THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI NGHÊU Ở

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở huyện bình đại bến tre (Trang 52)

Ở BÌNH ĐẠI

3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu

Ở Bến Tre, việc tổ chức quản lý, sản xuất và bảo vệ nguồn lợi nghêu chủ yếu phát triển hình thức HTX thủy sản. Phương thức sản xuất và quản lý được xác lập trên nền tảng của cơ chế đồng quản lý và nguyên tắc công khai dân chủ được Ban chủ nhiệm HTX và xã viên của HTX.

Hình 3.10: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ nghêu Bến Tre Theo sơ đồ hệ thống quản lý được thể hiện ở hình 3.10 trên đây cho thấy sự quan tâm rất cao và rất chặt chẽ của các ngành, các cấp đối với cộng đồng nuôi và khai thác nghêu Bến Tre. Cụ thể:

Ủy ban nhân dân tỉnh: quyết định các chính sách về giao đất, giao rừng cho các

hợp tác xã quản lý khai thác và ban hành cơ chế phân phối lợi nhuận, nâng cao chất

UBND TỈNH (Hỗ trợ chính sách KTXH) UBND HUYỆN (Hỗ trợ chính sách KTXH và ANTTXH) UBND XÃ (Hỗ trợ QL ANTTXH) SỞ NN&PTNT (Hỗ trợ QL chuyên ngành) LIÊN MINH HTX (Hỗ trợ hoạt động HTX) HTX THỦY SẢN

lượng cuộc sống cho cộng đồng; Ban hành các quyết định về quản lý và khai thác có chú ý yếu tố bảo tồn nguồn lợi, bảo vệ môi trường và môi sinh …

Các ngành chức năng phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các huyện: tham mưu

cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các chính sách, chủ trương phù hợp với yêu cầu bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, môi trường, môi sinh và phát triển của cộng đồng.

Ủy ban nhân dân các xã: tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chủ trương,

chính sách Nhà nước đối với các hợp tác xã, ổn định tình hình trật tự xã hội, thực hiện cơ chế đồng quản lý nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Ban chủ nhiệm các hợp tác xã: tổ chức quản lý khai thác nguồn lợi theo qui định

pháp luật và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành. Tổ chức phân phối lợi nhuận và quản lý lao động theo cơ chế đồng quản lý, thực hiện nhiệm vụ được phân cấp của cơ quan chuyên ngành và đảm bảo nguyên tắc hợp pháp, công bằng, công khai, dân chủ.

Huyện Bình Đại có 2 HTX thủy sản Đồng Tâm và Rạng Đông có được tổ chức để quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu. Đây là huyện được thiên nhiên ưu đãi có nguồn nghêu giống tập trung cao và là nơi cung cấp nguồn giống nghêu tự nhiên cho toàn vùng ĐBSCL và cả nước nói chung. HTX thủy sản Rạng Đông là mô hình HTX đầu tiên và điển hình được hình thành từ năm 1997, huy động toàn bộ các hộ dân trong toàn xã Thới Thuận, huyện Bình Đại tham gia nhằm quản lý khai thác và tiêu thụ nguồn lợi nghêu tự nhiên.

Hiện nay, ở Bình Đại các HTX được áp dụng mô hình đồng quản lý đã được xây dựng từ năm 2007 với cơ chế hoạt động giống nhau. Đặc biệt, đây là 2 HTX duy nhất trong toàn tỉnh có xã viên HTX là toàn bộ các hộ gia đình sống trên địa bàn xã: HTX Đồng Tâm thuộc xã Thừa Đức và HTX Rạng Đông thuộc xã Thới Thuận.

Hình 3.11: Sơ đồ tổ chức hoạt động của hợp tác xã

Đại hội xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên (gọi chung là Đại hội xã viên) có quyền quyết định cao nhất của HTX.

Ban quản trị HTX do Đại hội xã viên bầu trực tiếp gồm: Chủ nhiệm HTX và các thành viên khác có trách nhiệm quản lý điều hành mọi công việc của HTX. Nhiệm kỳ Ban quản trị là 5 năm . Sơ đồ tổ chức hoạt động điều hành của ban quản trị HTX thể hiện ở hình 3.12. Tùy theo quy mô kinh doanh mà số lượng thành viên ban quản trị sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung cần đảm bảo để thực hiện các chức năng quản trị HTX là: - Sản xuất kinh doanh: nuôi, khai thác nghêu và phát triển các ngành nghề khác trong tương lai, đảm bảo chất lượng sản phẩm để giữ uy tín, phát triển thương hiệu.

- Tiêu thụ sản phẩm : đảm bảo cân đối giữa sản lượng khai thác và mức tái tạo, đảm bảo giá cả tối ưu.

