Các công ty thuốc lá thường cho rằng trồng thuốc lá là “giải pháp kỳ diệu” đối với sự phát triển kinh tế gia đình và quốc gia. Các công ty thường cho rằng trồng thuốc lá sẽ tạo ra nguồn thu nhập dồi dào cho người nông dân, cộng đồng và các quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, trong khi ngành công nghiệp thuốc lá không thể chứng minh được trồng thuốc lá tạo ra nguồn thu nhập dồi dào cho người trồng thuốc lá thì hậu quả về mặt sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến môi trường do trồng thuốc lá gây nên đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu trên khắp thế giới. Nguy cơ đối với sức khỏe của những người trồng thuốc lá xảy ra trong toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc thuốc lá, ngay từ khi bắt đầu gieo hạt cho đến khi thu hoạch.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng trồng và chế biến thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều chấn thương và bệnh tật cho những người trồng thuốc lá. Những người tham gia vào trồng trọt và chế biến thuốc lá, đặc biệt là phụ nữ, sẽ cú cú thể bị “ hội chứng nhiễm độc thuốc lá xanh” (GTS: Green Tobacco Sickness) [29].
Nghiên cứu tổng quan gần đây cho thấy GTS là một vấn đề về sức khỏe công cộng đáng lưu tâm. Tỷ lệ mới mắc GTS là 2 trường hợp trong 100 ngày-người có phơi nhiễm. Những người trồng thuốc lá không hút thuốc có nguy cơ mắc GTS cao gấp 17 lần (tỷ suất chênh OR=17) với những người trồng thuốc lá có hút thuốc, điều này có nghĩa là những người trồng thuốc lá và không hút thuốc lá dễ bị mắc GTS [53]. Nghiên cứu của Chloros
D và cộng sự năm 2004 cho thấy công nhân trồng thuốc lá có nguy cơ mắc các chứng rối loạn đường hô hấp trên (ví dụ như hoạt động bất thường của mũi) cao hơn so với những người khác [36]. Theo Quantd S và cộng sự tiến hành nghiên cứu thuần tập trên 182 công nhân trồng thuốc lá (được phỏng vấn liên tục 5 lần, trung bình 2 tuần một lần) cho thấy tỷ lệ công nhân mắc GTS là 24,2%; tỷ lệ mới mắc GTS trung bình là 1,88 trong 100 ngày-người có phơi nhiễm; còn tỷ lệ mới mắc GTS là 2,97 trong 100 ngày-người có phơi nhiễm làm việc (trong điều kiện quần áo bị ướt) lớn hơn 25% ngày công, đối với những trường hợp làm việc nhỏ hơn 25% thì tỷ lệ mới mắc GTS là 1,29 trong 100 ngày [49]. Theo Oliveira P trong một nghiên cứu bệnh chứng đối với những công nhân có liên quan tới trồng thuốc lá, nhóm bệnh là những người được chẩn đoán bị ngộ độc cấp tính (chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, đau đầu) từ ngày 01/8 – 25/9 năm 2007, nhóm chứng là những người làm việc trong nhà hoặc người gần gũi của những công nhân có liên quan tới trồng thuốc lá; kết quả nghiên cứu trong 107 người thuộc nhóm bệnh có 57 trường hợp là nam (chiếm 53%), độ tuổi trung bình là 21 năm (từ 8-58 tuổi). Tỷ lệ các triệu chứng chính xuất hiện là: chóng mặt (90%), mệt (88%), nôn (83%), buồn nôn (82%) và nhức đầu (58%). Tính hồi quy logistic các biến độc lập kết hợp với người bệnh có giới tính là nam (OR = 2,1; 95% CI = 1.1-4.0), hút thuốc (OR = 7,0; 95% CI = 2.6-19.1) và làm việc trong giai đoạn thu hoạch của thuốc lá (OR = 2,7; 95% CI = 1,2-6,0). Trong số những người không hút thuốc, trung vị nồng độ cotinine trong nước tiểu là 288ng/ml (từ 18-6.313) trong các trường hợp; đối với nhóm chứng là 156ng/ml (từ 0-1,908) với (p = 0,006) [47]. Một số yếu tố khác về môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết ẩm cũng được chứng minh có mối liên quan chặt chẽ với các vấn đề sức khỏe của nông dân trồng thuốc lá [53]. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe có liên quan đến trồng thuốc lá đều thực thực hiện tại Mỹ. Hiện tại, trong khi số lượng người tham gia trồng trọt và chế biến thuốc lá ở các nước đang phát triển ngày
càng tăng lờn thỡ số liệu về các vấn đề sức khỏe liên quan đến trồng và chế biến thuốc lá ở các nước này còn rất thiếu.