NGHÊU TỰ NHIÊN Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI – BẾN TRE
3.4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS quản lý nguồn lợi nghêu
Ứng dụng các phần mềm GIS xây dựng bộ công cụ hỗ trợ quản lý nguồn lợi nghêu nhằm khắc phục những tồn tại được phân tích trên mục 3.3, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, lưu trữ dữ liệu về biến động không gian và thời gian về sản lượng và diện tích nghêu hàng năm, đưa ra các giải pháp khai thác hợp lý chính xác, phương án bảo vệ hiệu quả để phát triển nguồn lợi nghêu ở trong vùng.
Ứng dụng được xây dựng dựa trên cơ chế liên kết với phần mềm Mapinfo để xây dựng các bản đồ phân bố, phân vùng. Kết hợp với các phần mềm Excel, Word để thống kê và hiện thị văn bản. Quản lý bản đồ trên nền ứng dụng Google Earth thông.
Ứng dụng “GIS QUẢN LÝ NGHÊU” sẽ được cài đặt vào máy tính, bao gồm các mục sau: (Hình 3.13)
Bản đồ Mapinfo: Quản lý các bản đồ, xây dựng bản đồ (Hình 3.14)
Google Earth: Tích hợp bản đồ lên nền Google Earth (Hình 3.15)
Thống Kê: Biểu bảng thống kê về sản lượng, diện tích, khai thác,…(Hình 3.16)
Giới thiệu: Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng
Thoát: thoát khỏi ứng dụng
Hình 3.14: Giao diện liên kết phần mềm quản lý bản đồ Mapinfo
Hình 3.16: Giao diện tích hợp phần mềm Excel
3.4.2. Xây dựng bản đồ vùng bãi triều phân bố nghêu
Ứng dụng GIS quản lý vùng bãi triều có phân bố nghêu được tiến hành trên nền bản đồ số và các thuộc tính dữ liệu kèm theo. Xây dựng bản đồ nền vùng bãi triều được tiến hành số hóa từ ảnh vệ tinh (NASA-chụp vào 8/2010 vào lúc thủy triều thấp nhất), đồng thời kết hợp với các bản đồ thu thập từ địa phương và các HTX Đồng tâm và Rạng Đông. Bản đồ nền vùng bãi triều phân bố nghêu ở huyện Bình Đại được thể hiện ở hình 3.17.
a) Vùng quản lý của HTX Đồng Tâm
HTX Đồng Tâm thuộc xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, được giao quản lý 705 ha bãi triều ở khu vực cửa sông Cống Bể, phía bờ nam là vùng phân bố nghêu tự nhiên với diện tích 650ha, bờ bắc là bãi triều có phân bố sò giống với diện tích 55ha. (Hình 3.18)
Giới hạn các điểm mốc vùng bãi triều quản lý của HTX Đồng Tâm được thể hiện ở bảng 3.9.
