Chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu Ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương Nghiên cứu điển hình tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Trang 65)

Chƣơng trình đƣợc thực hiện theo Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2006-2010.

 Nội dung, thời gian, phạm vi chƣơng trình

- Nội dung: Cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn. - Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 - 2010.

- Phạm vi thực hiện trên địa bàn tỉnh: Toàn tỉnh.  Đánh giá tình hình thực hiện

Những kết quả đạt đƣợc: Các dự án đã triển khai xây dựng hoàn thành giải quyết cơ bản một số vùng nông thôn thiếu nƣớc sinh hoạt, cung cấp đảm bảo đủ nhu cầu về nƣớc sinh hoạt cho nhân dân. Từng bƣớc cải thiện đời sống, sức khoẻ cho nhân dân tại các vùng dự án, đặc biệt là giải phóng đƣợc một phần sức lao động cho phụ nữ và trẻ em tham gia công việc gia đình. Các dự án đƣợc đầu tƣ có quy mô lớn hơn so với các năm trƣớc đây.

Về vệ sinh môi trƣờng đã đạt đƣợc mục tiêu của kế hoạch đề ra. Công tác vệ sinh môi trƣờng nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức và đƣợc cụ thể hóa bằng hành động trong sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

Công tác truyền thông và tập huấn đào tạo cán bộ đạt đƣợc khá cao. Nhận thức về vệ sinh môi trƣờng đã đƣợc nâng cao trong nhân dân, các hoạt động về môi trƣờng đã đƣợc nhân dân hƣởng ứng và thực hiện.

Đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong cải thiện chất lƣợng cuộc sống của đồng bào. Ngƣời dân đƣợc giải phóng sức lao động nhờ hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt tập trung và phân tán đến nơi ở.

Những hạn chế, tồn tại: Công tác khảo sát và thiết kế chƣa đƣợc thực hiện tốt làm ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ và việc sử dụng lâu bền công trình. Tuy

56

nhiên, do chất lƣợng khảo sát, thiết kế, chất lƣợng hồ sơ chƣa tốt nên còn một số công trình nƣớc sạch không phát huy hiệu quả. Công tác chuẩn bị đầu tƣ còn kéo dài, việc khởi công chậm dẫn đến tiến độ giải ngân hàng năm không đạt kế hoạch. Chƣa thực hiện tốt nội dung phân công phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo. Chƣơng trình vệ sinh môi trƣờng và công tác truyền thông - giáo dục chƣa đƣợc chú trọng. Hằng năm chƣa bố trí vốn cho Sở Y tế để thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lƣợng nƣớc và thực hiện chƣơng trình vệ sinh.

Việc phối hợp, lồng ghép và quản lý các nguồn đầu tƣ xây dựng công trình nƣớc sạch còn bất cập. Chƣa có sự phối hợp, lồng ghép các chƣơng trình khác với chƣơng trình do Sở NN&PTNT quản lý. Các chƣơng trình 135, 134, Plan, RUDEP, Đông Tây hội ngộ… triển khai tại các huyện đƣợc thực hiện theo sự quản lý riêng của từng chƣơng trình. Vì vậy, việc tổng hợp tình hình cung cấp nƣớc sạch trên địa bàn khó chính xác, ảnh hƣởng đến kế hoạch, chỉ đạo chung.

Chƣa xây dựng đƣợc cơ chế quản lý, thực hiện chƣơng trình có những đặc thù riêng, hệ thống dịch vụ trong lĩnh vực cấp nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn và đào tạo nhân lực quản lý, vận hành các công trình cấp nƣớc. Công tác quản lý, khai thác, duy tu còn nhiều hạn chế. Nhiều công trình sau khi chủ đầu tƣ bàn giao cho địa phƣơng quản lý chỉ phát huy trong thời gian đầu. Việc duy tu, bảo dƣỡng thiếu sự quan tâm nên để hƣ hỏng làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng công trình. Việc quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nƣớc nhiều nơi còn buông lỏng; công tác sửa chữa các công trình bị hƣ hỏng và xuống cấp ở một số công trình triển khai chƣa kịp thời; không tổ chức bảo vệ, thậm chí để xảy ra trƣờng hợp phá hoại làm hƣ hỏng công trình.

