0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG (Trang 76 -76 )

luật về hình thức hợp đồng

Theo Khoản 1 Điều 401 BLDS 2005 quy định hợp đồng dân sự có thể đƣợc giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ một số loại hợp đồng có yêu cầu riêng. Trong khi đó, đối với hợp đồng mua bán hàng hoá đƣợc thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc đƣợc xác lập bằng hành vi cụ thể (Khoản 1 Điều 24 Luật Thƣơng mại). Riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luật Thƣơng Mại 2005 chỉ công nhận theo hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng. Tham khảo Công ƣớc Viên 1980 về Mua bán hàng hóa quốc tế thì Công ƣớc này đã công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, nghĩa là một hợp đồng mua bán

72

hàng hóa không nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể đƣợc thành lập bằng lời nói, bằng hành vi và có thể đƣợc chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng (Điều 11 Công ƣớc Viên 1980 về). Đây là một điểm khác biệt cơ bản giữa Công ƣớc Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng.

Trong khi đó, Khoản 1 Điều 770 BLDS 2005 quy định hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nƣớc nơi giao kết hợp đồng. Nếu một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nƣớc ngoài tại nƣớc ngoài mà chỉ bằng lời nói mà nƣớc đó là thành viên của Công ƣớc Viên 1980 thì liệu có thể hợp đồng này có bị vô hiệu theo pháp luật Việt Nam hay không. Do đó, pháp luật Việt Nam cần phải sửa đổi theo hƣớng chấp nhận hợp đồng ký hoặc đƣợc chứng minh bằng hình thức khác mà không nhất định phải bằng văn bản.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng luật về nội dung hợp đồng

Đối với vấn đề thỏa luật lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng, pháp luật Việt Nam cần phải sửa đổi, bổ sung theo hƣớng sau:

Thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho một phần hợp đồng

Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định về việc các bên có đƣợc lựa chọn luật áp dụng cho một phần hợp đồng hay không. Đối với hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài thƣờng là những vấn đề phức tạp và các bên không lƣờng trƣớc đƣợc cho nên BLDS 2005 nên quy định theo hƣớng cho phép các bên lựa chọn luật áp dụng cho một phần hợp đồng và đƣợc lựa chọn hơn nhiều hệ thống pháp luật.

Hình thức thể hiện sự lựa chọn luật áp dụng của các bên

Pháp luật Việt Nam hiện không có quy định cụ thể về hình thức thể hiện sự lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài. Bởi

73

vậy, pháp luật Việt Nam cần bổ sung quy định về hình thức thể hiện sự thỏa thuận chọn luật áp dụng trong hợp đồng theo hƣớng việc chọn lựa luật áp dụng phải đƣợc thể hiện rõ ràng bằng các điều khoản trong hợp đồng và không chấp nhận hình thức “thỏa thuận ngầm” trong việc lựa chọn luật áp dụng. Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng cần quy định rõ nếu các bên không đáp ứng đƣợc yêu cầu này thì thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng sẽ không có hiệu lực pháp luật. Điều này là cần thiết vì các lý do sau:

Thứ nhất, do điều kiện về lịch sử, các chủ thể Việt Nam gần đây mới có sự giao lƣu thƣơng mại quốc tế với các chủ thể nƣớc ngoài nên chƣa có sự hiểu biết pháp luật nói chung và nhất là trong việc ký kết hợp đồng với các chủ thể có yếu tố nƣớc nói riêng. Vì vậy, việc quy định rõ ràng trong hợp đồng về luật áp dụng sẽ tránh cho các bên sự tranh chấp không cần thiết.

Thứ hai, việc giải thích và áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam còn chƣa có sự thống nhất cao. Do đó, việc quy định rõ ràng trong hợp đồng sẽ giúp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nắm bắt đƣợc ý chí của các bên khi giải thích hợp đồng trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên.

Thỏa thuận lựa chọn một hệ thống pháp luật không có mối quan hệ thực chất với hợp đồng để áp dụng

Pháp luật Việt Nam chƣa có quy định đối với việc các chủ thể trong hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài lựa chọn một hệ thống pháp luật không có mối liên hệ thực chất với hợp đồng. Thực tiễn hoạt động thƣơng mại quốc tế cũng cho thấy, các bên thƣờng có xu hƣớng lựa chọn một hệ thống pháp luật không có mối liên hệ thực chất với hợp đồng hoặc lựa chọn tập quán thƣơng mại quốc tế để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Vì vậy, BLDS 2005 cần bổ sung quy định theo hƣớng chấp nhận các bên đƣợc quyền lựa chọn một hệ thống pháp luật không có mối liên hệ thực chất với hợp đồng để điều chỉnh hợp đồng vì các lý do:

74

Thứ nhất, nguyên tắc hợp đồng theo pháp luật Việt Nam nói chung và hầu hết các quốc trên thế giới là nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên. Vì vậy, cần phải đảm bảo tôn trọng tối đa quyền tự thỏa thuận của các bên.