- Quản lý tài chính, kế toán trong HTX: đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, phân phối thu nhập công bằng.

- Tổ chức lao động quản lý và bắt nghêu

- Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng địa phương

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU XÃ VIÊN

BAN QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

5 TỔ

QUẢN LÝ XÃ VIÊN P. CHỦ NHIỆM P. CHỦ NHIỆM

TRƯỞNG BQT KIÊM CHỦ NHIỆM TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH KẾ HOẠCH KINH DOANH KẾ TOÁN TÀI VỤ ĐỘI BẢO VỆ SÂN NGHÊU TỔ 4 TỔ 5

Hình 3.12: Sơ đồ tổ chức hoạt động điều hành của ban quản trị hợp tác xã

Ban kiểm soát: do đại hội xã viên bầu trực tiếp, có trách nhiệm giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của HTX theo đúng Pháp luật và Điều lệ HTX. Thành viên Ban Kiểm soát phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu nghiệp vụ chuyên môn.

Cùng làm việc và hỗ trợ cho Ban kiểm soát là các giám sát viên; Đây là những người đại diện cho các hộ xã viên ở từng khu vực, hoặc từng tổ, ấp. Những người này cũng cần được hưởng chế độ thù lao (có thể bằng 50% kiểm soát viên) thì mới hợp lý.

Đội bảo vệ: Tùy theo địa hình mà HTX sẽ tính toán số lượng người cho lực lượng bảo vệ. Bộ phận bảo vệ có ban chỉ huy đội, gồm 1 đội trưởng và 3 đội phó, mỗi đội phó phụ trách 1 cụm riêng. Cụm tổ chức họp 2 lần/ tháng, Ban chỉ huy đội họp 2 lần/ tháng để bàn công việc .Có 8 chốt bảo vệ ven bờ biển (3 người/chốt) và 6 chiếc ghe tuần tra dưới biển (với 3 người /chiếc). Trong 1 chốt 3 người thì có 1 người là chốt trưởng.

Mọi hoạt động của HTX quản lý dựa trên điều lệ và quy chế, trước khi đi vào thực thi các điều lệ, quy chế thông qua đại hội xã viên nhất trí đồng tình.

3.2.2. Thực trạng quản lý khai thác nghêu ở Bình Đại

3.2.2.1. Các hình thức khai thác nghêu

Phương pháp khai thác và các loại ngư cụ khai thác được thống nhất qui định phải phù hợp với từng kích cỡ nghêu được khai thác:

CHỦ NHIỆM

P. CHỦ NHIỆM P. CHỦ NHIỆM

TỔ CHỨC - HÀNH CHÁNH KẾ HOẠCH KINH DOANH KẾ TOÁN TÀI VỤ ĐỘI BẢO VỆ

Văn thư, lưu trữ QL nhân sự, tuyên truyền, học tập xã viên QL xã viên, lao động, điều công, giám sát p.phiếu QL khai thác tài nguyên QL nuôi trồng thuỷ sản Thống kê, kế hoạch QL các dự án kinh doanh Kế toán bán hàng (QL kế toán GL) Kế toán tập hợp CP các khoản t.toán Thủ quỹ Quản lý trực tiếp

- Phương pháp cào: Thực hiện khi khai thác nghêu thương phẩm (kích cỡ 20 – 100

con/kg) chỉ dùng phương pháp này khi triều rút, dùng lưỡi cào có 2 cán cầm bằng 2 tay, xới cát lẫn nghêu lên sau đó bắt chọn lọc từng con theo kích cỡ đã định trước, nghêu vượt cỡ qui định phải giữ lại trên bãi để bổ sung đàn nghêu bố mẹ. - Phương pháp chập: Thực hiện khi khai thác nghêu trung (cỡ 100 – 300 con/kg),

chỉ dùng phương pháp này khi triều còn nằm bãi (mức nước trên bãi từ 5 cm đến 40 cm), bằng cách ngồi xếp bằng trên cát, dùng 2 chân chập nước làm cho khối nước nơi tiếp giáp với lớp cát xáo trộn mạnh và nghêu theo đó nổi lên mặt cát và nhóm lại, sau đó dùng tay hốt bỏ vào rổ và chọn nghêu lớn thả lại tại chỗ.

- Phương pháp dùng bàn cào: Bàn cào có khung cào (50 x 10 cm) và túi lưới dài

từ 1 – 2 m, dùng tay kéo bàn cào, cào cát lẫn nghêu, cát được lọc ra qua túi lưới, nghêu bị giữ lại. Phương thức này chỉ thực hiện khi khai thác để san thưa hoặc khai thác nghêu giống, nghêu trung.

