Tình hình biến động diện tích vùng nghêu ở huyện Bình Đại

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở huyện bình đại bến tre (Trang 44)

Các bãi triều ở Bình Đại được xem là những vùng có nghêu tự nhiên tập trung lớn nhất ở tỉnh Bến Tre, đồng thời lớn nhất ĐBSCL nói chung. Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre, diện tích bãi triều thích hợp nghêu tự nhiên sinh sống và phát triển ở vùng Bình Đại là 1.955ha chiếm 27% diện tích bãi triều trong toàn tỉnh Bến Tre (7.164ha), trong đó HTX Đồng Tâm có 705 ha và HTX Rạng Đông 1.250ha. (Hình 3.3)

Hình 3.3: Diện tích bãi nghêu ở huyện Bình Đại so với toàn tỉnh Bến Tre

Theo nhận định của người dân địa phương và một số chuyên gia thì diện tích bãi nghêu ở huyện Bình Đại có sự thay đổi hàng năm. Để làm sáng tổ nhận định trên, đề tài tiến hành điều tra thống kê sản lượng từ năm 2008 đến năm 2012.

Kết quả phân tích cho thấy, trong 5 năm gần đây diện tích phân bố nghêu ở Bình Đại tương đối ổn định chỉ riêng năm 2012 diện tích nghêu giảm một cách đáng kể, chỉ chiếm 36% của những năm trước đó. Nguyên nhân làm sụt giảm diện tích nghêu phân bố là do hiện tượng nghêu chết hàng loạt xảy ra vào năm 2011 gây thiệt hại lớn cho vùng Bình Đại, dẫn đến diện tích nghêu trên các bãi triều không phục hồi kịp. Diện tích nghêu thương phẩm ở huyện Bình Đại trung bình chiếm 32,9% diện tích bãi nghêu thương phẩm trong toàn tỉnh, với diện tích hàng năm dao động khoảng 1.000ha. Trong khi đó diện tích nghêu giống trung bình chiếm 70% diện tích bãi nghêu giống trong toàn tỉnh. Đặc biệt, vào năm 2012 trái ngược với diện tích nghêu thương phẩm giảm, thì diện

HTX Đồng Tâm, 705ha, 10% HTX Rạng Đông, 1.250ha, 17% Ba Tri, Thạnh Phú, 5.209ha, 73% Bình Đại 1.955ha, 27%

tích nghêu giống tăng cao, chiếm 88% diện tích nghêu giống trong toàn tỉnh (Bảng 3.1, Hình 3.4).

Bảng 3.1:Biến động diện tích phân bố nghêu ở Bình Đại từ 2008 - 2012

Năm Loại nghêu Diện tích (ha) Tỷ lệ so với toàn tỉnh (%) Bình Đại Toàn tỉnh 2008 Nghêu thương phẩm 1.112,3 3.151,3 35,3 Nghêu giống 230,0 304,0 75,7 2009 Nghêu thương phẩm 1.112,3 3.151,3 35,3 Nghêu giống 230,0 304,0 75,7 2010 Nghêu thương phẩm 1.150,0 3.230,0 35,6 Nghêu giống 350,0 526,0 66,5 2011 Nghêu thương phẩm 1.112,3 3.122,0 35,6 Nghêu giống 300,0 525,0 57,1 2012 Nghêu thương phẩm 400,0 2.181,0 18,3 Nghêu giống 250,0 283,0 88,3 Trung bình Nghêu thương phẩm 977,4 2.967,1 32,9 Nghêu giống 272,0 388,4 70,0

Hình 3.4: Diện tích (ha) nghêu ở huyện Bình Đại từ năm 2008 - 2012

Trong giai đoạn từ năm 2008-2012, diện tích nghêu thương phẩm trong toàn huyện có chiều hướng giảm. Đối với nghêu giống thì biến động hàng năm về diện tích

không lớn, điều này cho thấy các bãi tập trung nghêu giống ở huyện Bình Đại tương đối ổn định. (Hình PL1)

