Pháp luật về giao kết hợp đồng có vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn cho các chủ thể khi thực hiện giao kết đồng thời đảm bảo hiệu quả và giá trị khi sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng trong đấu thầu có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong phạm vi luận văn này, tôi xin trình bày một số phương thức để hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng trong đấu thầu.
3.2.1 Kế thừa giá trị pháp luật hiện hành, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm pháp lý trên thế giới.
Xuất phát từ thực tiễn áp dụng tại Việt Nam hiện nay, tôi nhận thấy việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật giao kết hợp đồng trong đấu thầu có vai trò rất quan trọng. Việc sửa đổi này cần tuân thủ nền tảng pháp luật hiện hành, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nguyên tắc pháp luật trên thế giới.
Giao kết hợp đồng trong đấu thầu phải tuân thủ các hướng dẫn về giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, trước hết là Bộ luật Dân sự hiện hành, tuân thủ các nguyên tắc và tư duy pháp lý được thể hiện xuyên suốt các văn bản. Ngoài ra thực tiễn hoạt động kinh doanh của nước ta cũng có nhiều điểm đặc thù. Luật Đấu thầu và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành nhìn chung đã tạo nền tảng pháp lý khá ổn định trong việc điều chỉnh công tác đấu thầu trong nước. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định phát sinh từ thực tiễn
73
áp dụng luật. Bởi vậy, việc sửa đổi, hoàn thiện rất cần thiết nhưng cần điều chỉnh trên nền tảng pháp luật hiện hành, tiếp thu có chọn lọc các nguyên tắc pháp luật trên thế giới. Ví dụ vấn đề các phương thức đấu thầu (hình thức giao kết hợp đồng) Luật Đấu thầu quy định phương thức 2 túi hồ sơ chỉ áp dụng đối với lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) hướng dẫn áp dụng phương thức đấu thầu này đối với cả mua sắm hàng hóa, xây lắp, kể cả gói thầu phức tạp như EPC. Quy định như vậy bởi tính hiệu quả của đấu thầu 2 túi hồ sơ, vừa giảm tác động của yếu tố chào giá tới quá trình đánh giá kỹ thuật vừa giảm thiểu rủi ro các điều chỉnh giá do sai lệch trong đánh giá thầu. Nhà thầu có thể tự hiệu chỉnh một số sai lệch kỹ thuật có thể chấp nhận được thay vì chủ đầu tư phải tự lượng hóa để tính giá đánh giá và sẽ làm rõ với nhà thầu khi hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của đấu thầu 2 túi hồ sơ, không ít nhà nghiên cứu đề xuất phải quy định lại quy trình đấu thầu hai giai đoạn theo hướng đấu thầu 2 túi hồ sơ, 1 giai đoạn, sau khi đánh giá kỹ thuật có thể cho phép nhà thầu chào bổ sung cho phần sai lệch kỹ thuật. Tuy nhiên, việc sửa đổi này chỉ phát huy tác dụng tối đa khi chúng ta đảm bảo được vấn đề công khai, minh bạch trong đấu thầu tại Việt Nam, đào tạo, nâng cao năng lực của chủ đầu tư và các tổ chức hỗ trợ trong đấu thầu.
3.2.2 Hoàn thiện các quy định đảm bảo sự tương xứng, thống nhất với các quy định pháp luật.
Như chúng ta đã biết, hiện nay hệ thống văn bản pháp lý quy định về đấu thầu và giao kết hợp đồng trong đấu thầu khá đồ sộ do nhiều cấp, cơ quan ban hành từ Quốc hội tới Chính Phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chưa kể các lĩnh vực chuyên biệt, địa phương chuyên biệt lại có thêm nhiều quy định riêng. Giữa các văn bản này còn tồn tại sự chênh lệch và thiếu đồng bộ nhất định. Do đó, đối với việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng trong đấu
74
thầu cần đảm bảo sự thống nhất, tương xứng giữa các văn bản pháp luật, điều chỉnh nhất quán hoạt động đấu thầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia đấu thầu. Điển hình có không ít báo cáo về việc phải thống nhất quy định Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng. Hội viên Tổng hội Xây Dựng Việt Nam có ý kiến về yêu cầu thống nhất giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu về tên gọi trong luật, nội dung, quá trình đấu thầu, hợp đồng khi giao kết … Cụ thể hơn, báo cáo đánh giá của nhóm chuyên gia độc lập (gồm đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Cục quản lý Đấu thầu, Sở Kế hoạch Đầu tư) về việc rà soát Luật Đấu thầu đưa ra nhận định có sự khác biệt giữa các quy định của Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng. Nhóm chuyên gia đưa ra dẫn chiếu về sự thiếu thống nhất trong các nội dung về điều chỉnh hợp đồng tại Điều 57 Luật Đấu thầu và Điều 109 Luật Xây dựng. Cả hai điều này đều mang tên “Điều chỉnh hợp đồng…” nhưng nội dung thiếu thống nhất, chưa phân biệt được nguyên tắc ký bổ sung, hiệu chỉnh để “Điều chỉnh hợp đồng”, vẫn còn sự nhầm lẫn giữa việc phải điều chỉnh hợp đồng và các nội dung có thể dự liệu và quy định tại hợp đồng. Do đó, để đạt được sự thống nhất, nên lấy quy định trong Bộ luật Dân sự là nền tảng cho quy định chung về hợp đồng và giao kết hợp đồng. Xem xét lại toàn bộ các điều khoản trong Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng liên quan đến giao kết hợp đồng để đảm bảo sự thống nhất với Bộ luật Dân sự và các văn bản khác, phù hợp với thực tiễn áp dụng.