3.2.2.2. Các hoạt động quản lý khai thác

Khai thác nguồn lợi nghêu tự nhiên tại Bình Đại được thực hiện trên ba đối tượng: nghêu giống (<5000 con/kg), nghêu trung (100-300 con/kg), nghêu thịt (20 – 100 con/kg) (theo Công văn số 282/ CV-TS V/v ngày 24/09/1998 của sở Thủy sản về việc bổ

sung quy định kích thước tối thiểu cho phép khai thác và thời gian khai thác đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ: nghêu, sò).

Hoạt động khai thác nghêu diễn ra hầu như tất cả các tháng trong năm và thời gian khai thác theo chế độ thủy triều, thường khai thác vào những ngày 15 – 19 và 28 – 3 âm lịch trong tháng, tức quanh thời gian của con nước “rong” (là những ngày nước lên thật cao và xuống thật thấp), thời gian phơi bãi dài.

a)Đối với nghêu giống

Sự xuất hiện các bãi nghêu giống thay đổi theo từng năm, biến động sản lượng cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên. Hàng năm các HTX tiến hành khảo sát thường xuyên xác định vị trí và đánh giá sản lượng nghêu giống trên toàn bãi.

Theo đó, hầu hết các HTX chỉ khai thác nghêu giống để cung cấp cho các vùng nuôi khác khi nghêu giống xuất hiện nhiều (mật độ: vài nghìn con/m2), nếu nghêu giống

ít thì sẽ giữ lại để phát triển thành nghêu thương phẩm. Vì vậy, việc khảo sát và đánh giá về sản lượng nghêu giống thu hoạch để đánh giá biến động còn gặp nhiều khó khăn về độ tin cậy.

Qua khảo sát cho thấy sự hiện diện giống trên bãi không ổn định, nghêu giống ở giai đoạn nhỏ còn phụ thuộc hoàn toàn vào dòng chảy và gió. Chính vì thế mà vị trí xuất hiện trên bãi của chúng không ổn định mà luôn thay đổi theo từng đợt thủy triều.

Nghêu giống khai thác để bán cho các vùng nuôi nghêu với nhiều kích cỡ khác nhau, tùy theo nhu cầu người mua giống, thường khai thác ở các nhóm kích cỡ từ 150.000 con -100.000con/kg, 3.000 – 5.000 con/kg.

Nghêu giống được khai thác bằng phương pháp bàn cào được mô tả ở trên.

b)Đối với nghêu thương phẩm

Nghêu thương phẩm được khai thác ở kích cở 20 – 60 con/kg. Để khai thác nghêu thương phẩm, HTX tiến hành khảo sát trên toàn bộ bãi nghêu, xác định mật độ và diện tích phân bố kích cở nghêu thương phẩm có thể khai thác, ước tính sản lượng nghêu cần khai thác.

Sản lượng nghêu khai thác chỉ chiếm khoảng 80% sản lượng ước tính trong vùng khai thác, 20% sản lượng nghêu còn lại để bổ sung, tái tạo nguồn lợi nghêu cho các năm sau, nhằm duy trì cấu trúc, chức năng và sự đa dạng hệ sinh thái bãi triều.

Trước khi tiến hành khai thác nghêu thương phẩm, HTX lập kế hoạch và tờ trình khai thác nghêu đến chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng phê duyệt. Ban quản trị đưa ra mức giá sàn và chào giá. Sau đó HTX tổ chức mời khách hàng đến bán nghêu theo hình thức đấu giá.

Trên cơ sở ước tính sản lượng nghêu khai thác, HTX chia đều sản lượng khai thác cho từng hộ xã viên. Sau đó thông báo thời điểm khai thác nghêu và tiến hành phát phiếu khai thác với khối lượng nghêu quy định đến từng hộ xã viên.

HTX phân phối công lao động cho các hộ xã viên thông qua việc phát phiếu điều công. Phiếu điều công được phát xoay vòng cho các hộ xã viên, đảm bảo tính công bằng trong phân phối lao động trong HTX.

Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ của mỗi đợt Ban chủ nhiệm lập kế hoạch chi tiết số công lao động phải huy động theo định mức 1 phiếu điều công/hộ xã viên (1 phiếu điều

công tương đương với 2 – 3 thùng nghêu) và cấp phiếu điều công xoay vòng cho từng hộ xã viên.

