Kiến nghị giải pháp hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Giao kết Hợp đồng trong đấu thầu theo Pháp luật Việt Nam (Trang 79)

Trên cơ sở định hướng chung đã trình bày ở trên tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng trong đấu thầu và việc áp dụng pháp luật trên thực tế tại Việt Nam.

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về đấu thầu nói chung và giao kết hợp đồng trong đấu thầu nói riêng.

75

Hệ thống pháp luật về đấu thầu đã được xây dựng khá hoàn chỉnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế trong hoạt động đấu thầu, chưa hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích cho các chủ thể trong việc áp dụng pháp luật. Để quá trình giao kết hợp đồng trong đấu thầu được thực hiện minh bạch, công bằng và đem lại hiệu quả cần nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về đấu thầu. Cụ thể xem xét việc điều chỉnh các nội dung sau:

- Rút ngắn thủ tục thực hiện

Cải cách và đơn giản hoá thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ ta trong những năm qua và đang được tiếp tục thực hiện. Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010, Nghị quyết số 70/NQ- CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ đều khẳng định nội dung này. Thực tế hiện nay thủ tục thực hiện đấu thầu còn dài dòng và nặng nề về hình thức. Trong trường hợp thông thường, để giao kết được một hợp đồng đấu thầu với giá trị trung bình các bên mất từ 90 đến 120 ngày. Việc kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu không chỉ lãng phí tiền của Nhà nước mà còn ảnh hưởng tới giá thành các nguyên, nhiên vật liệu và sản phẩm trên thị trường, trong trường hợp xác định dự toán không hợp lý Chủ đầu tư còn phải nghiên cứu và điều chỉnh dự toán. Bởi vậy nên rút ngắn thủ tục thực hiện đấu thầu nói chung và giao kết hợp đồng trong đấu thầu nói riêng để tạo thuận lợi và hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, căn cứ trên tính chất gói thầu, các bên có thể kết hợp các bước thực hiện công việc để rút ngắn thời gian thực hiện đấu thầu. Tất nhiên việc rút bớt thời gian thực hiện đấu thầu vẫn phải đảm bảo chất lượng, tính cạnh tranh và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

- Phân cấp, quy định chặt chẽ về chủ thể tham gia trong quá trình giao kết.

76

Như chúng ta đã biết, Chủ đầu tư là chủ thể có vai trò rất quan trọng trong việc giao kết hợp đồng, là đại diện của người quản lý và sử dụng vốn tổ chức thực hiện việc đấu thầu nói chung và giao kết hợp đồng trong đấu thầu nói riêng. Các bước có tính chất quyết định trong quá trình giao kết đều do chủ đầu tư quyết định, như phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả trong đấu thầu. Do đó, cần xác định chính xác và khoa học chủ thể đóng vị trí chủ đầu tư trong đấu thầu. Hiện nay theo Luật Đấu thầu, chủ đầu tư được hiểu là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện các dự án. Để đảm bảo hiệu quả, nên xác định chủ đầu tư phải là người được Nhà nước giao vốn để xây dựng dự án, đồng thời là người trực tiếp quản lý, sử dụng khai thác dự án, trường hợp không có đủ năng lực cho phép thuê tư vấn để thực hiện.

- Quy định cụ thể, khoa học về đảm bảo tính độc lập của các chủ thể tham gia giao kết:

Nghị định 85/2009/NĐ-CP đã hướng dẫn khá chi tiết cách thức xác định tính độc lập của nhà thầu tham gia đấu thầu tại Điều 3. Tuy nhiên cần có sự phân biệt rõ khi quy định tính độc lập để đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu và độc lập để đảm bảo khách quan trong thực hiện. Quy định về tính độc lập của đơn vị tư vấn khi thực hiện nên phân biệt thành các nội dung với định hướng quy định như sau: (i) Tư vấn kỹ thuật nên khuyến khích tính liên tục, kế thừa để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình thực hiện, tuy nhiên vẫn không được làm giảm tính cạnh tranh trong trường hợp tuyển chọn tư vấn không thông qua đấu thầu cạnh tranh; (ii) Đối với tư vấn thẩm định, thẩm tra, giám định... nên yêu cầu tính độc lập hoàn toàn để đảm bảo khách quan, minh bạch trong đấu thầu.