3.1.2.2. Tình hình biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Đồng Tâm

Qua bảng 3.2 và hình 3.5 có thể thấy rằng diện tích phân bố nghêu thương phẩm ở HTX Đồng Tâm có xu thế giảm qua các năm. Tuy nhiên, diện tích nghêu giống lại có chiều hướng tăng hàng năm. Biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 – 2012

Bảng 3.2:Biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 - 2012

Loại nghêu Đơn vị Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Nghêu giống ha 30 30 100 100 50

Nghêu thương phẩm ha 390 390 400 390 200

Theo kết quả khảo sát ghi nhận được, diện tích phân bố nghêu năm 2012 giảm do hiện tượng nghêu chết hàng loạt xảy ra trên diện rộng vào tháng 4 và tháng 7 năm 2011, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn lợi nghêu trong vùng. Tuy nhiên, theo thời gian diện tích bãi nghêu giống ngày càng được mở rộng, đây là điều kiện thuận lợi để có biện pháp bảo tồn và khai thác bền vững bãi nghêu giống tự nhiên một cách bền vững. (Hình PL2)

3.1.2.3. Tình hình biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Rạng Đông

Từ bảng 3.3 và hình 3.6 có thể thấy rằng diện tích phân bố nghêu thương phẩm ở HTX Rạng Đông ổn định từ năm 2008 – 2011, chỉ riêng năm 2012 diện tích phân bố nghêu thương phẩm giảm một cách đáng kể. Diện tích nghêu giống tương đối ổn định qua các năm, trong thực tế vị trí phân bố nghêu giống có sự thay đổi hàng năm.

Bảng 3.3:Biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Rạng Đông từ 2008 - 2012

Loại nghêu Đơn vị Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Nghêu giống ha 200,0 200,0 250,0 200,0 200,0

Nghêu thương phẩm ha 722,3 722,3 750,0 722,3 200,0 Xu thế chung thì diện tích nghêu thương phẩm ở HTX Rạng Đông ngày càng giảm (Hình PL3). Nguyên nhân suy giảm mạnh diện tích nghêu thương phẩm được khi nhận từ khảo sát thực tế do năm 2011 xảy ra hiện tượng nghêu chết trên diện rộng vào tháng 4 và tháng 7 năm 2011. Đồng thời bãi triều ở HTX Rạng Đông đang ngày càng thu hẹp, dưới tác động của việc chặn dòng sông Ba Lai, làm cho lắng động bùn ngày càng nhiều, dẫn đến rừng ngập mặn ngày càng phát triển lấn ra biển.

Hình 3.6: Diện tích (ha) nghêu ở HTX Rạng Đông từ năm 2008 - 2012

3.1.3. Tình hình biến động sản lượng và năng suất nghêu ở huyện Bình Đại

Sản lượng khai thác nghêu thương phẩm hàng năm ở Bình Đại trung bình đạt 1.886 tấn/năm chiếm 43% tổng sản lượng nghêu trong tỉnh. Sản lượng nghêu giống khai

thác hàng năm trung bình đạt 76% tổng sản lượng nghêu giống khai thác trong toàn tỉnh. Trong đó, vào những năm 2009 – 2010 sản lượng nghêu giống chiếm 99,8% tổng sản lượng nghêu giống trong toàn tỉnh. (Bảng 3.4)

Qua đó, có thể thấy rằng các bãi triều ở Bình Đại có điều kiện môi trường và trầm tích thích hợp với ấu trùng nghêu phát triển và tập trung, điều này đã được nghiên cứu các đề tài trước đây (Bùi Hồng Long, 2010). Huyện Bình Đại được thiên nhiên ưu đãi là mỏ nghêu của ĐBSCL và cả nước nói chung, bởi vì qua số liệu thống kê thì phần lớn các bãi triều ven biển có nghêu giống tự nhiên xuất hiện rất ít, chủ yếu người dân thả giống nghêu vào để nuôi thương thẩm. Đây là nơi cung cấp nguồn nghêu giống lớn nhất cho các vùng nuôi nghêu ở ĐBSCL và phía bắc nước ta.

