2.2.2.1. Phương pháp thu mẫu
Để đánh giá đặc điểm phân bố nguồn lợi nghêu áp dụng phương pháp thu mẫu vùng triều (English et al, 1997)
Dùng máy định vị GPS xác định các vị trí thu mẫu theo phương pháp phân ô. Dụng cụ thu mẫu là loại khung chuyên dùng diện tích 0,5m x 0,5m = 0, 25m2 và thu ở độ sâu 10-15 cm tính từ mặt đáy.
Tại mỗi trạm thu mẫu tiến hành thu 4 điểm, khối lượng trung bình của 4 vị trí được tính thành mật độ, sinh lượng, sản lượng tại điểm thu mẫu
Khảo sát phân bố mật độ nghêu trên bãi triều theo mặt cắt vuông góc với bờ, chọn đường cắt ngang trên bãi triều sao cho mang tính đại diện cho toàn bãi. Trên mỗi đường cắt có 2 – 3 trạm thu mẫu tùy thuộc vào diện tích bãi. HTX Đồng Tâm 15 trạm, HTX Rạng Đông 15 trạm. (Hình 2.1)
Khảo sát sự phân bố của nghêu giống trên bãi thông qua khảo sát thực tế tùy theo thời điểm và vị trí xuất hiện nghêu giống.
2.2.2.2. Phương pháp ước tính mật độ và sinh khối
- Mật độ: 𝐷 =𝑛
𝑠 Trong đó:
D: Mật độ (con/m2)
n: Số cá thể thu được (con) s: Diện tích thu mẫu (m2) - Sinh lượng: 𝐵 = 𝑚𝑠
Trong đó:
B: Sinh khối (kg/m2)
m: Khối lượng thu được (kg) s: Diện tích thu mẫu (m2)
2.2.2.3. Phương pháp ước tính sản lượng - Sản lượng: 𝑇 = 104 ∑𝑘𝑖=1𝐵 𝑘 × 𝑆 Trong đó: T: Sản lượng (Tấn) k: tổng số trạm khảo sát
B: Sinh khối trung bình tại một trạm khảo sát (kg/m2) S: Diện tích bãi nghêu (ha)
2.2.3. Phương pháp đánh giá thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu
Kế thừa các nguồn dữ liệu, số liệu, các kết quả điều tra, nghiên cứu đã có liên quan đến nội dung đề tài. Tổng hợp, sắp xếp, phân tích theo chức năng dữ liệu đối với từng nội dung nghiên cứu.
* Số liệu thứ cấp: được thu thập từ Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, Phòng
NN&PTNT huyện Bình Đại, các HTX thủy sản Rạng Đông, Đồng Tâm.
Thu thập văn bản, báo cáo định kỳ về tình hình khai thác và quản lý nguồn lợi nghêu từ các cơ quan quản lý, thông tin liên quan đến khu vực xuất hiện nghêu giống và nghêu thương phẩm ở địa phương.
* Số liệu sơ cấp: 30 hộ xã viên HTX Rạng Đông (xã Thới Thuận), 30 hộ xã viên HTX Đồng Tâm (xã Thừa Đức).
Thu thập thông tin liên quan hoạt động và phương thức khai thác nghêu ở địa phương, phỏng vấn trực tiếp từ 60 hộ ven biển có tham gia khai thác nguồn lợi nghêu bằng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia cộng đồng (Participatory Rapid Appraisal - PRA)
Phương tiện được sử dụng để thu thập số liệu là các câu hỏi phỏng vấn nhanh với các nội dung nghiên cứu được thiết kế riêng cho từng nhóm đối tượng, phù hợp cho tình hình thực tiễn từng địa phương.
2.2.4. Phương pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu
Sử dụng công nghệ GIS để phân tích và xử lý dữ liệu về hiện trạng phân bố của nghêu và kỹ thuật chồng lớp thông tin để xây dựng bản đồ bãi triều, phân bố của nghêu, xây dựng các bản đồ phân vùng.