Đối với địa bàn miền núi còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế.Công tác khảo sát nguồn nƣớc, thiết kế công trình còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống cấp dẫn nƣớc chỉ dùng đƣợc những thiết bị đơn giản, với quy mô nhỏ, lẻ nên thƣờng

57 hƣ hỏng.

3.3.9. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

Chƣơng trình thực hiện theo Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007- Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010.

 Nội dung, thời gian, phạm vi chƣơng trình

- Nội dung: Chƣơng trình với 3 dự án và 2 hoạt động sau: Dự án vay vốn tạo việc làm; Dự án hỗ trợ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài; Dự án hỗ trợ phát triển thị trƣờng lao động; Hoạt động giám sát, đánh giá; Hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm.

- Thời gian thực hiện: giai đoạn 2006-2010. - Phạm vi thực hiện trên địa bàn tỉnh: Toàn tỉnh.  Đánh giá tình hình thực hiện

Những kết quả đạt đƣợc: Hệ thống cơ sở đào tạo nghề nghề và công tác giới thiệu việc làm phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 27 cơ sở dạy nghề.Kết quả tạo việc làm đạt bằng và vƣợt kế hoạch hàng năm: Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 33.920 lao động, đạt 102,78% chỉ tiêu.

Những tồn tại, hạn chế: Trong quá trình xây dựng Chƣơng trình, kêu gọi thu hút đầu tƣ, nhiều cơ quan, ngành, địa phƣơng chƣa quan tâm đến việc thu hút lao động tại chỗ. Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ƣơng bổ sung hàng năm cho tỉnh còn hạn chế (từ 4-4,5 tỷ đồng/năm) chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của nhân dân. Việc đƣa lao động trong tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài còn quá ít. Đào tạo cho ngƣời lao động chƣa theo quy hoạch, lao động có kỹ thuật và công nhân lành nghề rất hiếm.Tính tự chủ trong tự tạo việc làm, tự tìm kiếm việc làm của ngƣời lao động chƣa đƣợc phát huy, trình độ tay nghề của ngƣời lao động nhìn chung còn thấp, tác phong làm việc chƣa phù hợp với quy trình sản xuất công nghiệp. Đối với khu vực miền núi còn tồn tại nhiều hạn chế

58

trong vấn đề việc làm. Với trình độ dân trí còn hạn chế, khả năng tiếp cận đào tạo nghề hạn chế, tác phong làm việc chƣa phù hợp với môi trƣờng công nghiệp, thụ động trong vay vốn tạo việc làm, tâm lý chƣa đƣợc yên tâm khi xa làng, bản làm ăn... Các yếu tố trên ảnh hƣởng rất nhiều đến khả năng có việc làm và nâng cao thu nhập.

3.3.10. Các chương trình, dự án của các tổ chức nước ngoài

Nguồn vốn ODA và vốn của các tổ chức phi Chính phủ (NGO) đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và khu vực huyện Duy Xuyên nói riêng.

 Nội dung các chƣơng trình, dự án

Đối với các dự án sử dụng vốn ODA: Trong thời gian qua, toàn tỉnh có 24 dự án ODA, đầu tƣ trên các lĩnh vực nhƣ: Xây dựng CSHT nông thôn; các tuyến giao thông; Cải thiện Môi trƣờng đô thị; Thủy lợi; hỗ trợ Giáo dục; Năng lƣợng nông thôn, Phòng chống thiên tai.

Đối với các dự án NGO: Trên địa bàn tỉnh có 19 Tổ chức phi Chính phủ hoạt động với 45 chƣơng trình, dự án. Các chƣơng trình, dự án chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực nhƣ: Phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực và viện trợ khẩn cấp. Chƣơng trình, dự án đều phát huy hiệu quả, phù hợp các định hƣớng ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều mô hình đƣợc thử nghiệm thành công, có tác dụng tích cực trong giảm nghèo và phát triển kinh tế nhƣ các mô hình về phòng tránh thiên tai, phát triển kinh tế hộ gia đình.