Bảng 3.4:Biến động sản lượng phân bố nghêu ở Bình Đại từ 2008 - 2012

Năm Loại nghêu

Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha) Bình Đại Toàn tỉnh Bình Đại Toàn tỉnh 2008 SL Nghêu thương phẩm 2.362,4 5.336,2 2,1 1,7 SL Nghêu giống 584,8 705,3 2,5 2,3 2009 SL Nghêu thương phẩm 2.548,0 6.294,3 2,3 2,0 SL Nghêu giống 627,4 628,7 2,7 2,1 2010 SL Nghêu thương phẩm 2.453,0 5.338,0 2,1 1,7 SL Nghêu giống 1.118,0 1.120,0 3,2 2,1 2011 SL Nghêu thương phẩm 507,1 1.932,6 0,5 0,6 SL Nghêu giống 251,7 738,6 0,8 1,4 2012 SL Nghêu thương phẩm 1.559,0 3.012,9 3,9 1,4 SL Nghêu giống 732,0 1.152,8 2,9 4,1 Trung bình SL Nghêu thương phẩm 1.885,9 4.382,8 1,9 1,5 SL Nghêu giống 662,8 869,1 2,4 2,2

Từ hình 3.7 cho thấy rằng trong giai đoạn từ năm 2008-2012, sản lượng nghêu thương phẩm trong toàn huyện có chiều hướng giảm, sản lượng nghêu thương phẩm giảm như nhận định của một số chuyên gia là do điều kiện tự nhiên diễn biến bất lợi, xảy ra các đợt nghêu chết hàng loạt như đã nói ở trên. Đối với nghêu giống thì biến động

hàng năm về diện tích và sản lượng không lớn, điều này cho thấy các bãi tập trung nghêu giống ở huyện Bình Đại tương đối ổn định.

Hình 3.7: Biến động sản lượng nghêu ở huyện Bình Đại từ 2008 – 2012

Qua bảng 3.4 cho thấy rằng năng suất nghêu thương phẩm có xu thế tăng qua các năm. Tuy nhiên, năng suất nghêu giống lại có xu hướng giảm tương ứng. Năng suất nghêu thương phẩm tăng một phần được tác động từ yếu tố kỹ thuật và quản lý tốt của các HTX nghêu trong vùng mặc dù có tác động bởi điều kiện tự nhiên. Đối với nghêu giống đây là dấu hiệu đáng được quan tâm, với điều kiện thời tiết ngày càng bất lợi bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến điều kiện sống và bám đáy của ấu trùng nghêu.

Tuy nhiên, khi so sánh năng suất nghêu với diện tích cho thấy: xu thế chung khi diện tích phân bố nghêu tăng lên thì năng suất cả nghêu giống và nghêu thương phẩm đều giảm. Qua đó, có thể thấy rằng để tăng năng suất và khai thác ổn định nguồn lợi nghêu tự nhiên các HTX nghêu ở Bình Đại cần có giải pháp quản lý và khai thác hợp lý để bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu. (Hình PL6 và PL7)

3.1.3.1. Tình hình biến động sản lượng và năng suất nghêu ở HTX Đồng Tâm

Từ bảng 3.5 và hình 3.8 cho thấy sản lượng nghêu thương phẩm ở bãi triều thuộc HTX Đồng Tâm có xu thế giảm qua các năm. Ngược lại sản lượng nghêu giống lại có chiều hướng tăng hàng năm, đồng thời năng suất cũng tăng tương ứng.