2.2.4.1. Xây dựng bản đồ nền
Các số liệu không gian được sử dụng để đưa vào hệ thống GIS là các bản đồ bao gồm:
- Bản đồ hành chính huyện Bình Đại tỷ lệ 1: 50.000
- Kết hợp ảnh viễn thám vùng ven biển Bình Đại do NASA chụp vào 8/2010. Khảo sát, xác định những biến động trong thực tế so với bản đồ. Đo đạc chính xác hóa các đối tượng sử dụng máy định vị GPS.
Số hóa các đối tượng bản đồ bằng phần mềm Mapinfo.
Nắn chỉnh bản đồ về hệ tọa độ VN2000, lưới chiếu 3° vùng Bến Tre
Liên kết các dữ liệu thuộc tính với các đối tượng không gian mà nó đại diện. Xây dựng bản đồ bãi triều vùng Bình Đại.
Biên tập các dữ liệu thuộc tính thành lập bản đồ chuyên đề.
Dữ liệu thuộc tính cũng được tổ chức thành lớp tương ứng với lớp của đối tượng không gian.
Thành lập bản đồ chuyên đề trên cơ sở các số liệu thuộc tính đã nhập tiến hành biên tập tạo các lóp bản đồ chuyên đề bằng các cộng cụ của phần mềm Mapinfo.
2.2.4.2. Xây dựng bản đồ phân bố, mật độ
Trên cơ sở bản đồ nền, kết hợp với thông tin điều tra ở các HTX nghêu về vùng phân bố nghêu hàng năm.
Sử dụng định vị vệ tinh GPS với sự tham gia của ban quản lý HTX xác định diện tích phân bố nghêu tại thực địa.
Biên tập bản đồ nền vùng phân bố, liên kết dữ liệu thuộc tính xây dựng bản đồ nền phân bố nghêu giống và nghêu thương phẩm.
2.2.4.3. Xây dựng bản đồ phân vùng
Bản đồ phân vùng xây dựng trên cơ sở liên kết nhưng dữ liệu sau: - Biến động về vùng phân bố nghêu hàng năm từ số liệu điều tra. - Cơ sở phân vùng tạm thời của HTX về quản lý khai thác và bảo vệ - Đặc điểm địa hình và biến động bãi nghêu
- Thảo luận và thống nhất với ban quản lý HTX về các phương án phân vùng
Phân vùng quản lý hợp lý với diện tích khoảng 50ha, tùy theo điều kiện thực tế, các phân vùng mang tính đặc trưng cho việc phân bố nghêu (giống, trung, thường phẩm,…). Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bảo vệ, cấm mốc giới hạn phân vùng. Các điểm mốc phân vùng được xác định bằng cách đóng cọc cây tràm theo tọa độ đã được xác định trên bản đồ.
2.2.4.4. Xây dựng bản đồ chuyên đề khác
Dựa trên cơ sở bản đồ nền, bản đồ thuộc tính, kết hợp với định vị vệ tinh GPS xác định vị trí các đối tượng cần đưa vào bản đồ, tạo dữ liệu thuộc tính cho đối tượng bản đồ, biên tập các lớp bản đồ, có thể xây dựng các bản đồ khác như:
- Bản đồ bố trí trạm bảo vệ
- Bản đồ biến động sản lượng khai thác theo phân vùng
- Bản đồ phân bố mật độ, sản lượng nghêu theo từng thời điểm bất kỳ. - Bản đồ giới hạn vùng khai thác khi lập kế hoạch khai thác nghêu,…
2.2.5. Phương pháp xây dựng phần mềm ứng dụng
Sử dụng phần mềm Visual Basic xây dựng các trường (tool) liên kết với các phần mềm Mapinfo, Excel, Word, Google Earth xây dựng công cụ ứng dụng “GIS quản lý nghêu”
Tích hợp các dữ liệu bản đồ, số liệu, thông tin,… vào công cụ ứng dụng “GIS quản lý nghêu”.