Hình 3.17: Số hóa chuyển từ ảnh vệ tinh (Raster) thành bản đồ số (Vector)
Bảng 3.9:Điểm mốc vùng quản lý của HTX Đồng Tâm
Điểm mốc Kinh độ (⁰) Vĩ độ(⁰) Ghi chú
DT01 106,77944 10,13271 Vùng Bãi triều có nghêu phân bố DT02 106,78237 10,13363 DT03 106,79998 10,13246 DT04 106,80658 10,10825 DT05 106,79197 10,10810 DT06 106,78135 10,09271 DT07 106,77691 10,09320 DT08 106,78323 10,10180 DT09 106,78847 10,11223 DT10 106,78915 10,12239 DT11 106,78458 10,12418 DT12 106,78794 10,14461 Vùng Bãi triều chưa có nghêu DT13 106,78930 10,14461 DT14 106,78935 10,13993 DT15 106,79380 10,13690 DT16 106,79366 10,13479 DT17 106,78493 10,13522 DT18 106,78525 10,13799 DT19 106,78630 10,13943
b) Vùng quản lý của HTX Rạng Đông
HTX Rạng Đông thuộc xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre quản lý vùng bãi triều ở bờ bắc của sông Ba Lai với diện tích được giao là 1.250ha, trong đó vùng phân bố nghêu giống và nghêu bố mẹ hàng năm khoảng 800ha. (Hình 3.19)
Giới hạn các điểm mốc vùng bãi triều quản lý của HTX Rạng Đông được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10: Điểm mốc vùng quản lý của HTX Rạng Đông
Điểm mốc Kinh độ (⁰) Vĩ độ (⁰) Ghi chú
RD01 106,75239 10,06439 RD02 106,75401 10,06294 RD03 106,72334 10,04625 RD04 106,72135 10,02688 RD05 106,71095 10,02057 RD06 106,69949 10,02168 RD07 106,68584 10,04299 RD08 106,68422 10,04760 RD09 106,68520 10,05259 RD10 106,69079 10,05814 RD11 106,69352 10,05604 RD12 106,68895 10,05114 RD13 106,69014 10,04900 RD14 106,70111 10,04421 RD15 106,70669 10,04351 RD16 106,71441 10,04557 RD17 106,72086 10,05232 RD18 106,73279 10,04772 RD19 106,74002 10,05221
3.4.3. Phân bố và mật độ nghêu theo thời gian
3.4.3.1. Bản đồ phân bố nghêu ở Bình Đại
Phân bố nghêu ở các bãi triều thuộc huyện Bình Đại đã được mô tả ở mục 3.1.3. Bản đồ số được quản lý bởi công cụ GIS của vùng phân bố nghêu của HTX Đồng Tâm được thể hiện ở hình 3.20 và HTX Rạng Đông được thể hiện ở hình 3.21.
Hình 3.20: Bản đồ vùng phân bố nghêu ở HTX Đồng Tâm
Việc xác định vùng phân bố nghêu hàng năm được thể hiện lên bản đồ, cơ sở dự liệu lưu trữ có thể cho ta biết sự thay đổi và biến động vùng phân bố qua các năm.
3.4.3.2. Phân bố và mật độ nghêu ở HTX Đồng Tâm
Kết quả mật độ khảo sát ở 15 trạm phân bố đều trên toàn bãi nghêu ở HTX Đồng Tâm vào 2 đợt tháng 9/2012 và tháng 3/2013 (Bảng 3.11) được thể hiện như sau:
Bảng 3.11: Mật độ phân bố nghêu tại các trạm khảo sát ở HTX Đồng Tâm
Trạm Kinh độ (⁰) Vĩ độ (⁰) Mật độ (con/m2) 9/2012 3/2013 1 106,78247 10,13190 43,0 30,0 2 106,78567 10,13215 135,0 304,0 3 106,78869 10,13214 67,0 190,0 4 106,78574 10,12752 8,0 89,0 5 106,78860 10,12820 87,0 178,0 6 106,79145 10,12870 204,0 284,0 7 106,78987 10,12263 - 52,0 8 106,79273 10,12313 156,0 201,0 9 106,79601 10,12338 185,0 176,0 10 106,79020 10,11723 - 5,0 11 106,79435 10,11799 101,0 89,0 12 106,79842 10,11806 87,0 135,0 13 106,79105 10,11303 31,0 25,0 14 106,79616 10,11344 157,0 135,0 15 106,79962 10,11360 186,0 96,0
- Mật độ và phân bố nghêu tháng 9/2012 được thể hiện ở hình 3.22 và hình 3.23.
Hình 3.23: Phân bố mật độ nghêu ở HTX Đồng Tâm tháng 9/2012
- Mật độ và phân bố nghêu tháng 3/2013 được thể hiện ở hình 3.24 và hình 3.25.
