Morris, Rothmans of Pall Mall và BAT đã được phép mở chi nhánh tại Việt Nam. Năm 1995, RJ Reynolds liên doanh với nhà máy thuốc lá Đà Nẵng để sản xuất các loại thuốc lá Camen, Salem, Winston và More bao gồm các hoạt động trồng cây thuốc lá và sản xuất thuốc lá với dây chuyền mới. Đến tháng 6 năm 1997, chính phủ Việt Nam đã thông báo ngừng cho phép liên doanh với các công ty thuốc lá đa quốc gia nhưng vẫn phải tôn trọng những hợp đồng đã ký trước đó, tuy nhiên vào năm 2001 tập đoàn BAT đã ký hợp đồng liờn doanh trị giá 40 triệu đụla với Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) để sản xuất các sản phẩm của BAT tiêu thụ tại Việt Nam [51].

Theo điều tra của Trần Thu Thủy, năm 1996 trên toàn quốc có 28 nhà máy thuốc lá (cả trung ương và địa phương) đạt sản lượng 1.970 triệu bao

thuốc lá, cũn tớnh trung bình từ năm 1995-1999 tiêu thụ khoảng 1.700 triệu bao [19]. Đến năm 2000 toàn Hiệp hội thuốc lá sản xuất 2.619 triệu bao, năm 2003 ước đạt 3.800 triệu bao, tăng hàng năm trung bỡnh 8%.

Một phần của tài liệu Thực trạng ốm đau của người dân tại 2 xã có và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 26)

w