Án phát triển giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương Nghiên cứu điển hình tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Trang 58)

Đề án đƣợc thực hiện theo chủ trƣơng của tỉnh, Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015.

 Mục tiêu, thời gian, phạm vi Đề án

- Mục tiêu: Thực hiện nhựa hóa, cứng hóa ít nhất 1.500 km tuyến đƣờng huyện, xã, thôn, khối phố, trong đó:

Đƣờng huyện: 500 km, đạt tiêu chuẩn cấp IV, V. Phấn đấu đến năm 2015 nhựa hóa, cứng hóa bình quân ít nhất 80% tuyến; Đƣờng xã, phƣờng, thị trấn (đƣờng xã): 750 km, đạt tiêu chuẩn đƣờng GTNT loại A, B. Phấn đấu đến năm 2015 cứng hóa mặt đƣờng BTXM bình quân ít nhất 80% tuyến; Đƣờng thôn, khối phố (Đƣờng thôn): 250 km, đạt tiệu chuẩn GTNT loại A, B. Từng bƣớc

49

cứng hóa mặt đƣờng BTXM, gạch hoặc cấp phối các tuyến đƣờng thôn, đƣờng ra đồng ruộng. Riêng đƣờng nội phố, bê tông hóa 100% các đƣờng hẻm nội thành.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 - 2015. - Phạm vi Đề án: 18/18 huyện, thành phố .  Đánh giá tình hình thực hiện

Những kết quả đạt đƣợc: Đề án triển khai phù hợp với chủ trƣơng và yêu cầu thực tiễn. Công tác chỉ đạo đƣợc tập trung thực hiện Chính quyền các cấp đã tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các cơ chế, chính sách đƣợc quán triệt sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nhất là chủ trƣơng huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở xã, phƣờng, thị trấn.

Những tồn tại, hạn chế: Nguồn vốn bố trí và huy động thấp so với nhu cầu nên khó hoàn thành kế hoạch: Nguồn vốn ngân sách bố trí đầu tƣ mặt đƣờng nhựa, đƣờng BTXM còn rất thấp so với kế hoạch. Do đó, đến năm 2014, tổng số Km trong toàn tỉnh đƣợc nhựa hoá, cứng hoá chƣa đạt yêu cầu: Đƣờng huyện đạt 65,14%; Đƣờng xã đạt 60,11% so với kế hoạch. Từ năm 2011, tỉnh giao kế hoạch vốn vay tín dụng ƣu đãi cho UBND các huyện và khấu trừ vào vốn XDCB hàng năm. Theo Đề án, đầu tƣ đƣờng xã thì vốn Ngân sách tỉnh bố trí (50% ở xã đồng bằng; 80% ở xã miền núi), còn lại ngân sách cấp huyện, cấp xã và các nguồn huy động của xã. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tƣ tại cấp huyện gặp khó khăn về vốn ngân sách của huyện, xã và huy động trong dân.

Đề án tập trung phần lớn dự án thực hiện trên địa bàn các huyện miền núi (chiếm 20/33 dự án giai đoạn 2009-2010) nhƣng chủ yếu thực hiện từ các nguồn: ngân sách tỉnh, Chƣơng trình 30a, Trái phiếu Chính phủ, Giao thông nông thôn 3, còn nguồn ngân sách huyện, xã và huy động trong dân với tỷ lệ rất thấp và hầu nhƣ không thực hiện đƣợc.

50

phức tạp, thiết kế và nguồn lực đầu tƣ thấp. Các tuyến đƣờng ở khu vực miền núi những năm qua chủ yếu đầu tƣ nền đƣờng và công trình thoát nƣớc, còn mặt đƣờng chƣa đƣợc đầu tƣ nên thƣờng bị hƣ hỏng sau mùa mƣa lũ.

Qua điều tra xã hội học, phần lớn ngƣời dân đều nhận thấy vai trò quan trọng của mạng lƣới giao thông và đánh giá mức độ “hiệu quả tốt” chiếm 50,1%. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho thấy hiệu quả các Đề án giao thông nông thôn còn hạn chế, chiếm 20,9% “chƣa hiệu quả lắm” và 30% “không hiệu quả”.