Hình 3.25: Phân bố mật độ nghêu ở HTX Đồng Tâm tháng 3/2013
3.4.3.3. Phân bố và mật độ nghêu ở HTX Rạng Đông
Kết quả mật độ khảo sát ở 15 trạm phân bố đều trên toàn bãi nghêu ở HTX Rạng Đông vào 2 đợt tháng 9/2012 và tháng 3/2013 (Bảng 3.12) được thể hiện như sau:
Bảng 3.12: Mật độ phân bố nghêu tại các trạm khảo sát ở HTX Rạng Đông
Trạm Kinh độ (⁰) Vĩ độ (⁰) Mật độ (con/m2) 9/2012 3/2013 1 106,68945 10,04728 35,0 63,0 2 106,68607 10,04489 196,0 - 3 106,69393 10,04495 40,0 52,0 4 106,69099 10,04282 127,0 72,0 5 106,68839 10,04069 164,0 83,0 6 106,69912 10,04254 87,0 10,0 7 106,69772 10,03980 203,0 93,0 8 106,69598 10,03638 189,0 106,0 9 106,69451 10,03262 163,0 162,0 10 106,70594 10,04149 72,0 27,0 11 106,70558 10,03712 204,0 182,0 12 106,70531 10,03361 136,0 89,0 13 106,70539 10,02899 204,0 102,0 14 106,71111 10,03719 85,0 163,0 15 106,71214 10,03205 149,0 120,0
- Mật độ và phân bố nghêu tháng 9/2012 được thể hiện ở hình 3.26, hình 3.27.
Hình 3.26: Mật độ nghêu ở HTX Rạng Đông tháng 9/2012
Hình 3.27: Phân bố mật độ nghêu ở HTX Rạng Đông tháng 9/2012
Hình 3.28: Mật độ nghêu ở HTX Rạng Đông tháng 3/2013
Hình 3.29: Phân bố mật độ nghêu ở HTX Rạng Đông tháng 3/2013
3.4.4. Phân vùng thích hợp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu
3.4.4.1. Phân vùng quản lý bãi nghêu
Dựa vào đặc điểm địa hình và biến động bãi nghêu hàng năm, tham vấn với ban chủ nhiệm các HTX đồng thời với đặc điểm phân bố nghêu trên bãi trong từng vùng. Việc phân vùng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để theo dõi biến động theo thời gian, cũng
như việc quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu. Từ đó giúp nhà quản lý có kế hoạch phù hợp cho từng phân vùng cũng như cho toàn vùng quản lý nói chung.
- Bãi nghêu HTX Đồng Tâm được phân thành 11 vùng quản lý được thể hiện ở hình 3.30.
- Bãi nghêu HTX Rạng Đông được phân thành 12 vùng quản lý được thể hiện ở hình 3.31.
Hình 3.30: Phân vùng quản lý nguồn lợi nghêu HTX Đồng Tâm
3.4.4.2. Biến động sản lượng khai thác nguồn lợi nghêu
Trên cơ sở phân vùng quản lý, việc thống kê sản lượng nghêu khai thác hàng năm được cập nhật cho từng phân vùng. Ở báo cáo này thể hiện sản lượng nghêu năm 2012 của HTX Đồng Tâm (Bảng 3.13 và hình 3.32) và HTX Rạng Đông (Bảng 3.14 và hình 3.33) làm ví dụ.
Bảng 3.13: Sản lượng nghêu khai thác hàng năm ở HTX Đồng Tâm theo phân vùng
Lô Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
2012 2013 2014 D_1_a 29,151 23,350 D_1_b 22,020 41,030 D_2_a 39,389 24,902 D_2_b 30,884 56,631 D_2_c 5,474 2,434 D_3_a 29,795 37,532 D_3_b 34,996 64,263 D_4_a 42,701 52,500 D_4_b 41,400 73,632 D_4_c 4,453 7,360 D_5 47,104 2,120
Bảng 3.14: Sản lượng nghêu khai thác hàng năm ở HTX Rạng Đông theo phân vùng
Lô Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
2012 2013 2014 R_1 59,198 13,533 R_2_a 83,137 60,220 R_2_b 54,569 128,200 R_3_a 58,107 102,836 R_3_b 85,547 183,240 R_3_c 13,324 185,836 R_4_a 57,610 97,386 R_4_b 67,353 201,300 R_5_a 30,404 78,720 R_5_b 52,742 92,460 R_6_a 115,220 39,532 R_6_b 99,690 -
Hình 3.33: Sản lượng nghêu (tấn) năm 2012 ở HTX Rạng Đông
3.4.4.3. Bố trí các trạm canh bãi nghêu
Trong công tác bảo vệ bãi nghêu tránh sự khai thác trái phép, các HTX đều bố trí các trạm (chốt) canh giữ trên đất liền và trên tàu 24/24 trên toàn bộ bãi triều có nghêu phân bố. Vị trí bố trí các trạm canh bảo vệ được thể hiện ở bảng 3.15 và hình 3.34.
