Các công cụ phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương Nghiên cứu điển hình tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Trang 34)

SWOT là một thuật ngữ tiếng Anh đƣợc viết tắt từ các từ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (Thách thức). SWOT là phƣơng pháp tiếp cận phân tích chiến lƣợc vốn đƣợc sử dụng ban đầu cho việc phân tích chiến lƣợc kinh doanh. Cách tiếp cận này đƣợc các tác giả là giảng viên của Trƣờng Đại học Harvard – Hoa Kỳ sáng lập ra và đƣa vào áp

25

dụng từ những năm 1920. Nguồn gốc phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thực hiện các phân tích marketing, với mục đích là đƣa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình hiện tại và các xu hƣớng tƣơng lai, từ đó đƣa ra sự lựa chọn về các chiến lƣợc chung có thể áp dụng.

Ngày nay, phân tích SWOT là một công cụ phân tích và lập KHCL thƣờng đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp lập kế hoạch có sự tham gia. Các công cụ chủ yếu đƣợc dùng trong lập kế hoạch địa phƣơng bao gồm phân tích SWOT và Khung lô gích. Kết quả của phân tích SWOT đƣợc xem là đầu vào cho việc phân tích khung lô gích.

Hai cấu thành chính của SWOT là các phát hiện từ bên trong (SW) và các phát hiện từ bên ngoài (OT) :

S (điểm mạnh) Các yếu tố nội bộ

O (Cơ hội)

Các yếu tố bên ngoài W (điểm yếu)

Các yếu tố nội bộ

T(Thách thức)

Các yếu tố bên ngoài

Các chỉ tiêu về tình hình bên trong đƣợc mô tả thông qua những điểm mạnh và điểm yếu hiện tại:

- Một điểm mạnh đƣợc định nghĩa nhƣ là những nguồn lực, công nghệ, bí quyết, động lực, các liên kết kinh tế,vv ... có thể đƣợc sử dụng để khai thác các cơ hội và chống lại các mối đe doạ

- Một điểm yếu là một điều kiện bên trong hoặc một sự thiếu hụt có thể gây ảnh hƣởng xấu đến vị thế cạnh tranh của một địa phƣơng hay cản trở việc khai thác những cơ hội.

Các chỉ tiêu về môi trƣờng bên ngoài đƣợc mô tả bởi các mối đe doạ hay các cơ hội chƣa đƣợc khai thác.

- Một cơ hội là một đặc điểm hay hoàn cảnh bên ngoài có lợi cho nhu cầu của địa phƣơng hoặc qua đó địa phƣơng có thể tạo dựng các lợi thế cạnh tranh.

26

- Một thách thức là một mối đe doạ từ một xu hƣớng không thuận lợi hoặc một hoàn cảnh bên ngoài nào đó có thể ảnh hƣởng xấu đến vị thế của địa phƣơng.

Phân tích SWOT dẫn đến việc xác lập các mục tiêu, các chiến lƣợc phát triển và sắp xếp thứ tự ƣu tiên cho các hành động sẽ đƣợc thực thiện trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển.

Nhƣ vậy, SWOT là:

- Một công cụ rất hữu ích để xác định các lợi thế so sánh của địa phƣơng - Tạo điều kiện có cái nhìn tổng quát về sự phát triển

- Chỉ ra các mục đích và các ƣu tiên phát triển - Dự báo về tƣơng lai dƣa trên các kết quả hiện tại

27

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT

TRIỂN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2009- 2013. 3.1. Phân tích và dự báo các nguồn lực phát triển huyện Duy Xuyên.

3.1.1. Vị trí địa lý

Duy xuyên là một trong những huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có tọa độ địa lý từ 150 43‟ – 150 49‟ vĩ độ Bắc và 1080 02‟- 1080 22‟ kinh độ Đông, với tổng diện tích tự nhiên là 29.909ha.

Phía Đông giáp bờ biển có chiều dài hơn 8km. Phía Tây giáp huyện Đại Lộc, phía Nam giáp huyện Thăng Bình và Quế Sơn, Phía Tây giáp với Điện Bàn và TP Hội An.

Duy Xuyên có chiều dài gần 50km đƣợc trải dài từ Bến Dầu ( Duy Thu) đến cửa Đại Chiêm (Duy Hải), chiều ngang rộng nhất từ Giao Thủy (Duy Hòa) đến núi Hòn Tàu( Duy Sơn) là 15km. Nơi hẹp nhất chỉ có 4,8km.

