PHÂN TÍCH SWOT TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU Ở

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở huyện bình đại bến tre (Trang 61)

Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI

Nhằm đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, có cơ sở, ngoài những kết quả đã được tổng hợp phân tích, đánh giá thì nhất thiết các vấn đề này cần được làm rõ trong phân tích SWOT. Coi điểm mạnh – thuận lợi là yếu tố nội tại để duy trì, phát triển và làm đòn bẩy; cơ hội – thách thức là những yếu tố tác động từ bên ngoài. Điểm yếu – khó khăn cũng là yếu tố bên trong, biết điểm yếu để phòng tránh, sửa chữa, khắc phục và vượt qua bằng cách tận dụng các cơ hội, đồng thời tối thiểu hóa những điểm yếu và thách thức.

3.3.1.1. Điểm mạnh - thuận lợi (S-Strength)

S1.Khu vực các huyện Bình Đại có điều kiện tự nhiên thuận lợi về môi trường, thời tiết khí hậu, chế độ thủy văn, dòng chảy hình thành nên diện tích đất bãi bồi tiềm năng rộng lớn.

S2.Năng lực và hiệu quả trong quản lý điều hành sản xuất của các cán bộ HTX ngày càng được nâng cao. Các mô hình HTX ngày càng được củng cố và phát triển dựa trên sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng xã viên cùng với sự hỗ trợ, chia sẻ quyền và nghĩa vụ của chính quyền các cấp.

S3.Bộ máy tổ chức và cơ chế phân phối lợi nhuận, lao động được xây dựng hợp pháp, hợp lý, dân chủ. Quyền lợi của cộng đồng được chia sẻ đảm bảo theo nguyên tắc minh bạch, công khai đã tạo được sự đồng thuận nhất trí cao trong cộng đồng thông qua đại hội đại biểu xã viên thường niên.

S4.Nguồn thu nhập của cộng đồng ngày càng tăng, giải quyết một số lượng lớn lao động của cư dân ven biển, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Các vấn đề về bình đẳng giới và quyền trẻ em được HTX cũng như chính quyền các cấp quan tâm chú trọng. Cơ sở hạ tầng trong vùng như: điện, đường, trường, trạm và đời sống văn hóa – xã hội được nâng cao.

S5.Trong vùng nguồn lợi Nghêu có nguồn lao động phổ thông dồi dào, cần cù, chịu khó và đã có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi Nghêu giống và thương phẩm. Với phương thức thu hoạch và san thưa đơn giản nên đã thu hút hầu hết các nhóm tuổi có thể tham gia, tận dụng thời gian nông nhàn, rỗi việc để tăng thêm thu nhập.

S6.Với phương thức quản lý sâu sát và hiệu quả, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến các thể chế, chính sách về quản lý như: Luật thủy sản, luật HTX 2003, các nghị định, quyết định, thông tư của Trung Ương và địa phương. Đây là cơ sở, nền tảng để thiết lập, thực thi cơ chế quản lý theo luật định và quy ước của địa phương. Ngoài ra, UBND tỉnh thành lập Liên minh HTX theo chủ trương của Chính phủ nhằm hỗ trợ HTX để hoàn thiện dần mô hình tổ chức, quản lý và điều hành HTX cho đến ngày nay.

3.3.1.2. Điểm yếu (W-Weakness)

W1.Nguồn lợi Nghêu phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, thời gian sinh trưởng phát triển kéo dài nên rất khó phòng tránh các rủi ro và tai biến thiên nhiên.

W2.Hàng năm, Nghêu thường chết từ tháng 3 – 4, nguyên nhân đang tiến hành nghiên cứu xác định. Ngoài ra, bãi nghêu ở HTX Rạng Đông thường bị ảnh hưởng của việc xả nước ngọt từ cống đập Ba Lai vào mùa mưa nên ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng Nghêu giống và Nghêu thương phẩm.

W4.Chưa có công cụ quản lý hiện đại để xác định ước tính mật độ, diện tích phân bố theo thời gian, ước tính sản lượng khai thác hợp chưa chính xác.

W5.Phân vùng quản lý và bảo vệ nghêu chỉ dựa trên cảm quan và kinh nghiệm.

3.3.1.3. Cơ hội (O-Opportunity)

O1.Các Bộ, Ngành, Viện, Trường, tổ chức nước ngoài đã và đang triển khai các đề tài, dự án liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi Nghêu như: xây dựng mô hình tổ chức, quản lý, quy hoạch, kỹ thuật sản xuất giống, ương nuôi, công tác khuyến ngư, xúc tiến thương mại để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển ở vùng ven biển.