Bảng 3.15: Tọa độ các trạm canh bãi nghêu của các HTX HTX Đồng Tâm HTX Rạng Đông Tên chốt Kinh độ (⁰) Vĩ độ (⁰) Ghi chú Tên chốt Kinh độ (⁰) Vĩ độ (⁰) Ghi chú
Chốt 1 106.78284 10.12866 Chòi canh Chốt 1 106.71907 10.04958 Chòi canh Chốt 2 106.78687 10.12295 Chòi canh Chốt 2 106.71168 10.04435 Chòi canh Chốt 3 106.78857 10.11768 Chòi canh Chốt 3 106.70260 10.04423 Chòi canh Chốt 4 106.78802 10.11110 Chòi canh Chốt 4 106.69530 10.04698 Chòi canh Tàu 1 106.78281 10.13319 Tàu tuần tra Chốt 5 106.68897 10.05149 Chòi canh Tàu 2 106.79135 10.13191 Tàu tuần tra Tàu 1 106.71671 10.03002 Tàu tuần tra Tàu 3 106.79584 10.12565 Tàu tuần tra Tàu 2 106.70510 10.02708 Tàu tuần tra Tàu 4 106.79959 10.11924 Tàu tuần tra Tàu 3 106.69420 10.03138 Tàu tuần tra Tàu 5 106.79380 10.11096 Tàu tuần tra Tàu 4 106.68827 10.03918 Tàu tuần tra Tàu 5 106.68417 10.04870 Tàu tuần tra
Hình 3.34: Trạm bảo vệ bãi nghêu trên đất liền và trên biển
3.4.5. Tích hợp hệ thống bản đồ vào Google Earth
Google Earth thể hiện hệ thống bản đồ thế giới được chụp từ hệ thống vệ tinh và tích hợp hệ thống GIS, phần mềm này mang tính chất rộng rãi, phổ biến, dễ sử dụng,…
Việc tích hợp bản đồ số của ứng dụng “Quản lý Nghêu” vào phần mềm Google Earth cho phép hiển thị trên nền bản đồ ảnh của Google, thực hiện các công tác kiểm tra thực địa, lập kế hoạch và quản lý các đối tượng một cách dễ dàng. Tấc cả các bản đồ, vị trí khảo sát đều có thể tích hợp trên nền Google Earth.
Một số ví dụ minh họa được thể hiện trên các hình 3.35 – hình 3.39 như sau:
E
Hình 3.35: Vùng bãi triều các HTX quản lý trên Google Earth
Hình 3.37: Phân vùng quản lý nguồn lợi nghêu HTX Rạng Đông trên Google Earth
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1.Ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, nghêu phân bố tập trung thành ở 2 vùng bãi triều ven biển cửa sông là:
- Bãi nghêu HTX Đồng Tâm có diện tích 650ha - Bãi nghêu HTX Rạng Đông có 800ha
Nguồn lợi nghêu ở đây có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn trong việc cung cấp nguồn nghêu giống cho các vùng nuôi nghêu ở ĐBSCL và cả nước; Cung cấp nghêu thương phẩm trong việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
2.Hiện trạng quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu ở địa phương được áp dụng theo mô hình đồng quản lý và theo phương thức truyền thống. Việc xác định diện tích vùng phân bố và ước tính sản lượng dựa vào kinh nghiệm, lưu trữ dữ liệu bằng văn bản nên gặp nhiều khó khác và bất cập.
