Chương trình phát triển KT-XH các huyện đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu Ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương Nghiên cứu điển hình tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Trang 51)

và vùng sâu vùng xa (chương trình 135).

 Nội dung của chƣơng trình là: Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc; Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế; đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; Trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 - 2010.

- Phạm vi thực hiện trên địa bàn huyện: Gồm 3 xã ĐBKK miền núi và 11 xã ĐBKK thuộc các xã khu vực II.

 Đánh giá kết quả thực hiện Những kết quả đạt đƣợc:

Chƣơng trình đã đạt đƣợc phần lớn các nội dung; về cơ bản, không còn tình trạng hộ đói thƣờng xuyên; tỷ lệ hộ nghèo của các xã, thôn ĐBKK đã giảm từ 51% đầu năm 2006 xuống còn 37% vào giữa năm 2010 (giảm 14%, bình quân mỗi năm giảm khoảng 3,5%).

- Một số chỉ tiêu đạt kế hoạch: Tỷ lệ xã có công trình thủy lợi nhỏ đảm bảo phục vụ cho sản xuất đạt 93,33% (MT 80%); Tỷ lệ có điện ở các cụm dân cƣ đạt 100% (MT 100%); Tỷ lệ học sinh tiểu học trong độ tuổi đƣợc đến trƣờng là 99,53% (MT 95%); Tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi đƣợc đến trƣờng là 91,17% (MT 75%); Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh đạt 100% (MT 100%); Tỷ lệ ngƣời dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý đƣợc giúp đỡ pháp luật miễn phí là 100 % (MT 95%).

42

có bƣớc phát triển đáng kể nhờ áp dụng giống cây trồng, vật nuôi mới và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã từng bƣớc thay thế dần tập quán sản xuất lạc hậu. Tỷ lệ hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 18 triệu đồng/năm của vùng tăng từ 26,71% năm 2006 lên 44,59% vào năm 2010.

- Về hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các địa bàn ĐBKK đã đƣợc quy hoạch và triển khai thực hiện đầu tƣ từ nguồn vốn của CT 135, cùng với nguồn lực từ các chƣơng trình, dự án khác đã cơ bản phục vụ đƣợc phần lớn những yêu cầu cấp thiết nhất trong sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân tại các địa bàn này.

- Đời sống văn hoá, xã hội đã có bƣớc chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trƣờng đều cao; số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, số hộ đƣợc sử dụng điện đều tăng và đạt mục tiêu của Chƣơng trình.

- Về nâng cao năng lực: Trình độ, năng lực quản lý CT 135 cũng nhƣ các chƣơng trình, chính sách khác của cán bộ cấp xã và thôn đƣợc nâng lên một bƣớc; đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn đã đƣợc trang bị các kiến thức, kỹ năng về quản lý điều hành, quản lý đầu tƣ cũng nhƣ trình độ chuyên môn nghiệp vụ về xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, trong giai đoạn 2006-2010, số lƣợng xã đƣợc giao làm chủ đầu tƣ các dự án, chính sách thuộc CT 135tăng lên: năm 2006 có 40,95%, đến năm 2010 có 100% xã; hợp phần Hỗ trợ sản xuất đến năm 2008 có 100% xã làm chủ đầu tƣ. Năng lực của cộng đồng đƣợc nâng lên, ngày càng có nhiều hộ biết áp dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng loại giống cây trồng, vật nuôi có chất lƣợng và năng suất cao vào sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Những tồn tại, hạn chế:

- Các mục tiêu, chỉ tiêu chƣa đạt đƣợc: Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn ĐBKK của tỉnh năm 2010 đã giảm 14% so với năm

43

2006. Tuy nhiên, vẫn còn ở mức khá cao là 37% (MT dƣới 30%).

- Về phát triển cơ sở hạ tầng: Tỷ lệ xã có đƣờng giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn chỉ đạt 76,8% (MT 80%); Tỷ lệ xã có đủ trƣờng học, lớp học kiên cố chỉ đạt 95,34% (MT 100%); Tỷ lệ xã có Trạm y tế kiên cố, đúng tiêu chuẩn chỉ đạt 75% (MT 100%).

-Về phân cấp cho cấp xã làm chủ đầu tƣ: Chỉ có 81,3% số xã ĐBKK đƣợc giao làm chủ đầu tƣ các công trình CSHT (MT 100%).

Chỉ có 01xã hoàn thành mục tiêu chƣơng trình (xã Duy Sơn). Qua điều tra lấy ý kiến nhân dân về Chƣơng trình, có 45,5% ý kiến cho rằng“chƣa hiệu quả lắm” so với 30,6% ý kiến “hiệu quả tốt”.

- Trong chỉ đạo, điều hành: Việc tổ chức triển khai chƣơng trình còn nhiều lúng túng, nhiều văn bản hƣớng dẫn ban hành chậm. Một số nội dung của văn bản hƣớng dẫn phải sửa đổi nhiều lần gây khó khăn cho các địa phƣơng.

- Trong tổ chức thực hiện: Việc phân bổ vốn thực hiện Chƣơng trình còn chậm, thƣờng phân thành nhiều đợt đã gây khó khăn cho các địa phƣơng trong việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện cũng nhƣ giải ngân vốn. Nguyên tắc “xã có công trình, dân có việc làm, tăng thêm thu nhập từ việc tham gia lao động công trình tại xã” chƣa đƣợc thực hiện tốt. Vai trò và nhiệm vụ của một số cơ quan cấp tỉnh, huyện trong quá trình tham mƣu và tổ chức chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình có lúc, có việc thiếu đồng bộ, chƣa kịp thời. Công tác quản lý, tổ chức triển khai thực hiện của cán bộ xã nhiều nơi còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương Nghiên cứu điển hình tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)