 Đánh giá tình hình thực hiện

Những kết quả đạt đƣợc: Công tác công tác xúc tiến, kêu gọi, tiếp nhận viện trợ từ nguồn vốn ODA và vốn từ các Tổ chức Phi Chính phủ đƣợc thực hiện tốt nên việc thu hút các nguồn vốn này đạt đƣợc những kết quả tốt. Bên cạnh các dự án với quy mô vốn lớn đƣợc triển khai lâu dài nhƣ các Dự án: Nƣớc sạch và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

59

Vệ sinh môi trƣờng; Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (Plan); Giảm nhẹ tính dễ tổn thƣơng do bão lũ gây ra (Tổ chức Tầm nhìn Thế giới); tỉnh đã kêu gọi một số tổ chức Phi Chính phủ tiếp tục tài trợ nhiều dự án có quy mô nhỏ nhƣ các dự án: Hỗ trợ chăm sóc mắt trẻ em (Tổ chức Fred Hollows Foundation); Xây dựng nhà hiệu bộ (Tổ chức Madison); Hỗ trợ xây dựng nhà tình thƣơng cho nạn nhân chất độc da cam, cựu chiến binh nghèo, phụ nữ nghèo.

Việc có định hƣớng đầu tƣ theo ngành và khu vực tốt cùng với những chính sách xúc tiến hợp lý và phù hợp với điều kiện, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thu hút.

Các chƣơng trình, dự án ODA và các tổ chức Phi Chính phủ đã đóng góp kinh phí, tình cảm, trách nhiệm của các tổ chức dành cho tỉnh là rất lớn; góp phần nâng cao số lƣợng chƣơng trình, dự án, nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển và tích lũy, học tập kinh nghiệm quản lý tiến bộ.

Những tồn tại, hạn chế: Tốc độ giải ngân và tiến độ thực hiện của đa số các dự án đều bị chậm (đặc biệt là trong năm 2007-2008) do những biến động về giá vật liệu, điều chỉnh dự toán đầu tƣ, các thủ tục đấu thầu theo yêu cầu của nhà tài trợ và năng lực vốn đối ứng hạn chế… đã ảnh hƣởng rất lớn đến tiến độ thực hiện. Tồn tại nhiều khó khăn, vƣớng mắc chậm đƣợc tháo gỡ, nhƣ: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đặc biệt là Dự án RE II, Dự án Cải thiện môi trƣờng; Một số định mức chi phí thấp so với thực tế nhƣng chậm đƣợc điều chỉnh làm ảnh hƣởng đến triển khai và tiến độ thực hiện; Một số quy định có sự khác biệt giữa Nhà tài trợ và Nhà nƣớc Việt Nam, nhƣ quy định về đấu thầu, về đền bù giải phóng mặt bằng, về biểu mẫu báo cáo; một số công việc phải chờ ý kiến của Nhà tài trợ, mất nhiều thời gian cũng làm chậm tiến độ thực hiện.

3.3.11. Đánh giá tổng hợp

Qua phân tích tình hình thực hiện mỗi chính sách, chƣơng trình, dự án đều cho thấy có những kết quả đạt đƣợc và tồn tại, hạn chế riêng. Phân nhóm theo

60

từng vấn đề để có thể đánh giá tổng quát về những ƣu điểm, tồn tại hạn chế trong việc ban hành và thực hiện nhƣ sau:

 Về chính sách, kế hoạch đầu tƣ - Ƣu điểm:

Đảng và Nhà nƣớc đã có sự quan tâm, đầu tƣ đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội khu vực Miền Trung- Tây Nguyên. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc đã có rất nhiều chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực này. Hiện nay, có khoảng 200 văn bản chính sách dân tộc từ quy phạm pháp luật đến công tác hƣớng dẫn đƣợc ban hành. Nhiều chính sách, chƣơng trình lớn nhƣ: Chƣơng trình 135, 134, 661… đã huy động hàng nghìn tỷ đồng đầu tƣ cho các xã ĐBKK, vùng đồng bào Dân tộc thiểu số nghèo miền núi, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh. Đời sống vật chất, văn hóa - tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Khởi đầu trong chuỗi đầu tƣ của giai đoạn 2006-2010 là Chƣơng trình 135, Chƣơng trình có vai trò tạo nền tảng cho sự phát triển, đã góp phần quan trọng làm thay đổi rất cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi.

Các chính sách, chƣơng trình, dự án đã góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của khu vực miền núi của tỉnh từ 51% năm 2006 xuống còn 37,23% vào năm 2010 (theo chuẩn mới).