Toàn huyện có 14 đơn vị xã, thị trấn gồm: 2 xã ven biển Duy Nghĩa và Duy Hải, 4 xã đồng bằng Duy Thành, Duy Vinh, Duy Phƣớc, thị trấn Nam Phƣớc, 2 xã miền núi Duy Phú và Duy Sơn, 6 xã vùng trung du bán sơn địa Duy Trung, Duy Trinh, Duy Châu, Duy Hòa, Duy Tân, Duy Thu.

Duy Xuyên nằm ở vị trí cầu nối giữa các đô thị hạt nhân của khu vực miền Trung và miền Tây nguyên, có di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và sát với đô thị cổ Hội An. Trung tâm huyện cách TP Đà Nẵng 30km và cố đô Huế 125km về phía Bắc và cách tỉnh lỵ Tam Ky 40km về phía Nam.

3.1.2. Về đất đai, khí hậu

Nhiệt độ trung binh các tháng trong năm từ 20- 390 C đƣợc phân thành 4 mùa rõ rệt, Xuân- Hạ- Thu- Đông. Vì vậy khí hậu của tỉnh thích hợp cho nhiều loại cây

28

trồng ngắn ngày và cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm. Tổ chức triển khai tốt các loại cây trồng theo đúng mùa vụ sẽ đem lại năng xuất cao.

* Đất đai :

Theo số liệu của Thống kê huyện Duy Xuyên thì đất đai của huyện năm 2013 đƣợc sử dụng nhƣ sau : Đất nông nghiệp toàn huyện là : 19.819 ha chiếm 66% diện tích đất toàn huyện. Theo đánh giá chung thì đất đai của huyện khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông lâm nghiệp, bởi số nhân khẩu trong ngành này chiếm đa số : 76% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Đất chƣa sử dụng còn khá lớn, chiếm tới 10% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất chƣa sử dụng chủ yếu ở các xã miền núi : Duy Sơn, Duy Phú và các xã ven biển nhƣ Duy Nghĩa, Duy Hải. Đây là điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm thu nhập và ổn định cuộc sống. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì đa phần đất chƣa sử dụng còn có lƣợng mùn khá cao, thuận tiện cho sản xuất cây lƣơng thực, hoa màu, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả

Bảng 3.1 : Diện tích đất đai huyện Duy Xuyên( đơn vị tính ha)

Tổng số Chia ra Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất chƣa sử dụng Tổng số 29.909 19.819 12.466 1.707 2.237 3.080 1. Xã Duy Hải 1.024 0.344 0.069 0.06 0.156 0.231 2. Xã Duy Nghĩa 1.344 0.478 0.031 0.201 0.151 0.134 3. Xã Duy Vinh 0.882 0.405 0.017 0.041 0.137 0.052 4. Xã Duy Thành 0.942 0.469 0.027 0.066 0.174 0.029 5. Xã Duy Phƣớc 1.239 0.66 0.009 0.083 0.199 0.014 6. Thị trấn Nam Phƣớc 1.450 0.740 0 0.161 0.302 0.108 7. Xã Duy Trung 3.234 2.367 1.752 0.213 0.173 0.256 8. Xã Duy Trinh 1.977 0.940 0.564 0.093 0.126 0.540 9. Xã Duy Sơn 7.275 5.931 5.209 0.166 0.144 0.763

29 10. Xã Duy Châu 1.265 0.533 0.150 0.066 0.120 0.404 11. Xã Duy Hoà 3.379 2.339 1.407 0.174 0.208 0.498 12. Xã Duy Phú 3.841 0.401 2.896 0.113 0.141 0.005 13. Xã Duy Tân 0.792 0.470 0.006 0.035 0.128 0.029 14. Xã Duy Thu 1.262 0.739 0.332 0.232 0.074 0.015 (Nguồn tổng cục thống kê) 3.1.3.Tài nguyên rừng :

Duy Xuyên là một huyện có 2 xã thuộc xã miền núi, tài nguyên rừng đƣợc xem nhƣ một lợi thế phát triển kinh tế huyện. Đất rừng chiếm diện tích 128 km² bằng 47% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện trong đó tập trung ở ba xã Duy Sơn, Duy Thu, Duy Phú. Diện tích rừng tự nhiên của huyện Duy Xuyên vào loại cao trong 9 huyện đồng bằng.

Khu hệ thực vật của huyện cũng phong phú, theo điều tra cho thấy có 130 loại thực vật, trong đó có 50 loài gỗ, 80 loài cây thuốc. Đây là khu thực vật cung cấp các loài gỗ phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến giấy.

