0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG (Trang 70 -70 )

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng

3.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng xung đột pháp luật về hợp đồng

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ giữa các nƣớc trên thế giới hiện nay cũng nhƣ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều này dẫn đến việc các chủ thể kinh doanh thƣơng mại của Việt Nam ngày càng có sự giao lƣu với các chủ thể đến từ các nƣớc khác nhau trên thế giới cũng đồng nghĩa với sự đa dạng về hệ thống pháp luật của chủ thể quốc tế đó. Trong quá trình giao lƣu kinh tế quốc tế này thì việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết XĐPL liên quan đến hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài, bởi vì:

Thứ nhất, do những đòi hỏi khách quan của điều kiện kinh tế xã hội bên trong của Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới sau công cuộc Đổi Mới (1986) do Đảng và Nhà nƣớc tiến hành đã đƣợc gần ba mƣơi năm. Vì vậy, các quan hệ kinh tế nhất là trong việc giao lƣu với các chủ thể quốc tế đã có nhiều bất cập do cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng không hình thành từ sự hoàn thiện cơ chế cũ và sự thay đổi lại diễn ra đột ngột, trên tất cả các phạm vi, lĩnh vực của đời sống xã hội và pháp luật cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, đã xuất hiện những bất cập trong nhận thức về nội dung, yêu cầu đổi mới trên tất cả các lĩnh vực nói chung và pháp luật nói riêng là điều khó tránh khỏi.

66

Tuy nhiên, cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng chủ trƣơng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là một chủ trƣơng hoàn toàn đúng đắn mà Đảng và Nhà nƣớc đã lựa chọn phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Mục tiêu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Với mục tiêu này, một trong những nội dung của việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến kinh doanh thƣơng mại là phải đảm bản quyền tự do kinh doanh trong đó nổi bất nhất là quyền tự do hợp đồng của các chủ thể kể cả trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, cũng nhằm để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại.

Để thực hiện đƣợc việc này, pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài cần phải đƣợc chuyển đổi và xây dựng theo hƣớng linh hoạt và mềm dẻo để thích ứng đƣợc với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, ngày càng có nhiều chủ thể từ các quốc gia khác đang coi Việt Nam là địa điểm đầu tƣ hấp dẫn đến để tìm kiếm cơ hôi kinh doanh. Vì vậy, việc xây dựng pháp luật để giải quyết những vấn đề XĐPL về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài ngày càng trở nên quan trọng để thu hút thêm các nhà đầu tƣ, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đến kinh hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Thứ hai, do những yêu cầu khách quan của việc hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (WTO), ASEAN và sắp tới đây sẽ ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP).

Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết XĐPL về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài cần đƣợc nghiên cứu, xem xét trong điều kiện khu vực hóa và toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ nhƣ là một xu thế không thể

67

đảo ngƣợc lại đƣợc trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay. Với việc gia nhập tổ chức quốc tế nhƣ Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (WTO) và tổ chức khu vực nhƣ ASEAN và tiến tới đây đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) thì yêu cầu cải cách pháp luật ngày càng trở nên bức thiết.

Hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, ASEAN, ASEM và sắp tới đây là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), bên cạnh việc xem xét những yếu tố nội tại bên trong nền kinh tế, Việt Nam còn phải xem xét các yếu quốc tế và khu vực có liên quan để đảm bảo tính khái quát của các quy định và chế định cần ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung thậm chí là thay thế các quy định cũ lỗi thời không phù hợp gây ảnh hƣởng đến việc hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đòi hỏi phải có sự phù hợp pháp luật của các nƣớc đồng thời cũng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam ngoài việc thể hiện những đặc thù của Việt Nam mà còn phải đƣợc thể hiện thông qua những quy định, thông lệ có tính chất chung đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới thừa nhận. Nếu không tuân thủ những nguyên tắc chung của thế giới thì Việt Nam đã tự gây cản trở cho mình trong điều kiện hội nhập quốc tế nói chung và khu vực nói riêng.

Ngoài ra, cùng với sự áp dụng thống nhất chung trên phạm vi toàn cầu của một số nguyên tắc cơ bản của hợp đồng ví dụ nhƣ Nguyên tắc Hợp đồng Thƣơng mại Quốc tế (PICC) hay các công ƣớc quốc tế về Hợp đồng nhƣ Công ƣớc Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn trong lĩnh vực hợp đồng cần phải kể đến Nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL).

Hợp đồng vừa là công cụ pháp lý cơ bản để thực hiện giao dịch giữa các chủ thể đồng thời cũng là công cụ quan trọng nhằm để tạo thuận lợi cho phát triển thƣơng mại quốc tế. Vì vậy, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung và hoàn thiện pháp luật về giải quyết XĐPL về hợp đồng nói riêng ngày càng trở nên có tầm quan trọng hơn.

68

Thứ ba, do những đặc điểm chưa phù hợp về kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của pháp luật hiện hành về việc giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Cho dù đã có nhiều nghiên cứu về hợp đồng nói chung và hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều là các quy định giải quyết XĐPL về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài có nhiều điểm chƣa phù hợp và gây khó khăn cho các bên khi áp dụng trên thực tế. Một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc giao kết hợp đồng với các chủ thể có yếu tố nƣớc ngoài trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quy định của pháp luật còn chƣa cụ thể, chƣa rõ ràng cũng nhƣ chƣa tạo lập đƣợc khung pháp lý đầy đủ cho việc hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có việc giao kết hợp đồng với các chủ thể có yếu tố nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG (Trang 70 -70 )

×