3.3.5. Đề án kiên cố hoá kênh mương- thuỷ lợi

Đề án đƣợc thực hiện theo chủ trƣơng của tỉnh, Đề án Chƣơng trình Kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi giai đoạn 2011-2015.

 Mục tiêu, thời gian, phạm vi Đề án

- Mục tiêu: Kiên cố hóa (KCH)500 km kênh mƣơng, trong đó: Kênh loại II: 53 km; Kênh loại III: 247 km. Kiên cố hóa đƣợc đầu tƣ từ chƣơng trình, dự án lồng ghép khác: 200 km.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 - 2015. - Phạm vi thực hiện18/18 huyện, thành phố.  Đánh giá tình hình thực hiện

Những kết quả đạt đƣợc: Đề án góp phần nâng cao năng lực tƣới tiêu, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng bào dân tộc miền núi đã bƣớc đầu tiếp cận, tận nguồn thủy lợi để thâm canh lúa nƣớc, trồng ngô, nuôi trồng thủy sản. Đề án đƣợc sự quan tâm chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị. Đƣợc sự đồng tình, hƣởng ứng của nhân dân, ngƣời dân nhiều nơi tỏ ra tích cực trong việc tham gia phần vốn 30-40% đóng góp, nhiều HTX chủ động vận động thu trƣớc khi có vốn hỗ trợ của tỉnh. Góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong xây dựng, khái thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Một số huyện miền núi nhƣ Tây Giang, Nam Giang, Bắc Trà My nhờ thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chƣơng trình khác triển khai trên địa bàn, nên đã huy động

51

đƣợc nguồn vốn lớn để thực hiện đạt và vƣợt mục tiêu Đề án.

Những tồn tại, hạn chế: Phƣơng án cân đối nguồn vốn để thực hiện mục tiêu chƣa khả thi. Việc huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân vùng hƣởng lợi ở các huyện miền núi là rất khó, do đời sống nhân dân còn nghèo, nguồn vốn góp của các địa phƣơng cũng hạn chế. Vì vậy, khả năng cân đối ngân sách chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu để thực hiện theo chƣơng trình. Bộ máy thực hiện chƣa đảm bảo yêu cầu. Do thiếu cán bộ chuyên môn thủy lợi và không có bộ phận chuyên trách đầu tƣ XDCB nên các hồ sơ thủ tục, lập hồ sơ thiết kế chậm và cơ chế quản lý tài chính còn lúng túng. Sự phối hợp giữa các Sở, ngành chƣa chặt chẽ. Cơ chế kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nghiêm túc.

3.3.6. Chương trình khuyến nông, khuyến ngư.

Chƣơng trình Khuyến nông, khuyến ngƣ đƣợc thực hiện theo Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về Khuyến nông, khuyến ngƣ.

 Nội dung, thời gian và phạm vi chƣơng trình

- Nội dung: Thông tin, tuyên truyền; Bồi dƣỡng, tập huấn và đào tạo; Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ; Tƣ vấn và dịch vụ; Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngƣ.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 - 2010. - Phạm vi chƣơng trình: Áp dụng trên toàn tỉnh.  Đánh giá tình hình thực hiện

Những kết quả đạt đƣợc: Hệ thồng công tác KN - KN đƣợc phân cấp từ tỉnh đến cơ sở. Cấp cơ sở có hình thành mạng lƣới Trạm khuyến nông và khuyến nông viên cơ sở. Thu hút đƣợc nhiều tổ chức nƣớc ngoài tài trợ cho các chƣơng trình, dự án KN - KN với nguồn kinh phí đầu tƣ đáng kể trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nƣớc còn hạn chế; góp phần giúp cho ngƣời dân tiếp cận đƣợc tiến bộ kỹ thuật công nghệ để triển khai sản xuất nhằm cải thiện đời sống.

52

đƣợc khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất. Nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh thâm canh nhằm tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển.