Đóng gói thành phần mềm cài đặt để dễ dàng cài đặt trên các máy tính khác nhau.
2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp phân tích SWOT (phân tích đánh giá nội tại: các điểm mạnh, điểm yếu và bên ngoài: các cơ hội, thách thức) để đánh giá thực trạng khai thác và quản lý nghêu của Bình Đại.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH PHÂN BỐ VÀ SẢN LƯỢNG NGHÊU Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI
3.1.1. Vùng phân bố nghêu ở huyện Bình Đại
Huyện Bình Đại có 2 vùng phân bố nghêu tự nhiên ở các bãi triều ven biển, vùng nghêu phía bắc thuộc xã Thừa Đức do HTX Đồng Tâm quản lý, vùng nghêu phía Nam thuộc xã Thới Thuận do HTX Rạng Đông quản lý.
Qua kết quả khảo sát thức tế, kết hợp với tham vấn các HTX thủy sản Đồng Tâm và Rạng Đông ở vùng Bình Đại, vùng phân bố của nghêu có sự biến đổi hàng năm tùy thuộc vào xu thế động lực vùng ven bờ làm thay đổi bãi triều. Vùng nghêu giống thường phân bố ở vùng ven cửa sông và những vùng trũng trên bãi triều nơi có lớp bùn trên mặt khoảng 1-2cm, thường xuất hiện vào tháng 6 – 7 và tháng 12 – 1 năm sau. Vùng nghêu thương phẩm phân bố toàn bộ bãi triều bao gồm cả vùng xuất hiện nghêu giống.
Đối với HTX Đồng Tâm, vùng phân bố nghêu thương phẩm nằm trong vùng diện tích khoảng 400ha chiếm hầu hết toàn bộ bãi triều, tùy theo mùa và từng năm mà vùng phân bố có sự thay đổi nhưng không lớn lắm. Vùng nghêu giống phân bố trong diện tích khoảng 100 ha, chiếm 25% diện tích toàn bãi triều, tập trung ở bờ nam cửa sông Cống Bể và vùng trũng giữa bãi. Bản đồ phân bố được thể hiện qua hình 3.1.
Đối với HTX Rạng Đông, vùng phân bố nghêu thương phẩm nằm trong vùng diện tích khoảng 750ha, tuỳ theo mùa và từng năm có sự thay đổi khác nhau. Vùng nghêu giống phân bố trong diện tích khoảng 200 - 250 ha, chiếm 30 - 35% diện tích toàn bãi triều, tập trung ở vùng cửa sông Ba Lai, rạch Thới Lợi và vùng tiếp giáp rừng ngập mặn. Bản đồ phân bố được thể hiện qua hình 3.2.
Hình 3.1: Bản đồ vùng phân bố nghêu giống và thương phẩm ở HTX Đồng Tâm
3.1.2. Tình hình biến động diện tích vùng nghêu ở huyện Bình Đại
Các bãi triều ở Bình Đại được xem là những vùng có nghêu tự nhiên tập trung lớn nhất ở tỉnh Bến Tre, đồng thời lớn nhất ĐBSCL nói chung. Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre, diện tích bãi triều thích hợp nghêu tự nhiên sinh sống và phát triển ở vùng Bình Đại là 1.955ha chiếm 27% diện tích bãi triều trong toàn tỉnh Bến Tre (7.164ha), trong đó HTX Đồng Tâm có 705 ha và HTX Rạng Đông 1.250ha. (Hình 3.3)
Hình 3.3: Diện tích bãi nghêu ở huyện Bình Đại so với toàn tỉnh Bến Tre
Theo nhận định của người dân địa phương và một số chuyên gia thì diện tích bãi nghêu ở huyện Bình Đại có sự thay đổi hàng năm. Để làm sáng tổ nhận định trên, đề tài tiến hành điều tra thống kê sản lượng từ năm 2008 đến năm 2012.