Khi vào bãi nghêu khai thác, mỗi hộ xã viên chỉ được khai thác đúng khối lượng nghêu đã quy định (ví dụ đợt khai thác tháng 9/2012: mỗi hộ xã viên chỉ được khai thác 3 thùng nghêu, tương đương 60kg), nếu khai thác hơn khối lượng quy định sẽ không được tính trả công khai thác. Ban kiểm soát HTX theo dõi, giám sát và cân khối lượng nghêu khai thác của từng hộ xã viên giao cho khách hàng. Nghêu thương phẩm khai thác được cân và bán cho khách hàng trực tiếp ngay trên bãi triều.

Thời gian của một đợt khai thác kéo dài từ 3 – 5 ngày, tùy thuộc vào tổng sản lượng nghêu cần khai thác để bán cho khách hàng.

Phương thức khai thác nghêu được quy định là dùng phường pháp cào như đã nêu trên.

3.2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ nguồn lợi nghêu

Vùng bãi bồi ven biển huyện Bình Đại được thiên nhiên ưu đãi có nguồn lợi nghêu tự nhiên phân bố cao và ổn định, thu nhập từ việc khai thác nguồn lợi nghêu đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đáng kể đời sống của cộng đồng dân cư ven biển thuộc 2 xã Thừa Đức và Thới Thuận.

Tuy nhiên, đặc điểm của con nghêu là nguồn tài nguyên sinh học có khả năng tái tạo nhưng rất dễ bị tổn thương, nguồn lợi có thể bị cạn kiệt, do các tác động môi trường thiên nhiên sẽ suy thoái và các hoạt động khai thác quá mức.

Trong những năm gần đây phong trào nuôi phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển có bãi triều thích nghi với điều điện phát triển của nghêu, nhu cầu con giống nghêu tăng cao, tạo áp lực khai thác nguồn lợi nghêu giống, trong khi việc sinh sản nhân tạo nghêu giống chưa được hoàn thiện. Một số ít người dân vì lợi nhuận (vài triệu đồng/kg nghêu giống) đã tiến hành khai thác nghêu giống trái phép, gây áp lực đến sự phát triển bền vững nguồn lợi nghêu.

Các HTX tổ chức đội bảo vệ bố trí rộng khắp xung quanh bãi triều có nghêu phân bố trên đất liền và trên biển. Xây dựng các trạm canh (chốt) dọc theo bãi nghêu, đồng thời bố trí các trạm trên biển bằng ghe neo đậu cố định. Việc tuần tra được thực hiện

24/24 giờ trong ngày. Các trạm liên lạc với nhau bằng bộ đàm để thông tin tình hình toàn bãi nghêu với nhau và với trạm trực chỉ huy tại trụ sở HTX.

Giữa các HTX thường xuyên trao đổi, chia sẽ thông tin với nhau về tình hình an ninh trật tự của khu vực mình quản lý, nhất là khi có hiện tượng “nghêu tặc” tấn công bãi nghêu trái phép.

Trường hợp muốn vào bãi nghêu phải có thẻ xã viên (đối với xã viên HTX) hoặc giấy giới thiệu của HTX và nêu rõ lý do vào bãi (bắt ốc, lấy củi, thả lưới cá, tham quan...).

Trước khi rời bãi sẽ được kiểm tra không cho mang nghêu ra khỏi bãi nghêu, nếu phát hiện có vi phạm thì tùy theo mức độ mà bị xử lý theo qui định của HTX.

Ngoài ra các HTX còn kết hợp chặt chẽ với các lực lượng địa phương như biên phòng, dân quân, dân phòng… cùng tuần tra kiểm soát bờ biển.

Về phương thức khai thác nghêu: Do ngư cụ khai thác là ngư cụ chuyên dùng bằng phương pháp thủ công nên độ chọn lọc là tuyệt đối, chỉ khai thác được nghêu nên không ảnh hưởng đến nguồn lợi nghêu và các loài thủy sinh vật khác.

Các HTX thường xuyên khảo sát kiểm tra bãi nghêu để xác định diện tích phân bố của nghêu thương phẩm, đồng thời xác định thời điểm và vùng xuất hiện nghêu giống để có biện pháp tăng cường bảo vệ chặc chẽ những khu vực này.

Định kỳ 2 tuần/lần khảo sát để xác định mật độ, kích cỡ nghêu để ước tính sản lượng và xác định thời điểm khai thác nghêu phù hợp. Tuy nhiên, việc khảo sát mật độ nghêu phân bố và ước tính diện tích vùng nghêu thường dựa vào kinh nghiệm và ước tính bằng mắt, nên độ chính xác không cao. Xảy ra tình trạng sản lượng nghêu cho phép khai thác có thể bị thiếu hoặc khai thác không hết so với kế hoạch.

3.2.4. Đánh giá thực trạng quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu Bình Đại

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở huyện bình đại bến tre (Trang 52)