Ngƣời dân tiếp cận đƣợc thông tin sản xuất và thị trƣờng. Đặc biệt là việc thành lập và duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ khuyến nông đã giúp nông dân có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

Một số mô hình đƣợc triển khai trên địa bàn huyện Duy Xuyên tuy không nhiều nhƣng bƣớc đầu đã có những dấu hiệu tích cực, nhƣ: Mô hình chăn nuôi trâu, bò có chuồng nhốt và dự trữ rơm rạ làm thức ăn; Chăn nuôi heo Móng Cái có chuồng nhốt, nuôi heo ky; cá nƣớc ngọt. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây keo trồng rừng sản xuất đã đƣợc bà con đồng bào áp dụng thực hiện tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Những tồn tại, hạn chế: Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh về công tác KN - KN chƣa đƣợc thực hiện tốt. Cơ chế thu hút và chế độ đối với độ ngũ khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên chƣa thực hiện tốt.

Tính liên kết giữa các tổ chức khuyến nông với chính quyền địa phƣơng, các ngành liên quan chƣa đƣợc phát huy tốt. Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở trong việc triển khai, hỗ trợ nông dân mở rộng mô hình sản xuất sau trình diễn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

Nhiều mô hình trình diễn chƣa đƣợc nhân rộng sản xuất. Việc trình diễn mô hình chƣa gắn chặt với tƣ vấn các hình thức huy động nguồn vốn ƣu đãi, thông tin thị trƣờng, nên ngƣời dân không có nguồn vốn để đầu tƣ mở rộng, hay khi mở rộng sản xuất thì không có thị trƣờng tiêu thụ hoặc giá cả quá thấp gây thua lỗ.

Khả năng tiếp thu hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác, thông tin thị trƣờng và áp dụng các mô hình để triển khai thực hiện trên địa bàn miền núi còn rất hạn chế. Xuất phát từ trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, tiềm lực hạn chế, lực

53

lƣợng khuyến nông viên cơ sở mỏng, nên công tác khuyến nông - khuyến lâm chƣa thực sự đƣợc triển khai sâu rộng trong cộng đồng dân cƣ.

3.3.7. Một số dự án đầu tư phát triển y tế trên địa bàn huyện Duy Xuyên.

Trong những năm gần đây, đã có một số chƣơng trình hỗ trợ đầu tƣ hệ thống cơ sở hạ tầng y tế để nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho nhân dân.

 Nội dung một số dự án

- Dự án Y tế nông thôn: thực hiện theo Quyết định số 644/QĐ-TTg ngày 30/5/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ.

+ Mục tiêu: Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực khám chữa bệnh ở nông thôn. + Thời gian thực hiện: Từ năm 2003- 2008.

+ Quy mô dự án thực hiện trên địa bàn các huyện, gồm 11 công trình. Nguồn vốn từ ngân sách cân đối của địa phƣơng cùng với sự đầu tƣ của tỉnh

- Đề án xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác giai đoạn 2008 – 2010, theo Quyết định của thủ tƣớng và tỉnh Quảng Nam.

+ Mục tiêu của Đề án: Đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp về CSHT, mua sắm trang thiết bị và nâng cao năng lực chuyên môn cho độ ngũ cán bộ y tế của một số Bệnh viện đa khoa tuyến huyện nhằm đƣa các dịch vụ kỹ thuật y tế gần dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo, ngƣời dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa đƣợc tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lƣợng ngày một tốt hơn, đồng thời giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

+ Thời gian thực hiện: Từ 2008 - 2010.

+ Quy mô dự án trên địa bàn tỉnh: Có các dự án, gồm: Bệnh viện ĐKKV Sơn Hà; Bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện Minh Long; BVĐK Sơn Tịnh; BVĐK Tƣ Nghĩa; BVĐK Mộ Đức; BVĐK Đặng Thùy Trâm.

54

+ Mục tiêu: Nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế, cải thiện kỹ năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em.

+ Thời gian thực hiện: Từ 2009 - 2013.

+ Quy mô dự án trên địa bàn tỉnh: Tỉnh Quảng Nam có 4 Dự án Bệnh viện đa khoa. Dự án sử dụng vốn ODA (Ngân hàng phát triển Châu Á) là 51,106 triệu đồng; vốn đối ứng trong nƣớc là 5,678 triệu đồng.