Bảng 3.5:Biến động sản lượng nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 - 2012

Loại nghêu Đơn vị Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Nghêu giống tấn 9,6 54,3 535,0 184,5 502,7

Nghêu thương phẩm tấn 1.196,5 1.287,4 1.123,0 459,0 385,6 Tuy nhiên, ghi nhận từ điều tra khảo sát thực tế cho thấy trong những năm gần đây, khi sản lượng nghêu thương phẩm giảm do hiện tượng chết hàng loạt, thì năm sau sản lượng và năng suất tăng đột biến.

Hình 3.8: Biến động sản lượng nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 – 2012

Từ bảng 3.6 cho thấy năng suất ở bãi nghêu HTX Đồng Tâm năng xuất nghêu thương phẩm có xu thế ngày càng giảm, vào năm 2009 năng suất khai thác nghêu là 3,3 tấn/ha, đến năm 2012 năng xuất chỉ đạt được 1,93 tấn/ha. Đối với nghêu giống năng xuất có sự biến động lớn hàng năm, nhìn nhung năng suất khai thác nghêu giống ngày càng tăng, năm 2012 đạt năng suất cao nhất là 10,05 tấn/ha. Tuy nhiên, so sánh biến động năng suất theo diện tích cho thấy xu thế tăng tỷ lệ thuận đối với nghêu thương phẩm và cả nghêu giống. Đây là điều kiện tốt để mở rộng diện tích bãi nghêu thương phẩm ở bãi triều của HTX Đồng Tâm. (Hình PL8 và PL9)

Bảng 3.6:Biến động năng suất nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 - 2012

Loại nghêu Đơn vị Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Nghêu giống tấn/ha 0,32 1,81 5,35 1,85 10,05

3.1.3.2. Tình hình biến động sản lượng và năng suất nghêu ở HTX Rạng Đông

Đối với HTX Rạng Đông, từ bảng 3.7 và hình 3.9 cho thấy, sản lượng nghêu thương phẩm và nghêu giống có xu hướng biến động giảm. Đặc biệt trong năm 2011 bãi nghêu của HTX Rạng Đông bị chết hàng loạt, làm cho sản lượng nghêu giống và nghêu thương phẩm suy giảm một cách đáng kể.

Bảng 3.7:Biến động sản lượng nghêu ở HTX Rạng Đông từ 2008 - 2012

Loại nghêu Đơn vị Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Nghêu giống tấn 575,2 573,1 583,0 67,2 229,3

Nghêu thương phẩm tấn 1.165,9 1.260,6 1.330,0 48,2 1.173,4

Hình 3.9: Biến động sản lượng nghêu ở HTX Rạng Đông từ 2008 – 2012

Từ bảng 3.8 cho thấy năng suất khai thác nghêu thương phẩm xu hướng tăng theo thời gian, ngược lại năng suất nghêu giồng có xu hướng giảm. So sánh quan hệ giữa năng suất và diện tích có thể thấy khi diện tích tăng thì năng suất nghêu thương phẩm càng giảm, và ngược lại khi diện tích phân bố nghêu giống tăng thì năng xuất càng tăng.

Bảng 3.8:Biến động năng suất nghêu ở HTX Rạng Đông từ 2008 - 2012

Loại nghêu Đơn vị Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Nghêu giống tấn/ha 2,88 2,87 2,33 0,34 1,15

42

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI NGHÊU Ở BÌNH ĐẠI Ở BÌNH ĐẠI

3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu

Ở Bến Tre, việc tổ chức quản lý, sản xuất và bảo vệ nguồn lợi nghêu chủ yếu phát triển hình thức HTX thủy sản. Phương thức sản xuất và quản lý được xác lập trên nền tảng của cơ chế đồng quản lý và nguyên tắc công khai dân chủ được Ban chủ nhiệm HTX và xã viên của HTX.