Về động vật quý hiếm tập trung ở núi Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, kết quả điều trac ho thấy có trên 50 loài thú, hàng trăm loài chim. Đây là lợi thế để phát triển du lịch cho vùng.

3.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Duy Xuyên có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú. Đây là một lợi thế của huyện để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

3.1.5. Dân số và nguồn nhân lực

Dân số của huyện năm 2010 là 112.966 ngƣời, năm 2013 là 123.816 ngƣời, trong đó số ngƣời trong tuổi lao động chiếm 55% dân số trung bình toàn huyện, phần lớn là dân số trẻ.

Về thực trạng nguồn nhân lực : Do tỷ lệ sinh hiện nay khá cao nên nguồn nhân lực của huyện trong những năm tới có qui mô khá lớn và tốc độ tăng nhanh.

30

Năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động chiếm 50% dân số toàn huyện. Ngoài ra có một số lƣợng đáng kể những ngƣời ngoài độ tuổi lao động đang tham gia sản xuất mà chủ yếu là ở nông thôn và trong nông nghiệp. Hiện nay số ngƣời này chiếm khoảng 10-15% tổng số đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn nhân lực hiện nay phân bổ không đồng đều giữa các ngành kinh tế, lao động chủ yếu là nông nghiệp và hơn 80% chƣa qua đào tạo. Tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao.

3.2. Thực trạng nền kinh tế huyện Duy Xuyên những năm gần đây.

3.2.1. Khái quát chung về thực trạng kinh tế

Nhìn chung, kinh tế huyện Duy Xuyên đang trong quá trình đi lên phát triển thành huyện Công nghiệp vào năm 2015.

Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2014 nhanh, tăng 23,66%, trong đó N-L-TS tăng 22,25%; CN-XDCB tăng 23,39%; Dịch vụ tăng 18,97%. Tổng giá trị sản xuất toàn vùng (theo giá 1994) năm 2013 đạt 1.404 tỷ đồng

Về cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng ngành N-L-TS giảm dần. Tỷ trọng CN-TTCN tăng nhanh. Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhƣng có xu hƣớng chững lại.

Tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2013 ƣớc đạt 676 tỷ đồng, nếu loại trừ số thu kết dƣ, chuyển nguồn năm trƣớc và tạm ứng ngân sách cấp trên là 245 tỷ đồng, thì số thu trong năm là 431 tỷ đồng, tăng 53,4% so với DT huyện giao và tăng 58% so với DT tỉnh giao. Trong đó thu phát sinh kinh tế 71 tỷ đồng, tăng 17,2% so với DT huyện giao. Nhìn chung, công tác thu ngân sách có chuyển biến tích cực, hầu hết các khoản thu đều đạt và vƣợt so với dự toán giao

Thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc cải thiện, năm 2012 là 22 triệu đồng, đến năm 2013 là 25triệu đồng; Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời năm 2011 là 400 kg/ngƣời/năm, đến năm 2013 là 500 kg/ngƣời/năm.

31

Đầu tƣ xây dựng cơ bản của khu vực huyện Duy Xuyên đƣợc chú trọng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển mạnh, nhất là hệ thống thủy lợi, đƣờng giao thông, hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt, kè chống xói lở bờ sông... Đến nay, 100% các xã trong toàn huyện có điện lƣới quốc gia và mạng lƣới bƣu chính viễn thông.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội, nhất là giáo dục, y tế, văn hoá thông tin có những bƣớc tiến triển mới, gắn kết hơn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh và trong nội bộ vùng.

Công tác xoá đói, giảm nghèo đƣợc đẩy mạnh, tỷ lệ nghèo năm 2011 là 21%, chất lƣợng cuộc sống có mặt đƣợc nâng lên. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể. Thế trận quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục đƣợc củng cố và tăng cƣờng.

Tuy nhiên, kinh tế của huyện vẫn còn chậm phát triển và nhiều khó khăn.Tính tự phát, manh mún trong sản xuất còn phổ biến. Sản xuất nông nghiệp chƣa đáp ứng đủ nhu cầu lƣơng thực, thế mạnh kinh tế rừng chƣa đƣợc phát huy đúng mức; công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng còn nhiều yếu kém, một số nơi rừng bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sinh thái. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hệ thống dịch vụ còn sơ khai. Tiềm năng du lịch chƣa đƣợc khai thác. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn chƣa phát triển cao. Các vấn đề thiết yếu nhƣ: nhà ở, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nƣớc sinh hoạt chƣa đƣợc giải quyết căn bản. Đời sống của nhân dân trong vùng còn thấp xa so với các vùng khác trong tỉnh. Trình độ dân trí thấp, điều kiện phát triển giáo dục, y tế khó khăn, học sinh bỏ học còn nhiều; tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng còn cao.