- Tồn tại, hạn chế:

Có quá nhiều chính sách riêng lẻ trong cùng một thời gian diễn ra trên cùng địa bàn đầu tƣ. Một số chính sách với nhiều quy định chƣa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBKK, tập tục sinh hoạt, sản xuất của các vùng và năng lực quản lý ở cấp cơ sở. Việc hoạch định chiến lƣợc, lộ trình đầu tƣ còn hạn chế; thời gian triển khai các chính sách, chƣơng trình, dự án và bố trí vốn còn chậm. Theo thƣờng lệ, thời gian chu kỳ đầu tƣ của chính sách, chƣơng trình, dự án thƣờng là 5 năm. Tuy nhiên, có rất nhiều chính sách, chƣơng trình, dự án đƣợc ban hành từ

61

năm thứ 2, thứ 3 trong chu kỳ và việc triển khai thực hiện đến cơ sở thƣờng phải mất một thời gian dài; cộng với việc phân bổ ngân sách hàng năm chậm... đã ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện, hạn chế thực hiện đầu tƣ đồng bộ nên khó có thể hoàn thành các mục tiêu.

 Về công tác tổ chức thực hiện - Ƣu điểm:

Từ Trung ƣơng đến tỉnh, huyện và cơ sở đã xác định việc triển khai thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị.

- Tồn tại, hạn chế:

Công tác điều tra, khảo sát còn nhiều thiếu sót, dẫn đến chất lƣợng dự án đầu tƣ còn hạn chế. Công tác xác định đối tƣợng đầu tƣ còn nhiều bất cập. Việc khảo sát nhu cầu đầu tƣ theo nguyên tắc công khai dân chủ, tuân thủ quy trình trong phân định khu vực ở một số địa phƣơng chƣa đƣợc thực hiện. Thực hiện chƣa đồng bộ các nhiệm vụ của Chƣơng trình. Một số địa phƣơng nặng về đầu tƣ xây dựng CSHT, chƣa gắn việc đầu tƣ xây dựng công trình với quy hoạch, bố trí dân cƣ, nhiệm vụ phát triển sản xuất; các nhiệm vụ khác chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thể hiện trong tổng số vốn Chƣơng trình đã đầu tƣ cho các xã ĐBKK của tỉnh. Dự án Phát triển sản xuất thực hiện còn dàn trãi, nội dung chƣa phù hợp với điều kiện của từng vùng đầu tƣ.

Cơ chế, giải pháp lồng ghép các nguồn vốn chƣa đƣợc thực hiện tốt. Hiện tại, sự lồng ghép các nguồn vốn trên từng địa bàn tuy đƣợc vận dụng nhƣng chỉ mang tính nhỏ lẻ, còn vƣớng khá nhiều về cơ chế, chính sách và thiếu một hành lang pháp lý thống nhất trong quản lý các chƣơng trình, dự án.

Việc triển khai thực hiện chính sách có lúc, có nơi thực hiện chƣa kịp thời. Khoảng thời gian từ ngày chính sách, chƣơng trình, dự án ban hành ở Trung ƣơng đến địa phƣơng triển khai và chờ vốn bố trí là một quá trình dài về thủ tục hành

62

chính và bố trí ngân sách. Vì vậy, việc triển khai ở nhiều nơi còn chậm.

Nguồn nhân lực và năng lực thực hiện chƣa đƣợc củng cố trƣớc một bƣớc để đảm bảo việc thực hiện một cách hiệu quả. Chủ trƣơng đẩy mạnh việc phân cấp là đúng đắng, nhƣng với nguồn nhân lực hạn chế ở cơ sở, đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc tại miền núi nên đã ảnh hƣởng nhiều đến tổ chức thực hiện.

 Về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát - Ƣu điểm:

Ban chỉ đạo các chƣơng trình thực hiện thƣờng xuyên các nhiệm vụ trong quy chế hoạt động. Ban chỉ đạo Chƣơng trình các cấp trong tỉnh và các Sở, ngành liên quan đã chú trọng dành nhiều thời gian cho công tác quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện ở các cấp.

Việc phân cấp quản lý bƣớc đầu có hiệu quả. Từng bƣớc phân cấp cho cấp xã làm chủ đầu tƣ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và các công trình CSHT có quy mô nhỏ, kết cấu kỹ thuật đơn giản đã nâng cao kiến thức quản lý đầu tƣ và kỹ năng điều hành cho cán bộ, công chức cấp xã và thôn; đồng thời đã gắn trách

Một phần của tài liệu Ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương Nghiên cứu điển hình tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Trang 65)