Thứ hai, việc cho thỏa thuận lựa chọn pháp luật của nƣớc thứ ba nhƣ một giải pháp trung hòa sẽ giúp cho các bên thực hiện hợp đồng dễ dàng hơn trong trƣờng hợp bên Việt Nam không muốn áp dụng luật của bên nƣớc ngoài và bên nƣớc ngoài không muốn áp dụng luật Việt Nam.

Thứ ba, phù hợp với nguyên tắc các bên đƣợc quyền thỏa thuận lựa chọn nhiều hệ thống pháp luật áp dụng cho một quan hệ hợp đồng nhƣ đã phân tích ở trên.

Thứ tƣ, việc tự do thỏa thuận này phù hợp với thông lệ quốc tế khi các bên còn đƣợc phép thỏa thuận lựa chọn tập quán thƣơng mại quốc tế hay những nguyên tắc của hợp đồng thƣơng mại quốc tế đã đƣợc thừa nhận rộng rãi (Ví dụ: Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thƣơng mại quốc tế).

Thỏa thuận luật áp dụng đối với hợp đồng là các điều ước quốc tế

Pháp luật Việt Nam hiện nay chƣa quy định cụ thể về vấn đề này. Cho nên Bô luật Dân sự cần bổ sung quy định một cách rõ ràng cho phép các bên lựa chọn các điều ƣớc quốc tế để luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài. Bởi vì:

Thứ nhất, những quy định của các điều ƣớc quốc tế thƣờng phù hợp với các quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài [52, tr. 38], trong khi đó, pháp luật quốc nội của một nƣớc đôi khi không phù hợp với loại quan hệ này bởi vì pháp luật quốc nội đƣợc xây dựng trên cơ sở trình độ phát triển kinh xã hội, truyền thống pháp luật, văn hóa pháp lý, ý chí của nhà làm luật, .v.v…

Thứ hai, Việt Nam chƣa có điều kiện gia nhập nhiều điều ƣớc quốc tế đa phƣơng điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Trong khi trên thực tế các chủ thể nƣớc ngoài đến Việt Nam thƣờng từ các nƣớc có

75

trình độ phát triển cao hơn Việt Nam. Do đó, quốc gia của các chủ thể này thƣờng tham gia rất nhiều vào điều ƣớc quốc tế đa phƣơng nên việc chỉ cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn những điều ƣớc mà Việt Nam là thành viên sẽ hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên và quan trọng nhất là cản trở giao lƣu dân sự quốc tế.

3.2.3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng luật về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chƣa làm rõ đƣợc các khái niệm liên quan đến “ngƣời Việt Nam cƣ trú, làm ăn, sinh sống ở nƣớc ngoài” và “ngƣời gốc Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài”. Vì vậy, cần phải làm rõ các khái niệm này đồng thời bổ sung đối tƣợng “ngƣời gốc Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài” vào phần chủ thể của quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài quy định tại Điều 758 BLDS 2005.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài

Pháp luật Việt Nam cần hoàn thiện quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nƣớc ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 765 BLDS 2005. Bởi vì nêu theo quy định này năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nƣớc ngoài sẽ đƣợc xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế việc pháp nhân nƣớc ngoài tham gia các giao dịch dân sự có yếu tố nƣớc ngoài thì trƣớc hết pháp nhân đó bắt buộc phải tuân thủ theo pháp luật của quốc gia mà pháp nhân đó mang quốc tịch. Ví dụ nhƣ Mỹ có những đạo luật hạn chế ngân hàng Mỹ có các giao dịch với các quốc gia bị cấm vận kinh tế hoặc các tổ chức, cá nhân đƣợc cho là khủng bố thì các ngân hàng Mỹ không đƣợc phép thực hiện việc ký kết với các đối tƣợng này. Tƣơng tự, các ngân hàng Mỹ không thể đƣợc phép tiến hành với các đối tƣợng tại Việt Nam trong khi năng lực pháp luật dân sự của ngân hàng Mỹ trong trƣờng hợp này đƣợc xác theo pháp luật Việt Nam và vì vậy có thể thực hiện đƣợc giao dịch.

76

Thêm nữa khi tham gia vào quan hệ giao dịch với pháp nhân hay tổ chức của nƣớc sở tại nƣớc sở tại, ví dụ nhƣ Việt Nam, thì pháp nhân có quyền đƣợc ký kết các hợp đồng thƣơng mại thông thƣờng và ngƣời ký các hợp đồng thỏa thuận này không phải là đại diện theo pháp luật nhƣ theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không thể cho rằng các hợp đồng, thỏa thuận này bị vô hiệu vì ngƣời đại diện của pháp nhân nƣớc ngoài ký kết không đúng thẩm quyền bởi vì những hạn chế về quyền hạn của đại diện pháp nhân nƣớc ngoài mà những hạn chế đó hoàn toàn khác biệt với quy định pháp luật của quốc gia mà pháp nhân đó mang quốc tịch. Nguyên do vì Khoản 2 Điều 765 BLDS 2005 quy định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật Việt Nam nếu các giao dịch đó đƣợc thực hiện tại Việt Nam.