 Đánh giá tình hình thực hiện

Những kết quả đạt đƣợc: Trong thời gian qua, với sự đóng góp của nhiều dự án đầu tƣ phát triển y tế, ngành y tế nói chung và lĩnh vực khám chữa bệnh trong tỉnh nói chung và các bệnh viện khu vực, bệnh viện tuyến huyện (đặc biệt là khu vực miền núi) đã có những tiến bộ rõ nét, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, hệ thống cung cấp dịch vụ y tế đƣợc mở rộng, tỷ lệ ngƣời ốm đƣợc chăm sóc y tế tăng lên; ngƣời bệnh ngày càng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế; nhiều dịch bệnh đƣợc khống chế cơ bản hoặc đƣợc loại trừ; sức khỏe và tuổi thọ của ngƣời dân đƣợc nâng lên.

Những tồn tại, hạn chế: Tỉnh chƣa thực hiện tốt chính sách ƣu đãi phù hợp để thu hút các thành phần kinh tế tham gia công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, tham gia đầu tƣ các cơ sở y tế trên địa bàn. Ngân sách đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị còn hạn chế so với nhu cầu thực tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế huyện chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ, còn lạc hậu, chƣa đủ khả năng giải quyết hết các bệnh thông thƣờng, các bệnh chuyên khoa đặc thù. Nguồn nhân lực đội ngũ y, bác sĩ còn thiếu về số lƣợng và chất lƣợng. Đặc biệt, tuyến huyện và xã khu vực miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách thu hút cán bộ y, bác sĩ về đứng Trạm y tế xã miền núi chƣa đảm bảo thu hút, động viên an tâm công tác.Hệ thống trạm y tế miền núi nhiều nơi xuống cấp, thiết bị lạc hậu hạn chế khả năng khám chữa bệnh ban đầu cho

55 nhân dân.

3.3.8. Chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

Chƣơng trình đƣợc thực hiện theo Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2006-2010.

 Nội dung, thời gian, phạm vi chƣơng trình

- Nội dung: Cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn. - Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 - 2010.

- Phạm vi thực hiện trên địa bàn tỉnh: Toàn tỉnh.  Đánh giá tình hình thực hiện

Những kết quả đạt đƣợc: Các dự án đã triển khai xây dựng hoàn thành giải quyết cơ bản một số vùng nông thôn thiếu nƣớc sinh hoạt, cung cấp đảm bảo đủ nhu cầu về nƣớc sinh hoạt cho nhân dân. Từng bƣớc cải thiện đời sống, sức khoẻ cho nhân dân tại các vùng dự án, đặc biệt là giải phóng đƣợc một phần sức lao động cho phụ nữ và trẻ em tham gia công việc gia đình. Các dự án đƣợc đầu tƣ có quy mô lớn hơn so với các năm trƣớc đây.

Về vệ sinh môi trƣờng đã đạt đƣợc mục tiêu của kế hoạch đề ra. Công tác vệ sinh môi trƣờng nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức và đƣợc cụ thể hóa bằng hành động trong sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

Công tác truyền thông và tập huấn đào tạo cán bộ đạt đƣợc khá cao. Nhận thức về vệ sinh môi trƣờng đã đƣợc nâng cao trong nhân dân, các hoạt động về môi trƣờng đã đƣợc nhân dân hƣởng ứng và thực hiện.

Đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong cải thiện chất lƣợng cuộc sống của đồng bào. Ngƣời dân đƣợc giải phóng sức lao động nhờ hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt tập trung và phân tán đến nơi ở.

Những hạn chế, tồn tại: Công tác khảo sát và thiết kế chƣa đƣợc thực hiện tốt làm ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ và việc sử dụng lâu bền công trình. Tuy

56

nhiên, do chất lƣợng khảo sát, thiết kế, chất lƣợng hồ sơ chƣa tốt nên còn một số công trình nƣớc sạch không phát huy hiệu quả. Công tác chuẩn bị đầu tƣ còn kéo dài, việc khởi công chậm dẫn đến tiến độ giải ngân hàng năm không đạt kế hoạch. Chƣa thực hiện tốt nội dung phân công phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo. Chƣơng trình vệ sinh môi trƣờng và công tác truyền thông - giáo dục chƣa đƣợc chú trọng. Hằng năm

Một phần của tài liệu Ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương Nghiên cứu điển hình tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)