32

Bảng 3.2:Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển KT-XH 4 năm 2011- 2014. STT Chỉ tiêu ĐVT Mục tiêu KH 2011- 2014 TH 2011 TH 2012 TH 2013 Ƣớc TH 2014 A Chỉ tiêu kinh tế 1 Tốc độ tăng trƣởng theo chỉ

tiêu của Đại hội Đảng % 16.0 15.4 16.8 17.8 17

2 Tốc độ tăng giá trị sản xuất theo chỉ tiêu Đại hội (gcđ 1994)

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 4.3 3.9 4.2 3.88 4.11

- Công nghiệp % 22.0 18.0 21.6 23.1 23.2

- Dịch vụ % 17.0 15.1 17.4 16.8 17

3 Thu nhập bình quân đầu ngƣời Trđ 35.5 20.07 23.4 26.5 29.1 4 Cơ cấu kinh tế

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 12.0 17.2 15.7 13.8 12.3 - Công nghiệp và xây dựng % 53.0 45.9 46.6 50.1 51.0

- Dịch vụ % 35.0 36.9 36.7 36.1 36.7

5 Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội tăng hàng năm

Tỷ

đồng 2,5 lần 735 856 1,071 1,338

6 Xuất nhập khẩu

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

1000

USD 931 241 201 250

Tốc độ tăng xuất khẩu % 30.4 25.9 83.4 124.4

- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

1000

USD 1221 1190 1721 1200

Tốc độ tăng nhập khẩu % 19 97.5 144.6 69.7

- Nhập siêu so với xuất khẩu % 131.1 493.8 856.2 480.0

B Chỉ tiêu xã hội

- Dân số trung bình Ngƣời 121,892 122,908 123,894 124,994 - Tốc độ tăng dân số tự nhiên %o 9.89 9.69 10.48 10.42 - Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn

2011-2014) %

Đến 2015 <10%

19.81 15.71 11.43 8.5

- Số lao động đƣợc tạo việc làm Ngƣời 10,000 2,030 2,145 2,543 2,750 - Tỷ lệ lao động qua đào tạo

trong tổng số lao động đang làm việc

% 37 38.5 40.9 42.4

33

3.2.2. Thực trạng về các ngành kinh tế

3.2.2.1. Lĩnh vực sản xuất CN-TTCN:

Sản xuất CN-TTCN tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về nguồn vốn, thị trƣờng và lao động, nhƣng các doanh nghiệp, hộ sản xuất đã nỗ lực khắc phục để tổ chức sản xuất hợp lý nhằm giảm chi phí, duy trì ổn định sản xuất. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 21,61% so với cùng kỳ, không đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra là tăng 22%. Một số ngành ổn định và đạt mức tăng trƣởng khá, nhƣ: công nghiệp chế biến thực phẩm đồ uống đạt 372 tỷ đồng, tăng 61,09%; sản phẩm da, va li, túi xách đạt 236 tỷ đồng, tăng 53,96%; ngành may mặc đạt GTSX 94 tỷ đồng, tăng 52,81% so cùng kỳ. Trong khi đó, GTSX ngành chế biến mây tre, gỗ giảm 17,75% và ngành dệt vải tiếp tục gặp khó khăn, lƣợng vải chỉ đạt 35 triệu mét, hầu hết các doanh nghiệp không còn đủ điều kiện để tiếp tục tái đầu tƣ phát triển sản xuất. Trƣớc tình hình khó khăn đối với sản xuất CN-TTCN, UBND huyện đã khảo sát một số DN ngành dệt và tổ chức gặp mặt đối thoại cùng các doanh nghiệp để tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn theo tinh thần Nghị quyết 13 của Chính phủ.

Công tác thu hút đầu tƣ phát triển sản xuất có chuyển biến tích cực. Công ty Sedo Vinako đầu tƣ tại CCN Đông Yên đã đi vào hoạt động sản xuất; công ty Kết Đoàn (Tây Ban Nha) đầu tƣ tại CCN Tây An đã triển khai hoạt động sản xuất trong giai đoạn đầu, công ty Hi-Tech (Thái Lan) đã khởi công xây dựng nhà xƣởng và đào tạo công nhân. Ngoài ra, đã lập thủ tục trình UBND tỉnh cấp phép đầu tƣ dự án chế biến nông sản tại CCN Tây An cho Công ty Hy Sung (Hàn

Một phần của tài liệu Ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương Nghiên cứu điển hình tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)