Kết quả phân tích cho thấy, trong 5 năm gần đây diện tích phân bố nghêu ở Bình Đại tương đối ổn định chỉ riêng năm 2012 diện tích nghêu giảm một cách đáng kể, chỉ chiếm 36% của những năm trước đó. Nguyên nhân làm sụt giảm diện tích nghêu phân bố là do hiện tượng nghêu chết hàng loạt xảy ra vào năm 2011 gây thiệt hại lớn cho vùng Bình Đại, dẫn đến diện tích nghêu trên các bãi triều không phục hồi kịp. Diện tích nghêu thương phẩm ở huyện Bình Đại trung bình chiếm 32,9% diện tích bãi nghêu thương phẩm trong toàn tỉnh, với diện tích hàng năm dao động khoảng 1.000ha. Trong khi đó diện tích nghêu giống trung bình chiếm 70% diện tích bãi nghêu giống trong toàn tỉnh. Đặc biệt, vào năm 2012 trái ngược với diện tích nghêu thương phẩm giảm, thì diện
HTX Đồng Tâm, 705ha, 10% HTX Rạng Đông, 1.250ha, 17% Ba Tri, Thạnh Phú, 5.209ha, 73% Bình Đại 1.955ha, 27%
tích nghêu giống tăng cao, chiếm 88% diện tích nghêu giống trong toàn tỉnh (Bảng 3.1, Hình 3.4).
Bảng 3.1:Biến động diện tích phân bố nghêu ở Bình Đại từ 2008 - 2012
Năm Loại nghêu Diện tích (ha) Tỷ lệ so với toàn tỉnh (%) Bình Đại Toàn tỉnh 2008 Nghêu thương phẩm 1.112,3 3.151,3 35,3 Nghêu giống 230,0 304,0 75,7 2009 Nghêu thương phẩm 1.112,3 3.151,3 35,3 Nghêu giống 230,0 304,0 75,7 2010 Nghêu thương phẩm 1.150,0 3.230,0 35,6 Nghêu giống 350,0 526,0 66,5 2011 Nghêu thương phẩm 1.112,3 3.122,0 35,6 Nghêu giống 300,0 525,0 57,1 2012 Nghêu thương phẩm 400,0 2.181,0 18,3 Nghêu giống 250,0 283,0 88,3 Trung bình Nghêu thương phẩm 977,4 2.967,1 32,9 Nghêu giống 272,0 388,4 70,0
Hình 3.4: Diện tích (ha) nghêu ở huyện Bình Đại từ năm 2008 - 2012
Trong giai đoạn từ năm 2008-2012, diện tích nghêu thương phẩm trong toàn huyện có chiều hướng giảm. Đối với nghêu giống thì biến động hàng năm về diện tích
không lớn, điều này cho thấy các bãi tập trung nghêu giống ở huyện Bình Đại tương đối ổn định. (Hình PL1)
3.1.2.2. Tình hình biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Đồng Tâm
Qua bảng 3.2 và hình 3.5 có thể thấy rằng diện tích phân bố nghêu thương phẩm ở HTX Đồng Tâm có xu thế giảm qua các năm. Tuy nhiên, diện tích nghêu giống lại có chiều hướng tăng hàng năm. Biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 – 2012
Bảng 3.2:Biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 - 2012
Loại nghêu Đơn vị Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Nghêu giống ha 30 30 100 100 50
Nghêu thương phẩm ha 390 390 400 390 200
Theo kết quả khảo sát ghi nhận được, diện tích phân bố nghêu năm 2012 giảm do hiện tượng nghêu chết hàng loạt xảy ra trên diện rộng vào tháng 4 và tháng 7 năm 2011, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn lợi nghêu trong vùng. Tuy nhiên, theo thời gian diện tích bãi nghêu giống ngày càng được mở rộng, đây là điều kiện thuận lợi để có biện pháp bảo tồn và khai thác bền vững bãi nghêu giống tự nhiên một cách bền vững. (Hình PL2)
3.1.2.3. Tình hình biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Rạng Đông
Từ bảng 3.3 và hình 3.6 có thể thấy rằng diện tích phân bố nghêu thương phẩm ở HTX Rạng Đông ổn định từ năm 2008 – 2011, chỉ riêng năm 2012 diện tích phân bố nghêu thương phẩm giảm một cách đáng kể. Diện tích nghêu giống tương đối ổn định qua các năm, trong thực tế vị trí phân bố nghêu giống có sự thay đổi hàng năm.
