Quan điểm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng (Trang 73)

đột pháp luật về hợp đồng

Những quan điểm cơ bản về hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết XĐPL về hợp đồng là những tƣ tƣởng chủ đạo, có tính chất nguyên tắc và nền tảng để định hƣớng cho việc hoàn thiện các quy phạm XĐPL về hợp đồng bao gồm:

Thể chế kịp thời đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, tích cực chủ động tham gia các tổ chức và diễn đàn quốc tế song phương và đa phương. Do đó, cần tập trung làm rõ các vấn đề sau:

Một là, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Vì vậy, các thể chế kinh tế của Việt Nam cần phải đƣợc xây dựng và vận hành theo hƣớng thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, hỗ trợ tích cực cho việc chủ động

69

và tích cực hội nhập kinh tế thế giới với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phƣơng mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

Hai là, xây dựng pháp luật về hợp đồng nói chung và hoàn thiện các quy định về giải quyết XĐPL về hợp đồng nói riêng phù hợp với pháp luật của các quốc gia trên thế giới và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo thiệt lập một môi trƣờng pháp lý bình đẳng trong hoạt động thƣơng mại cho các chủ thể trong và ngoài nƣớc nhằm tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động thƣơng mại.

Hoàn thiện pháp luật về việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng cần phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp lý nói chung cũng nhƣ hoàn thiện các quy định về giải quyết XĐPL về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài là điều không thể tránh khỏi. Với xuất điểm này, việc hoàn thiện pháp luật trong việc giải việc giải quyết XĐPL về hợp đồng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở phù hợp với đặc thù của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng các quy phạm pháp luật về giải quyết XĐPL về hợp đồng cần quán triệt tƣ tƣởng là đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại, mở rộng đối tƣợng, phạm vi và chủ thể trong các hoạt động dân sự và đảm đảm quyền bình đẳng và sự tự do giữa các chủ thể trong hoạt động giao kết hợp đồng trên cơ sở phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn.

Việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến việc giải quyết XĐPL về hợp đồng nói riêng phải đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và đặc biệt là Nhà nƣớc không đƣợc can thiệp vào quyền tự định đoạt của các chủ thể, ngoại trừ trƣờng hợp trái với chuẩn mực đạo đức hoặc ảnh hƣởng đến trật tự công cộng.

70

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết XĐPL về hợp đồng cần phải phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế và cần đặt trong giải pháp tổng thể về hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì trên thực tế, hệ thống pháp luật Việt Nam còn thiếu minh bạch và có sự chồng chéo cũng nhƣ có sự giải thích một cách thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền. Bởi vì, hệ thống pháp luật Việt Nam khá phức tạp với nhiều loại luật, quy định và các văn bản pháp luật dƣới luật do các bộ, cơ quan có thẩm quyền và các chính quyền địa phƣơng ban hành. Có thể gọi tình trạng này là hiện tƣợng “cát cứ pháp luật” nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích của bộ, ngành và địa phƣơng của mình. Hậu quả của việc này là sự thiếu minh bạch, chống chéo và thậm chí là trái pháp luật. Ngay cả ngƣời Việt Nam cũng khó có khả năng tiếp cận với các văn bản này nhất là tình trạng “công văn hƣớng dẫn luật” và hiểu đƣợc các văn bản này và vì vậy, các chủ thể nƣớc ngoài còn gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật giải quyết XĐPL về hợp đồng là nhằm đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Do đó, việc hoàn thiện quy định về giải quyết XĐPL về hợp đồng phải tiến tới đồng bộ hóa với pháp luật các nƣớc trên thế giới và thông lệ quốc tế nói chung.

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết XĐPL về hợp đồng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể nước ngoài khi tham gia giao kết hợp đồng với chủ thể Việt Nam

Các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài là các chủ thể Việt Nam và các chủ thể nƣớc ngoài. Do đó, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong và ngoài nƣớc là việc làm cần thiết trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập về cả chiều rộng lẫn chiều sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Vì vậy, Việt Nam cần phải xây dựng những quy định pháp luật trong đó có các quy định giải quyết XĐPL về hợp đồng để điều chỉnh các quan hệ

71

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)