O2.Nhà nước đã có những định hướng trong chiến lược phát triển nghề nuôi biển, trong đó con Nghêu là một trong 4 đối tượng nuôi chủ lực. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi về tín dụng, giao diện tích vùng bãi bồi ven biển, quy chế kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chương trình giống thủy sản…, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức quản lý và điều hành sản xuất. O3.Giá Nghêu thương phẩm tăng cao và ổn định sau khi nghêu Bến Tre đã được

Hội đồng biển Quốc tế cấp giấy chứng nhận thương hiệu MSC là điều kiện tốt để nâng cao vị thế con Nghêu, mở rộng thị trường xuất khẩu và là sản phẩm mang thương hiệu sinh thái đến với người tiêu dùng trên thế giới.

O4.Nhận thức của cộng đồng cư dân vùng ven biển ngày càng được nâng lên. Người dân có ý thức hơn trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn lợi nghêu giống.

O5.Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế sẽ tạo nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tạo điều kiện để ngành hàng Nghêu của tỉnh có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện tại xuất khẩu sang các thị trường như: EU (11 nước), Asian (3 nước), Mỹ và Nhật Bản.

O6.Mô hình Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông là mô hình hợp tác xã tiên tiến xứng đáng để phổ biến kinh nghiệm học tập cho các địa phương khác trong tỉnh và cả nước.

3.3.1.4. Đe dọa - thách thức (T-Threat)

T1.Thời tiết khí hậu ngày càng có những diễn biến xấu khá phức tạp như: nắng nóng kéo dài, mưa bão bất thường. Đặc biệt khi biến đổi khí hậu toàn cầu vùng ven biển sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thủy sản ven biển nói chung và nguồn lợi nghêu nói riêng.

T2.Sự biến động cơ học hằng năm ở các bãi Nghêu trong vùng rất lớn và có khuynh hướng bồi tụ nâng cao dần đới bãi ven bờ. Vào mùa gió chướng có hiện tượng bùn bồi lắng xảy ra là một thách thức cho nguồn lợi Nghêu.

T3.Giá Nghêu thương phẩm tăng cao nên các cơ sở có nhu cầu khá lớn về giống, kéo theo giá giống tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, nhất là những vùng còn phụ thuộc nguồn giống tự nhiên của những nơi khác.

T4.Nuôi Nghêu đang có sức hấp dẫn lớn không chỉ trong vùng ven biển của nước ta mà cả những nước khác trong khu vực, nguy cơ cạnh tranh về thị trường xuất khẩu trong tương lai là không tránh khỏi.

T5.Hội nhập kinh tế khu vực, thế giới và đạt chứng nhận MSC là cơ hội tốt, nhưng cũng là thách thức lớn đối với ngành hàng Nghêu trên tất cả các mặt quản lý, chất lượng sản phẩm, trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, nguồn lợi cũng như các quy định khác về chuẩn hoá quốc tế.

Nhận xét chung:

Các bên tham gia trong hệ thống quản lý nguồn lợi Nghêu bao gồm: Nhà nước (các cấp, ngành), các hộ xã viên HTX và các tổ chức bên ngoài (Liên minh HTX Bến Tre, Viện, Trường, Hiệp hội, Hội đồng bảo tồn biển quốc tế) đã cùng nhau chia sẻ trách nhiệm để thực hiện tốt hệ thống quản lý nhằm bảo vệ tốt nguồn lợi nghêu.

Bên tham gia quản lý chính đó là hệ thống quản lý nghề Nghêu từ tỉnh đến các HTX có sự phối hợp chặt chẽ, xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành; từng cấp ngành thể hiện vai trò trách nhiệm và chức năng quyền hạn cụ thể, rõ ràng.

Hệ thống quản lý nghề Nghêu của tỉnh Bến Tre được đánh giá là đồng bộ và có mức độ phù hợp cao (95%) (Nguồn MSC). Nhờ đó, sản lượng nguồn lợi Nghêu ngày càng tăng, giá trị mang lại từ nguồn lợi Nghêu trong vùng là rất lớn, góp phần cải thiện đáng kể đời sống, sinh kế của người dân trong vùng.

Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở Bình Đại là cần thiết và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và điều kiện của các HTX. Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu nhằm xây dựng các giải pháp quản lý trực quan thông qua việc thể hiện bằng bản đồ và cơ sở dữ liệu bao gồm:

- Xây dựng bản đồ vùng bãi triều phân bố nghêu tự nhiên: Xác định vùng quản lý của HTX.

- Xây dựng bản đồ phân bố nghêu: Biến động diện tích phân bố nghêu hàng năm.

- Xây dựng bản đồ phân bố mật độ nghêu: Phân bố mật độ nghêu theo từng thời điểm.

- Phân vùng thích hợp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu: Biến động sản lượng sản lượng nghêu trong từng vùng, lập kế hoạch khai thác và bảo vệ.

- Bố trí các trạm (chốt) bảo vệ bãi nghêu: Bố trí, điều động hợp lý công tác bảo vệ và giám sát bãi nghêu tùy từng thời điểm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở huyện bình đại bến tre (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)