Bảng 3.3:Biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Rạng Đông từ 2008 - 2012
Loại nghêu Đơn vị Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Nghêu giống ha 200,0 200,0 250,0 200,0 200,0
Nghêu thương phẩm ha 722,3 722,3 750,0 722,3 200,0 Xu thế chung thì diện tích nghêu thương phẩm ở HTX Rạng Đông ngày càng giảm (Hình PL3). Nguyên nhân suy giảm mạnh diện tích nghêu thương phẩm được khi nhận từ khảo sát thực tế do năm 2011 xảy ra hiện tượng nghêu chết trên diện rộng vào tháng 4 và tháng 7 năm 2011. Đồng thời bãi triều ở HTX Rạng Đông đang ngày càng thu hẹp, dưới tác động của việc chặn dòng sông Ba Lai, làm cho lắng động bùn ngày càng nhiều, dẫn đến rừng ngập mặn ngày càng phát triển lấn ra biển.
Hình 3.6: Diện tích (ha) nghêu ở HTX Rạng Đông từ năm 2008 - 2012
3.1.3. Tình hình biến động sản lượng và năng suất nghêu ở huyện Bình Đại
Sản lượng khai thác nghêu thương phẩm hàng năm ở Bình Đại trung bình đạt 1.886 tấn/năm chiếm 43% tổng sản lượng nghêu trong tỉnh. Sản lượng nghêu giống khai
thác hàng năm trung bình đạt 76% tổng sản lượng nghêu giống khai thác trong toàn tỉnh. Trong đó, vào những năm 2009 – 2010 sản lượng nghêu giống chiếm 99,8% tổng sản lượng nghêu giống trong toàn tỉnh. (Bảng 3.4)
Qua đó, có thể thấy rằng các bãi triều ở Bình Đại có điều kiện môi trường và trầm tích thích hợp với ấu trùng nghêu phát triển và tập trung, điều này đã được nghiên cứu các đề tài trước đây (Bùi Hồng Long, 2010). Huyện Bình Đại được thiên nhiên ưu đãi là mỏ nghêu của ĐBSCL và cả nước nói chung, bởi vì qua số liệu thống kê thì phần lớn các bãi triều ven biển có nghêu giống tự nhiên xuất hiện rất ít, chủ yếu người dân thả giống nghêu vào để nuôi thương thẩm. Đây là nơi cung cấp nguồn nghêu giống lớn nhất cho các vùng nuôi nghêu ở ĐBSCL và phía bắc nước ta.
Bảng 3.4:Biến động sản lượng phân bố nghêu ở Bình Đại từ 2008 - 2012
Năm Loại nghêu
Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha) Bình Đại Toàn tỉnh Bình Đại Toàn tỉnh 2008 SL Nghêu thương phẩm 2.362,4 5.336,2 2,1 1,7 SL Nghêu giống 584,8 705,3 2,5 2,3 2009 SL Nghêu thương phẩm 2.548,0 6.294,3 2,3 2,0 SL Nghêu giống 627,4 628,7 2,7 2,1 2010 SL Nghêu thương phẩm 2.453,0 5.338,0 2,1 1,7 SL Nghêu giống 1.118,0 1.120,0 3,2 2,1 2011 SL Nghêu thương phẩm 507,1 1.932,6 0,5 0,6 SL Nghêu giống 251,7 738,6 0,8 1,4 2012 SL Nghêu thương phẩm 1.559,0 3.012,9 3,9 1,4 SL Nghêu giống 732,0 1.152,8 2,9 4,1 Trung bình SL Nghêu thương phẩm 1.885,9 4.382,8 1,9 1,5