3.Đề tài đã đề xuất giải pháp ứng dụng GIS để quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu là công cụ kỹ thuật hỗ trợ để nâng cao hiệu quả quản lý:
- Ứng dụng GIS quản lý bãi triều phân bố nghêu - Ứng dụng GIS quản lý phân bố mật độ nghêu - Ứng dụng GIS quản lý khai thác nghêu - Ứng dụng GIS quản lý trạm canh bãi nghêu.
Sự thành công của giải pháp ứng dụng GIS sẽ mở ra một hướng mới cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung, trước hết là quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu ở Bình Đại, Bến Tre.
KHUYẾN NGHỊ
1.Địa phương nên cử cán bộ chuyên trách đi bồi dưỡng nghiệp vụ để đảm nhận và ứng dụng tốt công nghệ mới vào công tác quản lý.
2.Các HTX cần tổ chức thường xuyên thu thập số liệu về biến động diện tích, mật độ và sản lượng nghêu,… để cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu.
3.Địa phương nên mở rộng ứng dụng GIS cho các vùng nuôi nghêu thương phẩm trong toàn tỉnh, đồng thời ứng dụng GIS để quảng bá sản phẩm và thương hiệu nghêu Bến Tre.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1 Nguyễn Tác An và Trần Thị Thu Nga. 2001. Luận chứng khoa học của một số giải pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở bãi triều ven biển tỉnh Bến Tre. Báo cáo tổng kết đề tài. Nha Trang
2 Đoàn Bộ và cs, 2011. Ứng dụng GIS trong xây dựng dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương cho nghề câu vàng ở vùng biển Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 1-7
3 Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật Nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 12-13, 72 – 73.
4 Nguyễn Văn Hảo, 2001. Đặc điểm sinh học sinh sản nghêu Meretrix lyrata ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị khoa học biển Đông 2000. NXN Nông Nghiệp, tr 219 – 230.
5 Nguyễn Đình Hùng, 2001. Các yếu tố môi trường chính của một số bãi nghêu ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập báo cáo Khoa học Hội nghị khoa học: “Biển Đông 2000”, Nha Trang năm 2000: 205 -218.
6 Lê Lan Hương, 2007. Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bộ tiêu chuẩn và ngưỡng môi trường tối ưu và cơ sở dữ liệu dự báo cảnh báo diễn biến môi trường vùng nuôi tôm công nghiệp ở Bến Tre”. Báo cáo tổng kết, Viện Hải dương học. 146 trang. 7 Bùi Hồng Long 2010. Xây dựng các chỉ tiêu môi trường tối ưu trong nuôi nghêu, sò
huyết và cơ sở dữ liệu dự báo, cảnh báo diễn biến môi trường các vùng nuôi nghêu, sò huyết tập trung ở Bến Tre. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Hải dương học, 190 trang.
8 Nguyễn Kim Lợi, Võ Lê Tuấn. 2010. Ứng dụng GIS và AHP xây dựng bản đồ thích nghi đất đai cho nuôi tôm sú tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn Quốc 2010. NXB. Nông Nghiệp, trang 33-40.
9 Nguyễn Viết Nghĩa, Báo cáo nhiệm vụ "Nghiên cứu lập dư báo khai thác cá biển và một số loài đặc sản biển Việt Nam, giai đoạn 2006-2010", Viện Nghiên cứu Hải Sản, Hải Phòng.
10 Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Hữu Nghĩa, 2002. Báo cáo hỗ trợ quy hoạch NTTS xã Hoàng Phong - Hoàng Phụ - Thanh Hoá. Dự án Vie 97/030, UNDP.
11 Trương Quốc Phú, 2000. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hóa và kỹ thuật nuôi nghêu Meretrix lyrata ở vùng ven biển Tiền Giang, Bến Tre. Luận án tốt nghiệp tiến sĩ,154 tr.