77

Như đã phân tích ở trên, kết quả lựa chọn thầu chủ yếu phụ thuộc vào giá bỏ thầu; không có sự phân biệt, ưu tiên cho nhà thầu có điểm số cao hơn về mặt kỹ thuật. Điều này trong nhiều trường hợp làm giảm hiệu quả công tác đấu thầu. Ngoài ra, việc xác định chí phí thấp nhất hoặc giá đánh giá thấp nhất trên cùng một mặt bằng đối với các gói thầu mua sắm, xây lắp mà có đối tượng là hàng hóa, vật tư, công trình có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thiết bị hiện đại là rất khó trong bối cảnh đầu tư nóng, phân cấp mạnh như hiện nay. Do đó, đối với các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì việc xác định xếp hạng chủ yếu vẫn dựa trên mức giá ban đầu hoặc lượng hóa một cách “tùy tiện”, trừ một số đơn vị chuyên nghiệp hoặc thuê tư vấn chuyên nghiệp thực hiện. Bởi vậy, Luật cần chỉ ra các khung pháp lý có tính nguyên tắc để xác định giá đánh giá thống nhất, minh bạch; cơ quan quản lý thống kê phải đưa ra hệ thống số liệu thống kê, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở tham chiếu và tính toán giá đánh giá phù hợp.

3.3.2 Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, điều hành công tác đấu thầu

Thành công của công tác đấu thầu nói chung và giao kết hợp đồng trong đấu thầu nói riêng tùy thuộc phần không nhỏ vào năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu.

Như chúng ta đã biết yếu tố con người là gốc rễ quyết định thành công trong việc thực hiện bất kỳ đường lối chính sách, hay áp dụng pháp luật nào. Để quá trình giao kết hợp đồng thầu tuân thủ quy định pháp luật, diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cần đội ngũ cán bộ có năng lực pháp luật và kinh nghiệm chuyên sâu về đấu thầu. Điều này được thể hiện vĩ mô từ việc lựa chọn phương thức đầu thầu phù hợp, chia kế hoạch đấu thầu thành các gói thầu hợp lý tới việc đánh giá, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. Đấu thầu là lĩnh vực nhiều lợi ích, do đó, ngoài năng

78

lực cần tăng cường tuyên truyền, xây dựng, lựa chọn đội ngũ cán bộ có tâm huyết và đạo đức trong việc quản lý công tác đấu thầu. Muốn vậy, Nhà nước cần hoàn thiện các yêu cầu về hồ sơ năng lực của cán bộ, tăng cường về cả số lượng và chất lượng các chương trình đào tạo cán bộ trong đấu thầu. Tránh tình trạng mua bán chứng chỉ chợ tràn lan trên thị trường hiện nay.

Cần nâng cao mức sống cho đội ngũ cán bộ, công nhận tương xứng đối với thành quả cống hiến trong lĩnh vực này. Đồng thời phải có biện pháp giám sát kiểm tra thường xuyên, chế tài xử phạt nghiêm minh, có sức mạnh răn đe nhằm hạn chế tình trạng vụ lợi, vi phạm pháp luật trong quá trình giao kết hợp đồng trong đấu thầu.

Cần có biện pháp tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho chủ đầu tư, bên mời thầu để đảm bảo thực hiện tốt việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện kiểm tra, rà soát điều kiện và năng lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Tăng cường công tác quản lý đấu thầu theo trách nhiệm được phân cấp. Chấn chỉnh và củng cố đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đấu thầu, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu tại các Bộ, ngành và địa phương theo phân cấp đã được quy định cụ thể.

Kết luận Chƣơng 3

Qua phân tích về thực trạng giao kết hợp đồng trong đấu thầu hiện nay có thể thấy tình trạng vi phạm pháp luật về đấu thầu còn diễn ra khá phổ biến, thậm chí nhiều nơi chủ đầu tư, bên mời thầu còn lúng túng khi đưa ra hướng dẫn và giải quyết vướng mắc phát sinh. Sự chồng chéo về hệ thống văn bản, non yếu về trình độ chuyên môn và hấp dẫn của các lợi ích kinh tế đã đẩy quá trình giao kết – quá trình xác lập và xây dựng hợp đồng đấu thầu giữa các bên – thành quá trình dọn đường móc ngoặc ăn chia tài sản Nhà nước. Không chỉ

79

thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước mà còn tạo hậu quả khôn lường cho hàng hóa, công trình được tượng hình qua quá trình giao kết.