Vì vậy, cần phải sửa đổi Khoản 2 Điều 765 BLDS 2005 nhƣ sau: “Năng lực dân sự của pháp nhân nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật mà pháp nhân đó mang quốc tịch”.

Bởi vì, nhƣ thế sẽ tạo ra sự cân bằng về mặt địa vị pháp lý giữa pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nƣớc ngoài. Pháp nhân nƣớc ngoài có thể đƣợc thành lập và hoạt động khác với sự thành lập và hoạt động của pháp nhân Việt Nam. Nhất là trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, ngày càng có nhiều pháp nhân nƣớc ngoài đến Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh. Chúng ta không thể áp đặt một cách khiên cƣỡng trong việc xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nƣớc ngoài phải theo pháp luật Việt Nam đƣợc. Bởi lẽ, ngoài hệ thống pháp luật Việt Nam khác với nƣớc ngoài cùng với sự khác nhau về hệ thống thông luật (common law) và dân luật (civil law) thì các pháp nhân nƣớc ngoài cũng đƣợc thành lập và hoạt động khác với hệ thống pháp luật Việt Nam.

77

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Việc hoàn thiện hệ thống các quy định giải quyết XĐPL về hợp đồng ở Việt Nam hiện nay là xuất phát từ các yêu cầu khách quan và chủ quan do việc hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Việc hoàn thiện này thiện này trƣớc hết cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản có tính chất nền tảng, định hƣớng cho việc hoàn thiện các quy định cụ thể về giải quyết XĐPL về hợp đồng. Các nguyên tắc đó là phù hợp với pháp luật các nƣớc trên thế giới và thông lệ quốc tế đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả chủ thể Việt Nam lẫn chủ thể nƣớc ngoài.

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản, những phƣơng hƣớng cơ bản để hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết XĐPL về hợp đồng cần làm rõ những vấn đề sau:

Một là, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giải quyết XĐPL về hình thức của hợp đồng.

Hai là, hoàn thiện các quy định về việc giải quyết XĐPL liên quan đến lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng. Pháp luật Việt Nam cần hoàn thiện các vấn đề về việc thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với một phần của hợp đồng, hình thức thể hiện sự lựa chọn luật áp dụng, thỏa thuận về việc lựa chọn hệ thống pháp luật không có mối liên hệ thực chất với hợp đồng, lựa chọn luật áp dụng là điều ƣớc quốc tế.

Bốn là, cần phải bổ sung các quy định về XĐPL trong các quan hệ hợp đồng khác.

78

KẾT LUẬN

Với việc Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì càng có nhiều chủ thể đến từ các quốc gia khác nhau đến Việt Nam để tiến hành hoạt động kinh doanh. Khi tiến hành giao kết hợp đồng của các chủ thể từ các quốc gia với hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến hiện tƣợng xung đột pháp luật. Bởi vì, hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia của các chủ thể, các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập, ngoài ra còn chịu sự điều chỉnh của các tập quán quốc tế.

Việc giải quyết xung đột pháp luật đối với hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài không thể là sự lựa chọn luật một cách tùy tiện mà sẽ dựa vào các hệ thuộc luật cơ bản nhƣ luật nhân thân (bao gồm luật quốc tịch và luật nơi cƣ trú), luật quốc tịch của pháp nhân, luật nơi giao kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng, luật nơi thực hiện hành vi, luật nơi có vật hoặc tài sản, luật nơi thực hiện nghĩa vụ, luật nơi xẩy ra hành vi vi phạm, luật lựa chọn, luật quốc kỳ, .v…

Hoàn thiện pháp luật giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài là yêu cầu khách quan, xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn khi Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế nhƣ WTO, ASEAN và đang đàm phán để gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Vì vậy, nghiên cứu để hoàn thiện giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yêu tố nƣớc ngoài cần đƣợc tiến hành một cách toàn diện không chỉ hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng ngoài ra còn phải hoàn thiện các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nhƣ hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng và năng lực chủ thể khi tiến hành giao kết hợp đồng.

79

Thực trạng việc giải quyết quyết xung đột pháp luật về hợp đồng của Việt Nam trong thời gian qua đã bộc lộ rất nhiều những mặt thiếu sót, hạn chế và kém khả thi và nhiều quy định chƣa tƣơng thích với thông lệ quốc tế. Điều đó thể hiện qua việc thiếu vắng các quy định về việc giải quyết XĐPL trong hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng và năng lực chủ thể giao kết hợp đồng.

Ngoài ra các quy định pháp luật về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng còn không phù hợp với thực tiễn, chồng chéo, mâu thuẫn, ngoài ra, việc áp dụng các quy định pháp luật về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng còn tùy tiện do thiếu vắng những hƣớng dẫn cụ thể.

Những bất cập nói trên cho thấy sự cấp thiết phải nhanh chóng hoàn thiện các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Do đó, cần phải bổ sung những quy định về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng bao gồm những quy định liên quan đến hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng và năng lực

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG (Trang 76 -76 )

×