Hình 3.10: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ nghêu Bến Tre Theo sơ đồ hệ thống quản lý được thể hiện ở hình 3.10 trên đây cho thấy sự quan tâm rất cao và rất chặt chẽ của các ngành, các cấp đối với cộng đồng nuôi và khai thác nghêu Bến Tre. Cụ thể:

Ủy ban nhân dân tỉnh: quyết định các chính sách về giao đất, giao rừng cho các

hợp tác xã quản lý khai thác và ban hành cơ chế phân phối lợi nhuận, nâng cao chất

UBND TỈNH (Hỗ trợ chính sách KTXH) UBND HUYỆN (Hỗ trợ chính sách KTXH và ANTTXH) UBND XÃ (Hỗ trợ QL ANTTXH) SỞ NN&PTNT (Hỗ trợ QL chuyên ngành) LIÊN MINH HTX (Hỗ trợ hoạt động HTX) HTX THỦY SẢN

lượng cuộc sống cho cộng đồng; Ban hành các quyết định về quản lý và khai thác có chú ý yếu tố bảo tồn nguồn lợi, bảo vệ môi trường và môi sinh …

Các ngành chức năng phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các huyện: tham mưu

cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các chính sách, chủ trương phù hợp với yêu cầu bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, môi trường, môi sinh và phát triển của cộng đồng.

Ủy ban nhân dân các xã: tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chủ trương,

chính sách Nhà nước đối với các hợp tác xã, ổn định tình hình trật tự xã hội, thực hiện cơ chế đồng quản lý nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Ban chủ nhiệm các hợp tác xã: tổ chức quản lý khai thác nguồn lợi theo qui định

pháp luật và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành. Tổ chức phân phối lợi nhuận và quản lý lao động theo cơ chế đồng quản lý, thực hiện nhiệm vụ được phân cấp của cơ quan chuyên ngành và đảm bảo nguyên tắc hợp pháp, công bằng, công khai, dân chủ.

Huyện Bình Đại có 2 HTX thủy sản Đồng Tâm và Rạng Đông có được tổ chức để quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu. Đây là huyện được thiên nhiên ưu đãi có nguồn nghêu giống tập trung cao và là nơi cung cấp nguồn giống nghêu tự nhiên cho toàn vùng ĐBSCL và cả nước nói chung. HTX thủy sản Rạng Đông là mô hình HTX đầu tiên và điển hình được hình thành từ năm 1997, huy động toàn bộ các hộ dân trong toàn xã Thới Thuận, huyện Bình Đại tham gia nhằm quản lý khai thác và tiêu thụ nguồn lợi nghêu tự nhiên.

Hiện nay, ở Bình Đại các HTX được áp dụng mô hình đồng quản lý đã được xây dựng từ năm 2007 với cơ chế hoạt động giống nhau. Đặc biệt, đây là 2 HTX duy nhất trong toàn tỉnh có xã viên HTX là toàn bộ các hộ gia đình sống trên địa bàn xã: HTX Đồng Tâm thuộc xã Thừa Đức và HTX Rạng Đông thuộc xã Thới Thuận.

Hình 3.11: Sơ đồ tổ chức hoạt động của hợp tác xã

Đại hội xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên (gọi chung là Đại hội xã viên) có quyền quyết định cao nhất của HTX.

Ban quản trị HTX do Đại hội xã viên bầu trực tiếp gồm: Chủ nhiệm HTX và các thành viên khác có trách nhiệm quản lý điều hành mọi công việc của HTX. Nhiệm kỳ Ban quản trị là 5 năm . Sơ đồ tổ chức hoạt động điều hành của ban quản trị HTX thể hiện ở hình 3.12. Tùy theo quy mô kinh doanh mà số lượng thành viên ban quản trị sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung cần đảm bảo để thực hiện các chức năng quản trị HTX là: - Sản xuất kinh doanh: nuôi, khai thác nghêu và phát triển các ngành nghề khác trong tương lai, đảm bảo chất lượng sản phẩm để giữ uy tín, phát triển thương hiệu.

- Tiêu thụ sản phẩm : đảm bảo cân đối giữa sản lượng khai thác và mức tái tạo, đảm bảo giá cả tối ưu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở huyện bình đại bến tre (Trang 44)