Để tăng cường hiệu quả trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng trong đấu thầu cần có phương hướng hoàn thiện pháp luật, thống nhất quy định tại các văn bản pháp lý, đồng thời bổ sung các quy định hướng dẫn nghiệp vụ để thuận tiện cho quá trình giao kết. Hiện đang có khuynh hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu nhằm quy định hợp lý hơn về công tác đấu thầu. Việc sửa đổi nên dựa trên nền tảng pháp luật hiện hành, thống nhất với các văn bản luật có tính cơ sở như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại… Bên cạnh đó cần chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ về năng lực và đạo đức công việc. Phải có cơ chế thanh tra, kiểm sát hữu hiệu, thường xuyên nhằm hạn chế tới mức tối đa các biểu hiện vi phạm trong đấu thầu.

80

KẾT LUẬN

Giao kết hợp đồng trong đấu thầu là trung tâm của quá trình đấu thầu, là nơi gặp gỡ, thể hiện yêu cầu và năng lực của chủ đầu tư và nhà thầu. Giao kết hợp đồng có vai trò rất quan trọng đối với thành công của quá trình đấu thầu nói riêng và sự phát triển công bằng, cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.

Như chúng ta đã biết giao kết hợp đồng trong đấu thầu là quá trình tìm hiểu ý chí và xác lập hợp đồng giữa các bên, do đó, có thể thấy đây là nơi gặp gỡ giữa người mua (Chủ đầu tư) và người bán (nhà thầu) thông qua cạnh tranh. Đây là cơ sở quan trọng để xác lập nền kinh tế phát triển lành mạnh, tự do và bình đẳng. Giao kết hợp đồng trong đấu thầu nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt vấn đề chuyên môn hóa và năng lực kinh doanh của bên bán và năng lực đánh giá sản phẩm của bên mua. Từ đó, tạo môi trường kinh doanh thông thái và chuyên nghiệp hơn. Xét một cách gián tiếp còn góp phần vào công cuộc hội nhập của kinh tế Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới khi xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, công bằng.

Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động giao kết hợp đồng đối với quá trình đấu thầu, luận văn đã đi vào tìm hiểu, phân tích tiến trình, các nguyên tắc và các đặc điểm cơ bản của quá trình giao kết. Qua đó đánh giá về tính phù hợp của luật với thực tiễn áp dụng trong thực tế. Hiện nay hoạt động đấu thầu và giao kết hợp đồng trong đấu thầu diễn ra rất phổ biến nhưng tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn tồn tại cho thấy sự bất cập của hệ thống văn bản hướng dẫn. Cần thực hiện hoàn thiện pháp luật hướng dẫn về giao kết hợp đồng trong đấu thầu, đảm bảo sự thống nhất trong các quy định pháp lý, hướng dẫn và tạo điều kiện tối đa cho các bên khi tham gia giao kết. Ngoài ra cần nâng cao năng lực của chủ đầu tư khi thực hiện dự án, vai trò hướng dẫn,

81

quản lý, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Hi vọng rằng trong thời gian tới, hoạt động đấu thầu ở nước ta sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế và tiến tới xoá bỏ các tiêu cực trong đấu thầu, đảm bảo hiệu quả khi thực hiện đấu thầu nguồn vốn Nhà nước.

Đề tài “Giao kết Hợp đồng trong Đấu thầu theo pháp luật Việt Nam” là một đề tài khá rộng và phức tạp về cả mặt lý luận và thực tiễn. Cần có sự tìm hiểu tổng hợp hệ thống văn bản pháp luật, liên hệ với thực tiễn áp dụng của các bên khi tham gia giao kết. Bởi vậy, trong khuôn khổ đề tài này, tác giả mong muốn đưa ra cái nhìn khái quát tổng hợp nhất về quá trình giao kết, các quy định pháp lý và việc thực hiện trên thực tế cùng một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện. Hi vọng Luận văn đã phần nào truyền tải được ý đồ xây dựng của tác giả.

82

Một phần của tài liệu Giao kết Hợp đồng trong đấu thầu theo Pháp luật Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)